Aa

Những thư viện lâu đời nhất thế giới vẫn hoạt động đến ngày hôm nay

Thứ Sáu, 20/07/2018 - 12:57

Với những người yêu sách, những thư viện hoành tráng và lâu đời luôn là một thế giới đầy thú vị để khám phá. Đó không chỉ là nơi lưu giữ những đầu sách tinh hoa của nhân loại, mà còn là một di sản về kiến trúc và văn hóa của thời đại.

1.Thư viện dòng tu Saint Mang, Đức

 Thư viện dòng tu Saint Mang sở hữu những nét cổ kính của một tu viện

Thư viện dòng tu Saint Mang sở hữu những nét cổ kính của một tu viện

Ra đời từ thế kỉ thứ 9, thư viện dòng tu Saint Mang có tiền thân là một tu viện. Tu viện này được sửa sang thành một nhà thờ theo phong cách Baroque vào đầu những năm 1700 trong phong trào Phản cải cách.1

Đầu những năm 1800, khi các hoàng tử của Oettingen-Wallerstein nắm quyền kiểm soát tu viện, bộ sưu tập sách và các bản thảo đầu tiên đã bị mang đi. Hiện nay, chúng đang được lưu trữ tại Đại học Augsburg.

2.Thư viện đền Haeinsa, Hàn Quốc

Thư viện này lại mang đậm phong cách phương Đông và sở hữu những bộ kinh Phật đồ sộ

Thư viện này lại mang đậm phong cách phương Đông và sở hữu những bộ kinh Phật đồ sộ

Thư viện đền Haeinsa nằm trên núi Gaya được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Thư viện sở hữu một bộ sưu tập kinh Phật khổng lồ. Bộ kinh được khắc trên 80.000 tấm gỗ từ thế kỉ 13, gồm 6.568 tập và 52 triệu kí tự mà không có một lỗi sai nào. Ngôi đền được xây từ thế kỉ 15 để bảo quản bộ tài liệu quý giá này.

3.Thư viện Malatesta, Ý

Thoạt nhìn, người ta có thể lầm tưởng đây là một nhà thờ cổ

Thoạt nhìn, người ta có thể lầm tưởng đây là một nhà thờ cổ

Thư viện Malatesta ở Cesena, Ý thậm chí còn ra đời trước khi con người phát minh ra in ấn. Được xây dựng vào thế kỉ 15, đây là thư viên công cộng lâu đời nhất thế giới còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay.

Với lối thiết kế mang phong cách đặc trưng của thời kì Phục hưng giai đoạn đầu, thư viện có 58 chiếc bàn theo kiểu ghế dài trong nhà thờ và bộ sưu tập 341 bản sách khắc bằng tay. Hiện nay, thư viện lưu trữ hơn 400.000 hiện vật, bao gồm 287 ấn bản được in trước năm 1501, 3.200 ấn bản in vào thế kỉ thứ 16, cũng như tài liệu, sách vở cá nhân của Giáo hoàng Pius VII.

4.Thư viện Đại học Trinity, Ireland

Trần nhà cao chứa đầy những sách khiến người ghé thăm phải choáng ngợp

Trần nhà cao chứa đầy những sách khiến người ghé thăm phải choáng ngợp

Khánh thành vào năm 1732, thư viện Đại học Trinity vốn có trần thạch cao bằng phẳng. Nhưng theo thời gian, khi bộ sưu tập sách ngày càng trở nên khổng lồ, thư viện cần được mở rộng để tăng sức chứa. Năm 1860, trần nhà của thư viện được nâng lên, xây thành hình mái vòm. Người ta tận dụng những tầng trên để chứa sách, tạo nên một không gian rộng lớn, choáng ngợp.

5.Thư viện Codrington, Anh

Thư viện được đặt theo tên của

Thư viện được đặt theo tên của "nhà tài trợ" hào phóng Christopher Codrington

Đại học All Souls thuộc Viện Đại học Oxford được thành lập bởi vua Henry VI và tổng giám mục Canterbury vào năm 1438. Nhưng đến năm 1710, thư viện của trường mới nhận được một khoản tài trợ lớn từ Christopher Codrington, trị giá 10.000 bảng (khoảng 300 triệu đồng).

Với số tiền này, người ta đã xây dựng lại tòa nhà và mua thêm 12.000 đầu sách. Tòa nhà thư viện mới được thiết kế bởi Nicholas Hawksmoor, hoàn thành năm 1752. Thư viện hiện đang sở hữu 185.000 đầu sách, khoảng 1/3 trong số đó được in trước năm 1800.

6.Thư viện Đại học Liepzig, Đức

Tòa nhà này đã trải qua một lịch sử đầy chông gai

Tòa nhà này đã trải qua một lịch sử đầy chông gai

Thư viện Đại học Liepzig, Đức được thành lập năm 1542 bởi hiệu trưởng Caspar Borner. Thư viện lưu trữ 5 triệu đầu sách, khoảng 7.200 cuốn tạp chí và các bộ sưu tập đáng giá khác. Năm 1891, thư viện được di dời về địa điểm hiện tại, được xây dựng lại với phong cách tân thời, tinh tế.

Tuy nhiên, trong Thế chiến II, tòa nhà gần như bị phá hủy. Đến năm 2002, thư viện chính thức mở cửa trở lại sau một thời gian dài tu sửa và nâng cấp.

7.Thư viện George Peabody, Hoa Kỳ

Kiến trúc 5 tầng nguy nga và tráng lệ

Kiến trúc 5 tầng nguy nga và tráng lệ

Khi nhà thiện nguyện George Peabody cho xây dựng Viện Peabody dành riêng cho các công dân Baltimore để đáp lại lòng tốt và sự hiếu khách của họ, thư viện George Peabody cũng được khai sinh. Khánh thành năm 1878, công trình kiến trúc tuyệt vời này được thiết kế bởi Edmund G. Lind và thị trưởng Nathaniel H. Morison.

Thư viện gây ấn tượng bởi 5 tầng nhà có lan can sắt, nhìn xa trông như một chiếc bánh cưới khổng lồ cao gần 20 mét. Nơi đây lưu trữ hơn 300.000 đầu sách, hầu hết trong số đó có niên đại từ thế kỷ 18 đến đầu thế kỷ 20.

8.Thư viện Sainte-Genevieve, Pháp

Đây là nơi nghiên cứu và học tập của sinh viên Đại học Paris danh giá

Đây là nơi nghiên cứu và học tập của sinh viên Đại học Paris danh giá

Thư viện Sainte-Genevieve nằm tại trung tâm du lịch Pantheon, Paris, được thiết kế bởi Henri Labrouste vào năm 1843. Đây là công trình công cộng đầu tiên sử dụng lối kiến trúc khung sắt. Thư viện thừa kế bộ sưu tập gồm hơn 2 triệu tài liệu từ Viện Abbeye de Sainte-Genevieve được thành lập từ thế kỉ thứ 6.

Hiện tại, thư viện Sainte-Genevieve là nơi nghiên cứu và tham khảo chủ yếu cho những sinh viên may mắn được theo học tại Đại học Paris.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top