Aa

Những phong cách biệt thự nổi tiếng thế giới (Phần hai)

Thứ Sáu, 21/05/2021 - 14:00

Mỗi loại hình kiến trúc biệt thự qua từng thời kỳ lại mang một thông điệp riêng biệt. Cùng Reatimes tìm hiểu những phong cách biệt thự nổi tiếng trên thế giới, mang đậm dấu ấn lịch sử.

1. Phong cách Nữ hoàng Queen Anne

Phong cách Nữ hoàng Anne sẽ khiến biệt thự giống như một lâu đài. Bắt nguồn từ những phong cách được tìm thấy ở Anh và Pháp và sau đó nâng cao lên như có tòa tháp, pháo đài trên tầng hai, các chi tiết được trang trí công phu, tỉ mỉ và tinh xảo. Đặc biệt ngôi nhà sẽ được thiết kế thêm phòng ngắm cảnh (vọng lâu).

Phong cách Nữ hoàng Anne

Những căn biệt thự có phong cách Nữ Hoàng Queen Anne thường trông giống một tòa lâu đài với những trang trí công phu và chạm khắc phù điêu tinh xảo. Nhiều tầng nhà được thiết kế bất đối xứng, có hiên bao quanh, còn cửa sổ thì nhô ra. Điểm nhấn là vọng lâu (phòng ngắm cảnh) thiết kế trong tòa tháp, pháo đài hoặc chóp vòm ở tầng hai của căn nhà. Nguyên liệu để xây dựng rất đa dạng từ đá, gạch, gỗ,… còn màu sắc luôn giữ nét tương phản cao để khiến cho kết cấu ngôi nhà trông nổi bật. Như cái tên của nó, phong cách Nữ hoàng Anne dành cho những chủ nhà thích sự sang trọng hoàng gia. 

2. Phong cách Shingle

Phong cách Shingle bắt nguồn từ New England(vùng đông bắc Hoa Kỳ). Tường bên ngoài được làm bằng gỗ hoặc màu của các gân tường được sơn bằng một màu duy nhất.Tuy nhiên, hình dạng của mái nhà khá phức tạp với một đầu hồi không đối xứng, có khi mái được gấp khúc với 2 độ dốc. Cửa sổ lớn và có trần vòm cao.

Phong cách Shingle

3. Phong cách Dutch Colonial (Thuộc địa Hà Lan)

Phong cách thuộc địa Hà Lan bắt nguồn từ New York và New Jersey. Phong cách thuộc địa Hà Lan bắt nguồn từ những người Hà Lan di cư sang Mỹ vào đầu những năm 1600, được gìn giữ và lan rộng đến tận ngày hôm nay. Điểm dễ nhận biết nhất là mái nhà đặc trưng Gambrel (mái 2 tầng) với đỉnh mái dốc nhẹ rồi đột ngột chuyển thành dốc đứng. Kết cấu khung nhà khéo léo với hai tầng mái tạo thêm được không gian sống ở gác xép. Cửa sổ mái được chia thành các ô kính nhỏ, có những cây cột và một cổng vòm ở bên trái và bên phải của lối vào và một ống khói trên mái nhà. Hãy chọn phong cách này nếu bạn thích sự kết hợp vô cùng sáng tạo giữa kiểu nhà nông thôn cổ điển và phong cách thành thị hiện đại. 

Dutch Colonial

4. Phong cách Craftsman

Phong cách Craftsman được xây dựng từ năm 1905 đến 1930, đang hồi sinh kể từ năm 2017, được sinh ra ở Nam California. Phần mái trông nhẹ nhàng hơn, các dầm được trang trí để lộ ra và mái nhà theo phong cách Craftsman có mái hiên rộng. Đa phần của nội thất là đồ gỗ, trần nhà để lộ hệ vì kèo. Các cột trụ trên hiên nhà được làm thon. Không giống như phong cách lấy cảm hứng từ phong cách cổ điển, Craftsman không có sự đối xứng. Kính màu được sử dụng và các cửa sổ ở trên được chia khung nhỏ, nhưng các cửa sổ ở dưới là một mảnh kính đơn.

Craftsman

5. Phong cách Neo-classical

Phong cách Neo-classical tân cổ điển được lấy cảm hứng từ Hy Lạp cổ đại, La Mã cổ đại và thời kỳ Phục Hưng. Tường ngoài được làm từ nhiều loại vật liệu bên cạnh các vật liệu truyền thống như gạch, vữa, đá và gỗ thì nhựa tổng hợp “Vinyl” đôi khi được sử dụng. Các cổng được dẫn bởi các trụ cột đến lối vào và thiết kế mang tính đối xứng. Các cửa sổ trên mỗi tầng cách đều nhau mà không cần có quá nhiều mảng kính lớn.

Neo-Classical

6. Phong cách thuộc địa Pháp

Phong cách thuộc địa Pháp có tầm ảnh hưởng rất lớn và được xây dựng rộng rãi ở Hoa Kỳ. Toàn bộ tòa nhà có thiết kế cân đối, các chi tiết đối xứng với nhau và cửa ra vào có mái dốc, đầu cửa cong. Các cửa ở tầng một là cửa sổ kiểu Pháp hai cánh đặt dưới sát sàn tầng một trông như cửa đi và các cửa sổ ở tầng hai thường dài dọc theo chiều đứng.

Phong cách thuộc địa Pháp
Tại Việt Nam, phong cách này rất phổ biến, có những chi tiết thiết kế riêng để phù hợp với tính chất khí hậu nhiệt đới của nước ta. Đặc biệt tại các thành phố như Hà Nội, TP.HCM, Nha Trang, Đà Lạt... vẫn còn rất nhiều các căn biệt thự phong cách thuộc địa Pháp có tuổi thọ cao và độc đáo./.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top