Sau thời gian chạy thử nghiệm, sáng 31/12/2017, Sở GTVT Hà Nội đã chính thức đưa tuyến xe buýt nhanh BRT chạy bến Yên Nghĩa - Kim Mã vào hoạt động phục vụ nhu cầu đi lại của người dân.
Tuyến BRT đi vào hoạt động được kỳ vọng sẽ góp phần thay đổi thói quen sử dụng phương tiện của người dân thủ đô, góp phần xây dựng nếp sống văn minh, hiện đại.
Để xe BRT hoạt động hiệu quả, các phương tiện giao thông khác không được phép đi vào làn đường riêng dành cho xe BRT.
Điều này dẫn tới hình ảnh xe ô tô xếp hàng dài trước điểm đèn tín hiệu giao thông. (Ảnh chụp trên đường Tố Hữu hướng đi Lê Văn Lương)
Bên cạnh đó, tình trạng lộn xộn, vi phạm quy định phân luồng giao thông trên tuyến BRT xuất hiện liên tục.
Các phương tiện xe máy đi vào làn xe BRT.
Giao thông lộn xộn trên đường Lê Văn Lương.
Xe ô tô "chặn" đầu xe buýt nhanh BRT...
Trong khi các phương tiện ô tô xếp hàng dài di chuyển, nhiều xe máy đã tự "giải thoát" điểm ùn ứ bằng cách đi vào làn xe BRT.
Và tạt đầu xe BRT rất nguy hiểm.
Hoặc nối đuôi xe BRT vượt qua điểm ùn ứ trên đường Tố Hữu.
Nhiều phương tiện cũng đã nối hàng dài di chuyển trong làn xe BRT đi qua nhà chờ.
Tại điểm đèn tín hiệu trên đường Tố Hữu, các phương tiện ùn ứ, bủa vây xe BRT chờ đèn xanh.
Điều đặc biệt, hình ảnh PV Reatimes ghi nhận trên đường Tố Hữu này không phải rơi vào giờ cao điểm.
Nhưng nhiều phương tiện xe máy di chuyển trên vỉa hè, thoát cảnh ùn ứ.
Do đoạn đường Tố Hữu rơi vào tình trạng giao thông ùn ứ, khiến nhiều phương tiện xe máy phải đi lên vỉa hè.
Bên cạnh đó, nhiều hành khách xe BRT chưa đi đúng quy định.
Nhảy rào vào nhà chờ xe BRT.
Phát biểu tại buổi lễ khánh thành tuyến BRT vừa qua, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Quốc Hùng cho biết: “Để xe buýt BRT khai thác một cách hiệu quả, lực lượng Thanh tra giao thông (Sở GTVT Hà Nội) phải phối hợp chặt chẽ với Phòng Cảnh sát giao thông phân làn, tính toán điều chỉnh biển báo, tín hiệu đèn để xe buýt hoạt động thuận lợi. Đồng thời điều chỉnh những bất cập trên tuyến, phù hợp với hạ tầng giao thông Hà Nội để khai thác đạt hiệu quả”.