Theo đó, ô tô bay hay Airbus là một chiếc máy bay tự lái cá nhân, dự kiến sẽ được đưa ra thử nghiệm vào cuối năm năm như một giải pháp để những con đường huyết mạch đối đầu với ùn tắc.
Airbus lần đầu tiên được đưa ra ý tưởng bởi giám đốc sáng tạo của tập đoàn không gian vũ trụ, ông Tom Enders vào ngày 16/1 tại Hội thảo Công nghê số DLD ở Munich.
Trong suốt bài thuyết trình của mình, Enders cho biết Airbus đang được phát triển với công nghệ không người lái và sử dụng trí thông minh nhân tạo. Từ đó, nó có thể mở ra một tương lai cho ngành sản xuất hàng loạt ô tô bay trên toàn thế giới.
“Một trăm năm trước, phương tiện giao thông đô thị đã có thể đi dưới lòng đất (phương tiện giao thông ngầm). Và bây giờ chúng ta có công nghệ trong tay thì việc di chuyển trên không trung (bằng phương tiện cá nhân) là điều hoàn có thể”, Enders cho biết thêm. Đồng thời, ông cũng khẳng định sự tin tưởng vào công ty của mình sẽ hoàn thành việc sáng chế, sản xuất và thử nghiệm phương tiện giao thông cá nhân trên không đầu tiên trên thế giới vào cuối năm nay.
“Chúng ta đã có rất nhiều kinh nghiệm, kiến thức, vì vậy, chúng ta nên nắm lấy cơ hội phát triển quan trọng này. Nếu chúng ta lờ nó đi, chắc chắn đó sẽ là một sự hối tiếc lớn”.
Sự phát triển của Airbus chắc chắc sẽ có ảnh hưởng tích cực đến sự quy hoạch thành phố và cơ sở hạ tầng giao thông vì đơn giản, nó không yêu cầu chính phủ “rót” hàng tỷ USD để nâng cấp cầu đường, Enders nhận định.
Được biết, Airbus đang được phát triển trong dự án Vahana – đi đầu bởi công ty Urban Air Mobility. Mục tiêu của dự án là tạo ra những chiếc xe có khả năng bay với kích thước nhỏ hơn trực thăng nhưng số người chở được là tương đương.
Airbus cũng được áp dụng công nghệ "cất cánh và hạ cánh thẳng đứng" giống máy bay trực thăng để đưa hành khách từ di chuyển trong các thành phố vốn bị ách tắc cục bộ.
Dự kiến, đến 2021, Airbus sẽ chính thức ra đời và được sản xuất hàng loạt.
Người hỗ trợ thiết kế kiểu dáng của Airbus sẽ là NTK Paul Priestman.