Aa

Nước mắm cao cấp tăng trưởng đột phá bất chấp dịch Covid-19

Thứ Ba, 05/05/2020 - 07:10

Quý I/2020, doanh thu dòng nước mắm cao cấp của Masan như Chinsu, Nam Ngư chỉ dẫn địa Phú Quốc tăng trưởng bất chấp dịch bệnh, để người tiêu dùng biết, Việt Nam có một món ăn mang tinh hồn quốc túy như thế.

Nước mắm cao cấp tăng trưởng bất chấp dịch bệnh

Masan đang kinh doanh khoảng 15 sản phẩm với các nhãn hàng khác nhau theo các nhóm hàng chính gồm: Gia vị, thực phẩm tiện lợi, thịt chế biến, cà phê, đồ uống (không cồn), bia. Những mặt hàng này thuộc Công ty TNHH Masan Consumer Holdings (MCH), công ty nắm giữ mảng hàng tiêu dùng và đang chi phối thị trường nước mắm, nước tương, mì gói…

Có thể nói, trong tình hình dịch bệnh nhiều nhãn hàng và doanh nghiệp bị ảnh hưởng nhưng Masan vẫn nỗ lực cung ứng lương thực thực phẩm đều đặn ra thị trường bằng cách tăng công suất tối đa hoạt động sản xuất của các nhà máy trong hệ thống Masan nhằm đảm bảo đáp ứng các sản phẩm thiết yếu cho nhu cầu tiêu dùng của người dân.

Nước mắm luôn được đặt chính giữa trong mâm cơm của người Việt.

Chiến lược đẩy mạnh marketing của MCH đã phát huy hiệu quả rõ rệt khi các thương hiệu nước mắm Nam ngư, nước tương Chinsu, các loại mì như những “con gà đẻ trứng vàng" giúp Masan tăng trưởng nhanh chóng.

Chính vì thế, trong Quý I/2020, doanh thu thuần của MCH đạt mức tăng trưởng 22,4%. Đặc biệt là ngành hàng thực phẩm tiện lợi tăng đến 59,7%. 

Theo số liệu của Kantar Worldpanel, khoảng 97% gia đình Việt Nam trong khu vực đô thị sử dụng nước mắm trong bữa ăn hàng ngày. Trước đây, Masan chủ yếu tập trung sản xuất loại nước mắm bình dân và tăng trưởng chủ yếu ở phân khúc này. Tuy nhiên, thời gian vừa qua, danh mục nước mắm cao cấp như Chinsu, Nam Ngư chỉ dẫn địa lý Phú Quốc lại tăng trưởng  bất chấp dịch bệnh, tăng từ mức 12% trong Quý 1/2019 lên 14% trong Quý 1/2020. Con số này cho thấy, người tiêu dùng đã dần chú trọng đến sản phẩm cao cấp của Masan trong bữa cơm gia đình.

Chỉ dẫn địa lý để bảo tồn đặc sản quê hương

Giữa năm 2013, nước mắm Phú Quốc được Bộ Khoa học & Công nghệ và Liên minh Châu Âu EU bảo hộ tên gọi xuất xứ tại tất cả các nước thành viên. Đây cũng là sản phẩm chỉ dẫn địa lý đầu tiên của Việt Nam được công nhận và bảo hộ tại EU. Tại Phú Quốc có khoảng 50 - 60 nhà thùng được quyền dán nhãn chỉ dẫn địa lý.

Sản phẩm "chỉ dẫn địa lý" là một tấm vé bảo hộ cho một sản phẩm chất lượng, có xuất xứ từ địa phương đó. Sản phẩm chỉ dẫn địa lý đạt tiêu chuẩn đúng chất "hồn Việt", từ nguyên liệu, nơi sản xuất cho đến quá trình thanh trùng, công đọan chiết nước mắm đều theo một quy chuẩn nghiêm ngặt được đặt ra bởi Hiệp hội Nước mắm Phú Quốc: 85% là cá cơm; ướp muối ngay trên tàu khi vừa đánh bắt; thùng muối mắm phải là thùng gỗ bời lời, dên dên… Thời gian ủ chượp 9 - 12 tháng hoàn toàn tự nhiên. Quy trình sản xuất phải theo chuỗi và được truy xuất nguồn gốc rõ ràng.

Nhà thùng lớn của Nam Ngư Phú Quốc

Ông Phạm Quốc Thanh – Chủ tịch Hội Nước mắm Phú Quốc cho biết: “Trước đây, người làm nước mắm truyền thống thường chượp cá trong chum, trong vại nhưng vì chum vại không đủ lớn nên chất lượng nước mắm sẽ có mùi vị không đúng, làm biến đổi mùi vị và chất lượng không đạt. Khi xây dựng tiêu chuẩn làm nước mắm thì bên Hội nước mắm Phú Quốc đã tham mưu cho người làm mắm phải ủ chượp vào thùng gỗ thì mới đảm bảo được chất lượng nước mắm”.

Ông Thanh cho rằng, nhãn chỉ dẫn địa lý để người dùng tin tưởng hơn vào các sản phẩm đặc sản nước mắm của vùng này. Quy trình cấp dán nhãn chỉ dẫn địa lý cho sản phẩm cũng được thực hiện vô cùng nghiêm ngặt để người tiêu dùng có thể đặt niềm tin vào sản phẩm.

“Huyện đảo Phú Quốc có thành lập bộ phận giám sát trong và một tổ giám sát ngoài. Khi đơn vị muốn cấp tem bảo hộ dán nhãn địa lý thì hai tổ này sẽ phối hợp kiểm tra thùng chượp của nhà thùng có đạt chất lượng hay không, tỷ lệ cá như thế nào, ủ chượp có đủ tháng thì có cấp tem hay không…

Theo quy định, nhãn của từng nhà thùng cũng có mã số, khi quét mã code thì sẽ ra thông tin ngày giờ ủ chượp, lô hàng nào chượp ngày nào. Mỗi cơ sở có một mã số riêng do đó không thể nào làm giả và lẫn với nhau được”, ông Thanh cho biết thêm.

Sản phẩm chỉ dẫn địa lý người dùng nhớ mặt đặt tên nhiều nhất là Nam Ngư nước mắm cốt. Đây cũng là đơn vị sản xuất nước mắm cốt chỉ dẫn địa lý lớn nhất Việt Nam.

Nam Ngư đã đặt tại Phú Quốc 448 thùng ủ chượp lớn, có tổng sức chứa trên 10.000 tấn cá, nhằm tạo ra sản phẩm Nam Ngư nước mắm cốt chỉ dẫn địa lý Phú Quốc mới, lưu giữ trọn vẹn hương vị đặc trưng của nước mắm truyền thống hơn 200 năm lịch sử.

Nước mắm cốt chỉ dẫn địa lý có mùi thơm nhẹ và màu cánh gián đặc trưng. Vị mặn và ngọt đậm kèm theo vị béo tự nhiên, có hậu ngọt béo của đạm tự nhiên và béo của mỡ cá. Và quan trọng nhất là nó mang hương vị của hồn dân tộc Việt mà không loại nào có thể thay thế.

Dây chuyền sản xuất nước mắm Nam Ngư chỉ dẫn địa lí Phú Quốc

Những giọt nước mắm đậm vị của người Việt đã có từ thế kỷ 18, trường tồn qua bao đời. Rồi khi những chai nước mắm truyền thống không đủ cung cấp cho hàng triệu người thì nước mắm truyền thống sản xuất trên dây chuyền công nghiệp ra đời – như một cách đưa đặc sản đất Việt đến với người tiêu dùng nhanh chóng và thuận tiện hơn.

Để có được chai nước mắm trên mâm cơm của triệu gia đình người Việt, những nhà sản xuất nước mắm truyền thống trên dây chuyền công nghiệp lớn như Nam Ngư, Chinsu áp dụng công nghệ tiên tiến nhất nhưng vẫn dựa trên cơ sở cách làm cổ truyền của người dân Phú Quốc, để cái nghề quý báu của cha ông không bị mai một, mà tinh hồn quốc túy vẫn đọng lại trong từng giọt nước mắm thơm.

Quy trình sản xuất nước mắm chỉ dẫn địa lý Nam ngư vô cùng chặt chẽ.

Sau khi những cư dân cần mẫn kéo lưới cá đầu tiên lên khoang tàu, sẽ chọn lọc những mẻ cá tươi ngon, ít tạp và ướp với muối tinh ngay trên thuyền theo đúng tỷ lệ vàng 3 cá 1 muối. Việc ướp cá ngay khi lúc cá vẫn còn sống sẽ giữ nguyên được độ đạm cao nhất trong từng con cá.

Sau đó, mẻ cá ướp này (gọi là chượp) sẽ được đưa vào thùng chứa, xả đủ nước, phủ lên trên một lớp muối dày và ghi rõ thông số ngày tháng ủ chượp. Quá trình ủ chượp được đảm bảo vệ sinh vô cùng chặt chẽ, ngay từ khâu chọn gỗ thùng đựng.

Thùng gỗ được làm từ các loại gỗ dẻo dai, thớ mịn, thân không cong không vênh và có thể chịu độ mặn tốt. Hơn nữa, nó cũng không độc hại và không có mùi lạ dù ủ cá lâu ngày.

Quy trình ủ chượp tiêu chuẩn như của nhà thùng Nam Ngư là 9 - 12 tháng. Sau thời gian này, nước mắm mới được rút. Ban đầu là nước mắm nguyên cốt có độ đạm cao, tiếp đến là nước mắm long có độ đạm thấp hơn. Sau đó, các loại nước mắm mới được trộn lại để có độ đạm theo tiêu chuẩn.

Công đoạn tiếp theo là thanh trùng kép. Chai nước mắm trên mọi gian bếp Việt để được lâu hay không là nhờ vào quá trình này vì chỉ cần vi sinh trong nước mắm có cơ hội sinh trưởng thì ngay lập tức nước mắm sẽ bị hỏng.

Nước mắm sẽ được thanh trùng bằng hệ thống lọc hiện đại công nghệ nước ngoài nhằm tiêu diệt những vi sinh vật gây hại như vi khuẩn, virus, nấm men, nấm mốc. Sau khi thanh trùng nước mắm được cho thêm một chút chất điều vị, phụ gia trong mức cho phép theo quy định của Bộ Y tế.

Dây chuyền công nghiệp tham gia vào quá trình làm nước mắm để rút ngắn công đoạn sản xuất, còn bản chất của nước mắm hoàn toàn không thay đổi để khi những chai nước mắm ra thị trường thì nó sẽ là “người cộng sự” để bữa cơm gia đình hoàn thiện hơn.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top