Ông Phạm Nhật Vượng: “Chúng ta cần những tọa độ hội tụ sức mạnh quốc gia“

Ông Phạm Nhật Vượng: “Chúng ta cần những tọa độ hội tụ sức mạnh quốc gia“

Nguyễn Thành Công
Nguyễn Thành Công Congnguyenthanhyb@gmail.com
Thứ Bảy, 08/08/2020 - 08:00
title 1

Đây là lần thứ hai, PGS. TS. Trần Đình Thiên - thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, nhận lời chia sẻ với chúng tôi về ông Phạm Nhật Vượng và Vingroup. Cuộc trò chuyện lần trước diễn ra cách đây gần 2 năm, khi những chiếc ô tô VinFast vừa ra mắt được vài ngày. Lần này, dưới con mắt của chuyên gia từng nhiều năm đứng đầu Viện Kinh tế Việt Nam và trực tiếp tư vấn cho Chính phủ những vấn đề hệ trọng của kinh tế đất nước, ông chia sẻ ý kiến về việc Vingroup bắt tay vào một dự án phát triển mới, Dự án Đô thị biển Cần Giờ, mà nhiều người gọi là “hành trình tiến ra biển”.

Một cách nghiêm túc và có trách nhiệm, ông lý giải theo cách của mình những khó khăn, những hoài nghi mà các ý kiến phản biện đang đặt ra trước dự án. Ông nói về tầm nhìn và khát vọng chinh phục mà Phạm Nhật Vượng đặt vào Dự án này – khát vọng mà Ông gọi là “định hình một tọa độ hội tụ sức mạnh quốc gia”.

Cuộc trò chuyện cởi mở, thẳng thắn, không bị những thiên kiến kiểu “lập trường, quan điểm” chi phối. Trong những ngày Covid này, khi nền kinh tế đang phải đương đầu với những khó khăn chưa từng thấy, thật hay là câu chuyện vẫn chứa đầy tinh thần lạc quan về một cơ hội và triển vọng bứt phá mạnh mẽ cho nền kinh tế Việt Nam, cho trí tuệ và khát vọng Việt Nam.

 

- Tôi vừa đọc xong cuốn sách được ông tặng, cuốn “Bí ẩn của Vốn: Vì sao chủ nghĩa tư bản thành công ở phương Tây và thất bại ở mọi nơi khác”. Đọc xong, tôi nhận thấy tác giả cuốn sách – Hernando De Soto, một nhà kinh tế học nổi tiếng, chỉ tìm cách lý giải một điều: Tại sao lại chỉ có một số ít nước trở thành giàu có, còn đa số các nước vẫn nghèo? Tại sao đa số người nghèo mãi không thoát được số phận đau khổ của mình? Ở những đất nước này, dù vật lộn thế nào, qua nhiều thế kỷ, vẫn cứ tồn tại nghịch cảnh: Người nghèo rất khó thoát nghèo, khó thoát nghèo ngay trên chính mảnh đất đầy sự giàu có tiềm năng, trong đó, tiềm năng lớn nhất chính là đất.

Gần đây, ở Việt Nam, Nhà nước đã quyết liệt hơn, mạnh dạn giải phóng các nguồn lực, trong đó có nguồn lực đất đai, khỏi những trói buộc thể chế, để thứ tài sản “bất động” này, là “con nhộng vàng” như C. Mác gọi, hóa thân thành vốn, thành tài sản “động”. Có vẻ như nước ta đã bắt đầu tiếp cận đến một trong những cách thức quan trọng nhất để thoát nghèo.

Tôi muốn đề cập đến việc Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý xây dựng Khu Du lịch lấn biển Cần Giờ (Dự án Cần Giờ) trị giá hơn 9 tỷ USD do Vingroup làm chủ đầu tư - được coi là dự án lớn nhất của Việt Nam trong năm 2020. Để “đánh thức” Cần Giờ, Vingroup đã phải mất nhiều năm thuyết phục Chính phủ phê duyệt. Trước đó, một số ý kiến trái chiều được đặt ra về địa điểm được coi là “lá phổi” của TP.HCM.

Thưa ông, trước nay, người ta hay thấy Vingroup thường chọn những vị trí “đất vàng” để đầu tư, nhưng lần này, chọn Cần Giờ có phải là một sự mạo hiểm?

PGS. TS. Trần Đình Thiên: Mỗi thời, khái niệm “đất vàng” lại thay đổi. Thời nông nghiệp lúa nước truyền thống, đất Thái Bình, Nam Định, Hải Dương là “đất vàng” – do đồng bằng có lợi thế để trồng lúa, phát triển nông nghiệp truyền thống. Trong khi đó, những địa phương miền núi như Sơn La, Hòa Bình hầu như không có lợi thế để phát triển nền nông nghiệp này. Những địa phương đó được liệt vào loại “khó khăn”, tức là rất khó phát triển.

Nhưng hiện giờ, tình thế bắt đầu đảo ngược. Sơn La trồng nhãn, chanh leo, phát triển du lịch, Hòa Bình trồng cam đặc sản, nuôi bò Nhật Bản, khai thác lòng hồ thủy điện… Nuôi trồng các loại cây, con đặc sản, sạch, sử dụng công nghệ cao nên các tỉnh này tiến ra thị trường với lợi thế lớn. Họ “đảo thế”, “trở mình” nên “ăn to” hơn Thái Bình, Hưng Yên, ít nhất cũng từ góc độ nông nghiệp cũ và nguồn lực truyền thống. Rõ ràng là lợi thế, đặc biệt là lợi thế đất đai, đã thay đổi theo thời đại. Thái Bình, Hải Dương hay Hưng Yên, nông nghiệp bắt đầu thấy “khó đua” với Sơn La hay Gia Lai, Đắk Lắk rồi.

Nhưng điển hình nhất của việc “lật ngược tình thế” có lẽ là Ninh Thuận. Một vùng đất cằn cỗi, nghèo khó, hầu như chỉ có nắng gió, lũ lụt và bão tố. Khó khăn không thể tưởng tượng. Đến đây mới thấy người dân làm nông nghiệp khổ cực như thế nào. Nhưng ở Ninh Thuận hiện nay, thời đó đang đi nhanh vào quá khứ. Đất cằn vì hạn, vì quá nhiều nắng và gió – những bất lợi thế tuyệt đối đối với nền nông nghiệp truyền thống đó giờ đây lại biến thành thế mạnh khác thường: Ninh Thuận đang trở thành “vương quốc” của điện gió và điện mặt trời, của du lịch đẳng cấp cao, đang làm giàu nhờ chính những thứ đã từng làm nghèo mảnh đất này suốt nhiều thế kỷ.

Phân tích như vậy để thấy, mỗi thời có cách tư duy về lợi thế khác nhau. Những người tiên phong, nhờ tầm nhìn vượt trước, thường nhìn thấy “vàng” ở những chỗ tưởng như “đã kiệt cùng năng lực phát triển” theo lối truyền thống.

Gần đây, nhờ chuyển sang thời đại phát triển mới – thị trường, hội nhập, công nghệ cao, ở Việt Nam xuất hiện ngày càng nhiều người có năng lực nhìn và hành động như vậy. Ông Trần Bá Dương khởi nghiệp làm ô tô Trường Hải ở vùng đất toàn cát, gió và nắng Chu Lai. Ông Nguyễn Đăng Cường làm giàu nhờ nuôi hàng vạn con vịt trời ở vùng đất thuần nông nghèo khó Thuận Thành (Bắc Ninh). Tôi chỉ nêu 2 ví dụ vươn lên từ hai hoàn cảnh khác nhau, đại diện cho rất nhiều ví dụ tương tự đang có ở nước ta.

Đối với trường hợp ông Phạm Nhật Vượng, có lẽ Cần Giờ không phải là lựa chọn hành động đầu tiên của ông theo kiểu tạo lợi thế phát triển từ một vùng bất lợi thế. Dự án ô tô VinFast đã từng là một lựa chọn tương tự cách đây mấy năm. Từ vùng đất ngập mặn hoang hóa ở An Hải, Hải Phòng, nơi mà theo thước đo truyền thống, giá trị đất là không đáng kể, ông đã dựng nên Khu Công nghiệp ô tô VinFast rộng 800ha, chỉ sau chưa đầy một năm khởi công. Điều đó giống như một kỳ tích công nghiệp hiện đại. Phạm Nhật Vượng đã biết nhìn thời thế, nhận diện đúng những xu thế tương lai để tạo lợi thế phát triển từ vùng đất đầy “bất lợi thế” hiện tại.

Nhưng VinFast, như chúng ta biết, không phải là ví dụ duy nhất về cách tư duy và hành động khác thường của Phạm Nhật Vượng.

Trở lại với Dự án Khu Du lịch biển Cần Giờ, chưa bàn đến chi phí, lợi nhuận hay câu chuyện đánh đổi, việc lựa chọn Cần Giờ của ông Phạm Nhật Vượng dường như đã thể hiện một tầm nhìn khác thường. Đó là việc “quyết chọn” một tọa độ nói chung là “khó chấp nhận”, dù nhìn từ góc độ nào, kinh tế hay văn hóa – xã hội, để thực hiện một dự án phát triển tầm cỡ.

box 1

Cần Giờ là một vị trí “khó nhằn”, nhiều bất lợi thế về phương diện đầu tư, nhất là đối với những dự án “vượt tầm” kiểu như dự án Vingroup định làm – nền đất quá yếu, mặt bằng không có, thiếu nước ngọt, thiếu kết nối giao thông.

Địa điểm thực hiện dự án lại thuộc khu vực “nhạy cảm”, đặc biệt là về môi trường – gần rừng ngập mặn “ram sa” quốc tế, gần khu dự trữ sinh quyển quốc gia, là tọa độ “chắn sóng ngăn gió” cho cả TP.HCM phía đất liền.

Không hề ngẫu nhiên khi cho đến giờ, Cần Giờ vẫn còn nhiều “nguyên sơ” đến vậy. Nói hình ảnh một chút, đó là mảnh đất mà về phương diện đầu tư phát triển, chỉ dành cho những kẻ “điên rồ”.

Theo cách nhìn như vậy có thể thấy, ông Phạm Nhật Vượng làm dự án này với một tầm nhìn khác, không theo logic thông thường.

Nhưng trong thời đại này, theo tôi, nếu nhìn theo cách như thế, khi xử lý được vấn đề đánh đổi, chúng ta sẽ có một dự án phát triển tuyệt vời, có thể tạo sức bật rất lớn, không chỉ cho Vingroup hay TP.HCM, mà cho cả quốc gia.

- Hàn Quốc được biết đến với thế mạnh kinh tế biển. Trong các nỗ lực tạo lập và khai thác thế mạnh ấy, cuộc lấn biển của Chủ tịch tập đoàn Hyundai Chung Ju Yung được coi là một kỳ tích. Có một so sánh về quy mô lấn biển lịch sử cho thấy, công cuộc tiến ra biển lần này của Việt Nam ở Cần Giờ chẳng thấm tháp gì. Một bên lấp hẳn một cái vịnh, với một diện tích khổng lồ 16.000ha, hy sinh toàn bộ hệ sinh thái tại đây; còn một bên chỉ là tiến ra biển từ một bãi triều, diện tích chưa đến 3.000ha... Ông nghĩ sao về sự so sánh này?

PGS. TS. Trần Đình Thiên: Tôi cho rằng, so sánh như thế nhiều khi không đầy đủ, thậm chí là khập khiễng. Quy mô dự án không phải là thứ đặt bên cạnh nhau để biện minh cho sự hợp lý. Dự án nếu không hợp lý thì nằm ở lý do khác. Nếu diện tích chỉ gần 3.000ha mà gây tổn hại quá nhiều cho thành phố và môi trường thì cũng không được phép làm.

Vấn đề quan trọng liên quan đến sự đánh đổi. Hàn Quốc giải quyết được sự đánh đổi đó nên không có vấn đề gì. Khi Vingroup làm dự án này, không thể đem ví dụ Hyundai ra để nói rằng họ làm 16.000ha, mình chỉ làm có 3.000ha, nhằm nhò gì đâu, sao Việt Nam hẹp hòi thế. Làm dự án 3.000ha có sự đánh đổi của 3.000ha. Con kiến nhỏ bé cũng có giá trị sinh mạng như của con voi. Tất cả mọi thứ đều có giá trị riêng của nó.

Vấn đề là ở chỗ, như tôi được biết, dự án của Vingroup hiện nay đã có tính luận chứng khá cao. Nhưng nếu có những vấn đề đặt ra, Dự án lại phải tiếp tục luận chứng.

Tôi có những lập luận của tôi, từ góc nhìn tổng thể và dài hạn. Tôi thấy cách nhìn của ông Phạm Nhật Vượng khi làm dự án này rất đáng được cổ vũ và cần được ủng hộ. Nhưng Dự án cần nghiêm túc trả lời những vấn đề mà các nhà phản biện đã và đang đặt ra. Đương nhiên là với những phản biện có tính xây dựng, chứ không phải với những ý kiến phản đối “lấy được”, theo kiểu “xúc đất đổ đi”.

- Nói như vậy nghĩa là ông đã nhìn ra hướng đi và tầm nhìn của ông Phạm Nhật Vượng tại dự án Cần Giờ?

PGS. TS. Trần Đình Thiên: Trước hết cần khẳng định: Cách tiếp cận của dự án Cần Giờ phải đặt trong lợi ích phát triển của một vùng, của đất nước trong bối cảnh khu vực và thế giới đang chuyển động.

Tôi muốn nhấn mạnh rằng, đây là dự án rất lớn để chúng ta phải nhìn nhận và đánh giá nó ở tầm quốc gia – khu vực, theo nghĩa Dự án này, khi hoàn thành sẽ kích hoạt phát triển cả một vùng đóng vai trò “động lực quốc gia”.

Tất nhiên, phải đo lường ảnh hưởng của Dự án đến đời sống người dân, đến rừng ngập mặn. Phải đánh giá nghiêm túc tác động môi trường của Dự án. Chắc chắn tác động này sẽ rất lớn và tiêu cực nếu hành động sai. Thử hình dung mức độ xói lở đất đai nếu dự án hút hàng trăm triệu mét khối cát ở sông Tiền, sông Hậu để đổ nền đô thị. Nội vấn đề này thôi đã là một “đại vấn đề” phải được giải trình công khai, minh bạch.

Theo như tôi biết, Dự án có cách tiếp cận để hạn chế đến mức cao nhất các tác động tiêu cực, sẵn sàng giải trình những điểm hoài nghi, lo lắng chính đáng một cách có trách nhiệm.

box 2

Nhưng điều quan trọng là cách nhìn về dự án Cần Giờ không chỉ đo lường bằng những tương quan cụ thể, mà phải đặt trên tầm nhìn lợi ích dài hạn hơn nữa. Số phận một dự án tầm cỡ không nên chỉ được quyết định bằng những vấn đề cụ thể, riêng biệt. Nếu chỉ nhìn như thế, sẽ không thể thấy hết giá trị tổng thể dài hạn của dự án. Chỉ khi dựa trên một tầm nhìn như thế mới đánh giá được dự án Cần Giờ một cách thỏa đáng.

Ta xem xét trường hợp Đà Nẵng để làm rõ hơn cách tiếp cận này. Ba bốn chục năm trước, Quận 3 của Đà Nẵng (quận Sơn Trà và Ngũ Hành Sơn hiện nay) nằm phía ngoài sông Hàn. Vùng đất chỉ có cát và gió. Đời này qua đời khác không có mấy người Đà Nẵng ra đó sinh sống và lập nghiệp.

Cách đây vài ba chục năm, những nhà đầu tư đầu tiên đến đây “lập nghiệp”, khi mà triển vọng phát triển của vùng này vẫn bị đánh giá rất thấp.

Những nhà đầu tư tiên phong có tầm nhìn luôn phải chịu nguy cơ rủi ro. Đó là quy luật. Họ phải tạo sức hút để lôi kéo các nhà đầu tư khác đầu tư vào Quận 3 hoang vắng. Càng có nhiều nhà đầu tư dám chịu rủi ro, càng có nhiều công trình chắn gió, chắn cát được dựng lên. Dải đất hoang sơ rẻ tiền đó trở nên đẹp đẽ hơn, an toàn hơn và dần dần trở thành “đất vàng”. Nhờ đó, cả Đà Nẵng đẹp lên, trở thành nơi “đáng sống”, thành địa chỉ thu hút nguồn lực, hội tụ sức mạnh. Giờ đây, Đà Nẵng đã trở thành Trung tâm Du lịch có sức cạnh tranh quốc tế, có vị thế quốc gia là Trung tâm Phát triển Vùng Duyên hải miền Trung.

Xã hội cần thấy được lợi ích lớn trong tương lai theo cách như vậy. Có mạo hiểm và phải chấp nhận đánh đổi (đến mức nào đó). Chứ khi chặt mấy cây phi lao cũng không được, hay lo ảnh hưởng đến bờ sông Hàn mà ngăn cản việc tổ chức cuộc thi bắn pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng…, thì không biết đến bao giờ chúng ta mới được thấy vùng đất đáng sống tuyệt vời của Đà Nẵng phía ngoài sông Hàn như bây giờ.

Để có được đất vàng, để một vùng hoang sơ khó phát triển trở thành động lực phát triển mạnh, rõ ràng phải có những kẻ “điên rồ”, những người dám đi tiên phong, mở đường.

Tôi nhìn ông Phạm Nhật Vượng khi đầu tư vào Cần Giờ, với Dự án đang phải “đương đầu” với các ý kiến phản biện, và cả ý kiến chống đối, là người như vậy, có tầm thế như vậy.

Tôi nhìn dự án của Vingroup gắn với cả huyện Cần Giờ - vùng đất rộng lớn không kém gì Singapore, với thế đất đặc biệt hấp dẫn khi kết nối biển với cả TP.HCM phía sau, với sân bay quốc tế Long Thành, và đối diện là Thành phố Vũng Tàu có cảng trung chuyển quốc tế. Tương lai của Cần Giờ theo nghĩa rộng như thế có sức hấp dẫn tuyệt vời lắm, ghê gớm lắm chứ không hề đơn giản.

Nếu như dự án vùng sinh thái này được triển khai tốt, chắc chắn sẽ tạo ra những lợi thế vượt trội. Chúng ta đang trên hành trình tạo ra sự hấp dẫn cho Cần Giờ. Singapore 50 - 60 năm trước làm sao có được những điều kiện phát triển như của Cần Giờ hiện tại.

Cách tiếp cận dự án Cần Giờ của Phạm Nhật Vượng và Vingroup tại thời điểm này, khi thế giới đang có những xoay chuyển rất mạnh, phải được nghĩ theo hướng tích cực như vậy. Nghĩa là, không phải hô hào phá môi trường thế nào cũng được, là bãi lầy nên san lấp ra sao cũng xong. Tôi tin rằng Vingroup và ông Phạm Nhật Vượng không phải là những người vô trách nhiệm như vậy. Trái lại, họ đang có khát vọng cống hiến và chinh phục hơn là giá trị lợi nhuận tại dự án Cần Giờ.

title 2 (sửa)

- Cách đây gần 20 năm, Thủ tướng Võ Văn Kiệt - bác Sáu Dân - đã có thư gửi ông Nguyễn Minh Triết, khi đó là Bí thư Thành ủy TP.HCM, cùng lãnh đạo Thành phố về việc tiến ra biển bằng cách đánh thức tiềm lực huyện Cần Giờ. Khát vọng của ông Phạm Nhật Vượng, phải chăng cũng là hiện thực khát vọng tiến ra biển đó đó của bác Sáu Dân?

PGS. TS. Trần Đình Thiên: Tôi có đọc bức thư của cố Thủ tướng Võ Văn Kiệt, trong đó có đánh giá khu đô thị Cần Giờ là công trình mang tính đột phá, tầm cỡ không chỉ đối với Việt Nam mà ít nhất cũng tầm cỡ Đông Nam Á, có thể so sánh với Langkawi của Malaysia, Pattaya của Thái Lan hay Bali của Indonesia.

Lúc bấy giờ, có tầm nhìn như vậy thật sự là rất ghê gớm và đáng khâm phục.

Nhưng ý tưởng và thực thi khác xa nhau. Và chúng luôn cách xa nhau về thời gian. Ý tưởng đặt ra nền tảng, dù có tầm, vẫn còn rất sơ khai. Làm thật khó hơn nhiều. Điều đó đang được chứng minh: Dự án Đô thị biển Cần Giờ chưa làm đã phải đương đầu với những thách thức không nhỏ.

Về mặt thực tiễn nên lưu ý, TP.HCM đã có lần tiến ra phía Đông (quận 7) để có một Phú Mỹ Hưng hiện nay - một khu đô thị “đáng sống”. Nhưng có vẻ sự hiện diện của đô thị Phú Mỹ Hưng có mối liên hệ hữu cơ với tình trạng ngập lụt “toàn phần” của TP.HCM hiện nay. Nói khác đi, đã có một sự đánh đổi khá đắt giá – một kinh nghiệm mà mọi nỗ lực “tiến về phía Đông” hay “hướng biển” để phát triển TP.HCM đều phải tính đến.

Đây là một luận cứ, nhiều khi được nêu ra để phản biện Dự án Cần Giờ của Vingoup.

box 3

Logic là rất hợp lý. Phải đặc biệt quan tâm đến sự đánh đổi. Nếu không, hậu quả sẽ khó lường. Tất nhiên, không thể nhìn dự án Cần Giờ - cũng phát triển ra hướng Đông Thành phố - giống Dự án Phú Mỹ Hưng trước đây. Vị trí và vị thế địa lý với TP.HCM của Cần Giờ khác hẳn Quận 7; vai trò chức năng của Dự án và điều kiện thực hiện cũng rất khác. Song nguyên tắc “đánh đổi” thì không được phép bỏ qua.

Còn nhiều ý kiến khác, như: Làm gì thì làm, phải giữ được “lá phổi - rừng sác”, vùng bãi triều với nhiều loại cây con đặc sắc và quý hiếm; hoặc phải giải đúng bài toán “lượng cát khổng lồ sẽ được lấy từ đâu mà không gây xói lở và sạt lở”… Đó là những vấn đề cần lời giải từ phía doanh nghiệp và cả từ phía Nhà nước. Những ý kiến phản biện nghiêm túc đó phải được trả lời một cách thuyết phục.

Tuy nhiên, cũng có một số ý kiến, tỏ thái độ “sổ toẹt”, cho rằng dự án là tham lam, mục tiêu là chiếm đất, phá hoại môi trường để tìm kiếm lợi nhuận, hủy hoại những thứ tốt đẹp… Đọc kỹ thì thấy đa số những ý kiến này được phát ra với sự hiểu biết không đầy đủ về dự án. Những ý kiến loại này không phải đặt vấn đề phản biện đúng nghĩa.

Cũng may là hiện nay, những ý kiến kiểu bác bỏ như thế không nhiều. Với những phản biện nghiêm túc, người làm dự án được hưởng lợi nhiều, giúp họ có thêm luận cứ, cơ sở để bồi đắp thêm tính hợp lý của dự án, tránh những hậu quả và xung đột xã hội không đáng có.

Chỉ có điều cần nhớ, là dự án thương mại, không phải cái gì cũng “toang hoang” ra. Phải rõ đến mức nào thì thông tin công khai được? Chính phủ hay nhà đầu tư nên công khai?...

Tôi tin rằng, Vingroup và với ứng xử của ông Phạm Nhật Vượng, có thể tạo niềm tin. Tôi vẫn tin và luôn thích những dự án khác thường như dự án Cần Giờ. Thời này, với những dự án đột biến, khác thường, giá trị sẽ cao.

Ông Phạm Nhật Vượng có nói với tôi rằng: "Chúng ta cần những tọa độ hội tụ sức mạnh quốc gia". Và có thể nói, nếu hoàn thành tốt, dự án này sẽ nâng tầm vóc không phải chỉ của Vingroup. Khi đó, Cần Giờ sẽ ghi dấu tọa độ Sài Gòn thu hút thế giới đến với Việt Nam, thành điểm hội tụ sức mạnh quốc gia lớn nhất. Bởi, có TP.HCM – đầu tàu phát triển của đất nước, có hai tọa độ trung chuyển quốc tế - cảng hàng không Long Thành, cảng Cái Mép – Thị Vải. Thêm đô thị du lịch hiện đại Cần Giờ, sẽ tạo nên chân dung mới, diện mạo hướng biển mới, mà hiểu theo nghĩa rộng hơn là hướng ngoại cho cả vùng này, và cho cả đất nước này.

- Như ông phân tích, ông Phạm Nhật Vượng có vẻ là người hướng ngoại?

PGS. TS. Trần Đình Thiên: Có lẽ cũng phải hiểu điều này cho đúng. Ông Phạm Nhật Vượng đến giờ vẫn chủ yếu là “hướng nội”. Các sản phẩm của Vingroup vẫn bán trong nước là chính. Tới đây có thể một số sản phẩm đẳng cấp, nằm trong logic phát triển của Vingroup, như VinFast, VinSmart… sẽ được bán ra thị trường thế giới.

Ở đây, nên hiểu khái niệm “hướng ngoại” theo nghĩa không chỉ mở ra với thế giới, mà quan trọng hơn, còn là kéo thế giới đến với Việt Nam. Ông Phạm Nhật Vượng hay Vingroup đang làm việc đó rất tốt. Đó là cách kéo năng lực đẳng cấp của thế giới về Việt Nam, ví dụ công nghệ của VinFast, của VinAI, hay tinh hoa giáo dục đào tạo VinUni…

Về phương pháp thu hút nguồn lực này, tôi vẫn nói vui giống như trong tiểu thuyết chưởng Kim Dung, có một thứ công phu, được gọi là “hấp tinh đại pháp” - hút nội lực của đối phương vào để tăng nội lực của chính bản thân mình. Vingroup cũng hút các nguồn lực bên ngoài vào để tăng nội lực của mình, đồng thời, cũng làm tăng nội lực của quốc gia. Giống như Singapore – luôn tìm cách hội tụ sức mạnh thế giới vào đảo quốc sư tử này. Đó là cốt lõi của cái gọi là tận dụng “lợi thế đi sau”.

box 4

Hiểu theo nghĩa đó, có thể thấy “hướng ngoại” không hẳn là dốc sức bán sản phẩm cho nước ngoài. Cho nên, tôi mới nhắc đến khái niệm điểm trung chuyển quốc tế, để Cần Giờ cùng với Long Thành và Cái Mép – Thị Vải, trở thành tọa độ hội tụ sức mạnh thế giới. Làm được điều đó là “ăn to”, thắng lớn.

Tôi đã từng có lần nói chuyện với Vingroup về tầm nhìn của vùng hội tụ sức mạnh đó. Và có lẽ đó là điều quan trọng nhất về lợi ích của dự án, là yếu tố quyết định tính hợp lý - khả thi của dự án Cần Giờ. Đi dọc sông Sài Gòn, phía bên kia sông Đồng Nai, xuôi xuống Vũng Tàu – ta thấy cả một vùng hội tụ sức mạnh đang chuyển động.

Tôi chưa có dịp ngồi với ông Phạm Nhật Vượng để chia sẻ về những suy nghĩ này, nhưng tôi cho rằng, nếu việc triển khai dự án Cần Giờ đúng như tôi phân tích, thì đó là cách tiếp cận đường hướng phát triển với một tầm nhìn xa.

Ý tưởng của tôi là làm sao để lúc này, vùng này có thể cất cánh theo một logic khác của thời đại, giúp tạo ra một vị thế khác cho ASEAN. Và nhờ đó, Việt Nam cũng có một vị thế khác trong ASEAN.

title 3

- Năm nay, nói đến ông Phạm Nhật Vượng, người ta không nghĩ nhiều đến một đại gia bất động sản, một doanh nhân dấn thân vào lĩnh vực công nghiệp ô tô, mà nhớ nhiều hơn đến một Phạm Nhật Vượng xuất hiện lặng lẽ, nhưng ấn tượng giữa công cuộc chống dịch Covid-19 của cả nước. Khi ông Phạm Nhật Vượng cho Vingroup làm máy thở, ông có bất ngờ không?

PGS. TS. Trần Đình Thiên: Cá nhân tôi không thấy bất ngờ. Ông Phạm Nhật Vượng lâu nay vẫn hay tạo ra sự bất ngờ. Và tôi hiểu, cách tiếp cận của Chủ tịch Vingroup luôn định hướng công nghệ cao, tập hợp tri thức sáng tạo của nhân loại để ứng dụng sản xuất ra những sản phẩm xuất sắc.

Như chúng ta thấy, ngoài tiềm lực công nghiệp khá mạnh, Vingroup còn sở hữu hệ thống bệnh viện quốc tế Vinmec hiện đại. Đó là một lợi thế tiềm năng. Vingroup lại có đủ các mối quan hệ cũng như đối tác chất lượng hàng đầu để nhanh chóng hoàn thành dự án sản xuất máy thở, phục vụ kịp thời chiến dịch chống Covid. Nhìn vào cấu trúc của Vingroup, có thể thấy vai trò của định hướng kinh doanh đa ngành – sẵn sàng hỗ trợ - bổ trợ nhau khi thực hiện một mục tiêu nào đó.

box 5

Khi ông Phạm Nhật Vượng làm máy thở, tôi nghe và thấy bình thường. Bình thưởng bởi vì với ông Phạm Nhật Vượng, nếu không làm điều đó mới là lạ.

Tức là phải hiểu rằng, người ta kỳ vọng vào ông ở tầm khác. Chứ nếu so với những doanh nhân không làm để thấy ông Vượng làm thế là khác thường, thì khi đó, ông Vượng không phải là ông Vượng nữa, ở tầm thấp thôi.

Nói như vậy không phải để tôn vinh, lấy lòng hay sùng bái Phạm Nhật Vượng. Thực sự là tôi đã “quen” một ông Vượng với những ý tưởng khác biệt. Nếu ông không làm tôi mới thấy lạ.

- Nhiều người nói rằng, ông Phạm Nhật Vượng làm máy thở - là trách nhiệm với Tổ quốc, cũng là cách tự cứu lấy bản thân! Ông nghĩ sao về điều này?

PGS. TS. Trần Đình Thiên: Người ta bình phẩm thế nào là việc của người ta.

Thông thường, người kinh doanh luôn đi tìm kiếm lợi nhuận, khi sản xuất bất cứ thứ gì cho xã hội cũng phải giải quyết bài toán lợi ích của họ.

Trong tác phẩm Bàn về của cải của các dân tộc, Adam Smith viết rằng, trong nền kinh tế thị trường, mỗi cá nhân theo đuổi mối quan tâm và xu hướng lợi ích cá nhân riêng. Nhưng chính vì thế và nhờ thông qua "bàn tay vô hình", các hành động của họ lại phục vụ xã hội, có xu hướng thúc đẩy và củng cố lợi ích cộng đồng. Ông biện luận rằng, khi các cá nhân đều muốn thu lợi lớn nhất cho mình, một cách tự phát, tự nhiên, họ sẽ góp phần “tối đa hóa” lợi ích cộng đồng. Điều kỳ diệu của thị trường, của “bàn tay vô hình” là như vậy

Điểm thú vị trong học thuyết của Adam Smith nằm ở chỗ, nói là lợi ích cá nhân nhưng cá nhân muốn có lợi nhuận cho mình thì phải phục vụ xã hội tốt. Thị trường hay ở chỗ, muốn bán được nhiều hàng thì phải sản xuất hàng tốt. Ông có thể lừa được người ta mua hàng dởm một lần, nhưng người ta không ngu để ông lừa mãi được. Cho nên, muốn có đời sống thị trường tốt, ông phải làm tốt.

Nhưng có những người lại cứ đo hành động của ông Vượng theo “thước đo nghi ngờ”, với tinh thần không thiện chí. Dường như điều đầu tiên họ nghĩ đến các doanh nhân là động cơ kiếm chác. Tất nhiên, nghĩ thế nào là quyền của mỗi người. Và điều đó cũng là bình thường, theo nghĩa nó là sản phẩm của một hệ tâm lý xã hội, và sâu hơn – của văn hóa.

Khi ông Phạm Nhật Vượng làm máy thở, tôi không bất ngờ, bởi ngoài những phân tích mang tính lợi thế của Vingroup, tôi còn thấy đó là sản phẩm của tinh thần trách nhiệm rất lớn với Tổ quốc và nhân dân trong cơn đại dịch.

Tôi được biết rằng, giá bán máy thở do Vin cung cấp còn thấp hơn chi phí sản xuất. Có nghĩa là, mục đích của việc sản xuất máy thở là cống hiến cho xã hội chứ không phải là kiếm lợi. Hành động đó là trách nhiệm xã hội. Nó thể hiện sự tử tế đối với con người. Forbes đã lập “bảng vàng” đặt ngay trang chủ, tôn vinh Phạm Nhật Vượng, người Việt Nam, một trong những cá nhân tiêu biểu của Châu Á với nhiều hoạt động thiết thực để đẩy lùi đại dịch Covid-19.

Ngay như mấy ngày gần đây, khi Đà Nẵng đang “lâm nạn”, phải căng mình đối phó với “làn sóng Covid thứ hai”, Vingroup đã tài trợ khẩn cấp 100 máy thở xâm nhập VPS 510 cho Thành phố này; đồng thời, sẵn sàng cho mượn trang thiết bị y tế và điều động nhân lực y tế từ hệ thống bệnh viện Vinmec của tập đoàn, để hỗ trợ bệnh viện dã chiến đang thành lập tại Đà Nẵng.

Đặc biệt, ngày 7/8/2020 Vingroup đã tiến hành bàn giao lô máy thở đầu tiên theo kế hoạch trao tặng 3.000 máy thở xâm nhập VFS-410, 200 máy thở xâm nhập VFS-510 cho Bộ Y tế nhằm tăng cường khả năng chống dịch Covid 19. Đến nay, Tập đoàn này đã tài trợ cho ngành y tế, các địa phương và đối tác hơn 900 tỷ đồng nhằm chung tay đẩy lùi dịch Covid-19. Tổng giá trị tài trợ trên chưa bao gồm chương trình 3.200 máy thở xâm nhập tặng Bộ Y tế, 100 máy thở VFS -510 cho Đà Nẵng; 34 máy thở VFS-410, VFS-510 cho Quảng Nam, Quảng Ngãi, 35 tỷ đồng hóa chất sinh phẩm và các hoạt động xét nghiệm tại Bệnh viện Vinmec Đà Nẵng.

Không chỉ hỗ trợ người dân trong nước, ông Phạm Nhật Vượng cũng góp phần giúp Việt Nam "ghi điểm" với cộng đồng quốc tế, khi trao tặng 2400 máy thở, trong đó đã trao 800 máy thở VFS-510 đợt 1 cho Nga, Ucraina và 200 máy VFS 510 cho Singapore vào tháng 7/2020.

Những hành động tương tự, ở Việt Nam hiện tại, đang được cổ động và ngày càng nhiều.

box 6

- Nghĩa là, trong nhiều việc, ông Phạm Nhật Vượng không đặt nặng mục tiêu kinh doanh, kiếm lời?

PGS. TS. Trần Đình Thiên: Có một khía cạnh cần nhấn mạnh, chính là phẩm chất của Phạm Nhật Vượng - làm giàu nhưng gắn sự giàu có cá nhân với trách nhiệm xã hội và đất nước.

Người ta dù giàu có đến mấy cũng chẳng ăn tiêu được bao nhiêu. Điều đáng bàn là, sự giàu có của cá nhân đó có mang lại lợi ích cho xã hội hay không. Nhìn từ góc độ đó, sẽ có những đánh giá tích cực đối với hoạt động – hành động của ông Phạm Nhật Vượng và nhiều người giàu khác. Bầu Hiển, bà Thái Hương hay ông Trần Bá Dương; trước đây có Đặng Lê Nguyên Vũ... 

Họ là những người huy động được các nguồn lực, kiến tạo được những giá trị và đóng góp cho xã hội, giúp nhiều người nghèo có việc làm, thu nhập, sẵn sàng cứu trợ, tài trợ xã hội. Trong cuộc cạnh tranh quốc tế hiện nay, họ góp phần tạo ra những năng lực phát triển thật sự cho đất nước.

Có thể đúc kết thế này: Tất cả những hành động đó đều phản ánh khát vọng nâng tầm Việt Nam, rất đáng trân trọng và cần phải cổ động.

title 4

- Khi trả lời Bloomberg, ông Phạm Nhật Vượng có chia sẻ rằng “bài học mà Vingroup rút ra được từ một cuộc khủng hoảng, đó là sẽ luôn có rất nhiều cơ hội", Ông Vượng cho hay, "chúng tôi phải đưa ra những lựa chọn đúng đắn và hành động một cách nhanh chóng". Từ đó có thể thấy, ông Phạm Nhật Vượng là người luôn nhìn ra cơ hội trong cơn khủng hoảng?

PGS. TS. Trần Đình Thiên: Có một điều chắc chắn là về nguyên tắc, các anh tài lúc nào cũng nhìn thấy cơ hội, chứ không phải chỉ lúc khủng hoảng mới thấy cơ hội. Nhưng lúc khủng hoảng thì cơ hội khác lắm. Nó “cặp” với rủi ro; gặt cơ hội nhưng nguy cơ rất lớn. Lúc thiên hạ đang lâm nguy, ông mạnh thì tha hồ “gặt hái”, nhưng cũng phải rất tài thì mới vượt qua được khủng hoảng, để trở nên giàu có nhanh hơn.

Nhận định sau rất đúng vào lúc này, trong thời đại này.

Con Covid phá kinh tế thế giới “độc” và “hiểm” lắm. Không dễ mà nhìn ra cơ hội trong cuộc khủng hoảng do Covid gây ra, khi kinh tế toàn cầu “đứt chuỗi”, “đứt” cả cung lẫn cầu. Phải “trụ hạng” kéo dài được mới mong sống sót và làm giàu.

Tôi cứ suy nghĩ về chuyện tại sao chỉ trong mấy tháng dịch Covid, từ tháng 3 đến tháng 6, khi cả thế giới đang chìm trong suy thoái thì mấy ông tỷ phú hàng đầu bên Mỹ, toàn đại gia công nghệ - như Jeff Bezos, Bill Gates, Mark Zukenberg, Warren Buffet và Larry Ellison, lại giàu lên “đột biến”. Trong 3 tháng dịch, tài sản của mấy ông này lại tăng tới 101,7 tỷ USD; trong đó, riêng một mình Jeff Bezos giàu thêm 56,7 tỷ USD.

Họ thực sự là người tài. Tài kinh doanh, tài đúng thời thế (kinh tế số) và đặc biệt – tài chớp thời cơ Covid.

Nói như ông Phạm Nhật Vượng, đó không chỉ là nhìn ra cơ hội, mà quan trọng hơn, là cần biết cách tập trung binh lực để chớp lấy cơ hội.

box 20

Ngay như câu chuyện ông Phạm Nhật Vượng bán VinMart cho Masan, tôi cho rằng đó là quyết định rất đúng đắn xét về chiến lược dài hạn. Vingroup bán VinMart lúc nó được coi là đang “ăn nên, làm ra”. Vì thế, khi nghe tin ông Vượng bán VinMart, nhiều người nghĩ ngay đến tình trạng “có vấn đề” của Vingroup. Logic rất dễ hiểu: Có lẽ Vingroup có khó khăn về tài chính nên phải bán cái tốt nhất của mình đi để cứu vãn? Nghĩa là Vingroup đang nguy, đang có vấn đề? Chắc là gay go đây nên mới phải bán cái tốt của mình đi, chứ có ai ngu mà bán cái tốt nhất mình đang có?

Tôi lại nghĩ khác, nhưng không biết có đúng logic của ông Phạm Nhật Vượng không (cười). Có lẽ Phạm Nhật Vượng đang định hướng tương lai của Vingroup nhắm vào những lĩnh vực mới mà ông đã ngắm nghía và chuẩn bị kỹ. Lợi ích tương lai của Vingroup là ở VinAI, VinUni, VinSmart, VinFast, v.v… chứ không ở cấu trúc ngành nghề và sản phẩm cũ. Để hiện thực hóa dự định, Vingroup cần nguồn lực tài chính lớn. Logic là phải bán bớt tài sản hiện có để tài trợ cho tương lai. Và trong những thứ hiện có, cái đáng bán nhất là bán cái tốt nhất, để có nhiều tiền nhất, phục vụ cho tương lai. Vingroup đã quyết định bán cái tốt nhất hiện tại – VinMart – để tạo khả năng mua được lợi ích lớn nhất từ tương lai.

Tôi đoán rằng, khát vọng mà ông Vượng hướng đến trong tương lai mới là cái có nhiều ý nghĩa đối với Vingroup. Chính cái đó quyết định việc Vingroup chọn bán cái tốt nhất hiện tại của mình.

Tôi không hỏi ông Vượng hay hỏi bất cứ ai về logic đó. Nhưng với suy luận của tôi, đó là logic lựa chọn trò chơi khác biệt, không giống logic thông thường.

Tất nhiên, hướng đến tương lai cũng chứa đựng nhiều rủi ro. Nhưng với những người có chí làm lớn như ông Vượng, thà chấp nhận rủi ro của tương lai, còn hơn ôm khư khư hiện tại, mà thời gian và cơ hội dành cho tương lai đâu có nhiều.

Tôi thích kiểu hành động như thế, và tôi tin phân tích của mình về Phạm Nhật Vượng, dù ông không bao giờ thổ lộ, hay đi “khai” với thiên hạ những chuyện thế này.

Tôi cho rằng, toàn bộ logic cuộc chơi của Vingroup rất hay. Việc biến nó thành bài học gợi ý cho các doanh nghiệp khác cũng là điều có ý nghĩa nên làm. Còn bản thân ông Phạm Nhật Vượng, với tính cách như chúng ta thấy, một con người ít nói, không khoe mẽ, không rùm beng, quả thực rất đáng khâm phục. Ông Phạm Nhật Vượng vẫn thường mặc kệ thiên hạ nói Đông nói Tây, không hơi đâu để ý. Việc của mình không phải đi phân bua, đi lấy lòng, mà là phải làm tốt việc của mình.

Giờ đây, dự án đô thị Cần Giờ vẫn chưa đến bước triển khai, dù Chính phủ đã quyết định cho phép. Tôi cho rằng Vingroup cứ nên tiếp tục cách đặt vấn đề tổng thể của mình. Quyết định làm dự án không thể phụ thuộc chỉ vào một khía cạnh phản biện nào đó. Vì lợi ích tổng thể to lớn, có thể phải “phạm” chỗ này chỗ kia một tí, phải đánh đổi một số thứ. Nhưng nguyên tắc định hướng hành động phải là: Nếu vẫn giữ tư duy bảo tồn là "đóng cửa để đấy", vẫn cách nhìn manh mún, tạm bợ thì Việt Nam thật khó có được những sản phẩm đẳng cấp thế giới, khó mà tạo thế đứng tốt để bay lên. Tôi tin rằng, những người có tầm nhìn như Phạm Nhật Vượng hiểu được điều đó.

Không muốn mất một cái cây nào thì cũng khó mà có tòa lâu đài nào mọc lên được. Cũng đừng vì cái cây con con không được xâm phạm, mà cản trở một công trình kiến trúc khiến loài người phải ngưỡng mộ.

box 8

- Có phải ông Phạm Nhật Vượng lựa chọn bán thứ tốt nhất cho người tốt nhất không, thưa ông?

PGS. TS. Trần Đình Thiên: Chuyện đó ai cũng thế thôi chứ riêng gì Phạm Nhật Vượng. Nguyên tắc chọn người để bán là chọn người mua tốt nhất. Nhưng có bán được cho người tốt nhất không là chuyện khác. Trên thương trường, ai chả muốn bán cho người mua tốt nhất. Chỉ có một điều tôi muốn nhấn mạnh: Đó là việc ông Phạm Nhật Vượng lựa chọn bán VinMart cho người Việt Nam.

Bán cho người Việt Nam chưa chắc đã phải là tốt nhất – bạn nên hiểu thế. Về mặt lợi ích kinh tế, bán cho người nước ngoài có khi còn hay hơn. Nhiều chuỗi siêu thị của người Việt Nam dựng lên đã được bán cho các tập đoàn nước ngoài rồi.

Tôi không biết giá trị thực sự của VinMart khi bán cho Masan. Có thể Masan là người mua tốt nhất cả theo nghĩa giá cả. Nhưng ở đây ta không bàn về chuyện đó.

Phạm Nhật Vượng đã bán chuỗi Vinmart cho một tập đoàn Việt Nam, cho người Việt. Tôi thích ông Vượng bán cho người Việt Nam. Có thể thiệt một tý, nhưng vì thế mà giữ được chuỗi siêu thị cho Việt Nam, do đó, có thể mang lại nhiều lợi ích hơn cho đất nước.

Tôi biết, khi xây dựng chuỗi VinMart, Phạm Nhật Vượng muốn góp phần bảo vệ thị trường bán lẻ của Việt Nam - cho Việt Nam, khi đó đang đứng trước sự “tấn công” kiểu thâu tóm của các tập đoàn nước ngoài. Cho nên, khi ông Phạm Nhật Vượng bán VinMart cho ông Nguyễn Đăng Quang - Chủ tịch Tập đoàn Masan, tôi cảm thấy sự triệt để trong ý thức bảo vệ thị trường Việt Nam của ông.

Đánh giá việc bán VinMart cho Masan là tốt nhất được hiểu theo nghĩa như thế.

title 5 (sửa)

- 20 năm trước, Chiến lược Phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 đã xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn. Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam định hướng đến năm 2010 cũng được phê duyệt năm 2001... Nhưng các chiến lược đều không thành công cho đến khi có Vingroup, Sun Group, Thaco và nhiều tập đoàn doanh nghiệp tư nhân xuất hiện. Họ không làm theo “nhiệm vụ được giao”, nhưng họ nhìn ra cơ hội thị trường và quan trọng là chấp nhận cạnh tranh, chấp nhận rủi ro, thậm chí điều tiếng.

Khi Sun Group đầu tư sân bay Vân Đồn, Hạ Long và cả Quảng Ninh bừng dậy. Để sân bay Vân Đồn hoạt động được, họ phải đầu tư thêm đường sá, để khách đến sân bay. Xây dựng cao tốc Hải Phòng - Hạ Long - Vân Đồn mất 25.000 tỷ đồng, tốn hơn 3 lần sân bay, chưa biết bao giờ hoàn vốn.

Trong công nghiệp ô tô cũng vậy, khi ông Trần Bá Dương, Phạm Nhật Vượng đổ tiền vào, bao nhiêu gian khổ, bao nhiêu điều tiếng, chưa kể những rủi ro trong đầu tư. Nhưng phải thừa nhận, các tập đoàn tư nhân lớn đã tạo nên những nền tảng cho sự phát triển kinh tế đất nước trong tương lai.

Quay trở lại câu chuyện của ông Phạm Nhật Vượng và Vingroup, dường như vẫn còn quá nhiều nghi ngờ, nhiều sự đố kỵ. Trước kia, khi Phạm Nhật Vượng làm VinFast, nhiều người, ngay cả những trí thức hay quan chức có tiếng tôi gặp, vẫn còn dè bỉu và nghĩ rằng, khó mà thành công…

PGS. TS. Trần Đình Thiên: Chuyện đó bình thường thôi (cười). Dự án to, dự án nhỏ đều có nghi ngờ. Kể cả khi Việt Nam làm ô tô rồi, ông Phạm Nhật Vượng tiếp tục làm, người ta vẫn cứ đặt vấn đề nọ kia. Sao thiên hạ làm rồi ông làm làm gì? Còn khi Việt Nam chưa làm được, ông Vượng làm, người ta cũng bảo điên, Việt Nam làm sao có thể làm được? Tâm lý này xuất phát từ lòng tin.

Làm gì và làm lúc nào đều có vấn đề cả. Không có câu chuyện nào đưa ra làm mà không có vấn đề, bởi không đụng chỗ này thì đụng chỗ khác. Và kết quả chung, như chúng ta thấy lưu truyền như trong chuyện ngụ ngôn – “ở Việt Nam cái gì không muốn làm thì mang ra bàn”. Cái gì chả phải “đánh đổi”, nghĩa là cái gì chả có vấn đề?

Tôi có suy nghĩ của mình, và tôi tin ông Phạm Nhật Vượng. Vươn lên từ những gói mỳ ăn liền Việt Nam ở nước ngoài, sau “mở biên” hoạt động ra nhiều lĩnh vực “trái ngành, trái nghề” một cách bài bản - thật sự là một nỗ lực phi thường, và đóng góp cho sự phát triển quốc gia. Vingroup đi từ bất động sản nhà ở, bất động sản du lịch, đến hệ thống các trung tâm thương mại (các siêu thị, cửa hàng tiện ích), rồi chuyển sang các lĩnh vực ứng dụng công nghệ cao - nông nghiệp, y tế, giáo dục, công nghiệp ô tô. Hiện nay, Vingoup đang dồn sức cho công nghệ số - trí tuệ nhân tạo với VinUni, VinAI.

Cách làm, cách lớn của Vingroup cũng là vấn đề được dư luận đề cập đến nhiều chiều và lắm ý kiến. Khen chê đủ cả. Tin tưởng có nhưng hoài nghi cũng không ít. Tôi biết ông Phạm Nhật Vượng ít quan tâm đến điều này. Đơn giản vì ông tin vào mình, và không muốn mất thời giờ cho việc “thanh minh”.

Về phần mình, tôi cho rằng ý kiến qua lại là điều khó tránh, hầu như không thể tránh khỏi. Và có khi điều đó là cần thiết, theo nghĩa nó tạo thành áp lực - động lực thúc đẩy Vingroup tự chứng minh để khẳng định mình.

- Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, cần “tạm ứng niềm tin” hơn nữa cho những doanh nhân như Phạm Nhật Vượng? Bởi nguyên nhân của chất lượng tăng trưởng có xuất phát điểm từ cách tiếp cận còn kỳ thị đối với khu vực kinh tế tư nhân. Mà thái độ kỳ thị thường xuất phát từ việc thiếu niềm tin?

PGS. TS. Trần Đình Thiên: Theo tôi, không cần “tạm ứng” gì cả. Tại sao phải thương xót họ? Họ phải đương đầu với những khó khăn đó. “Tạm ứng” thì “tạm ứng” ở đâu, ai đứng ra “tạm ứng”? Nhà nước phải đảm bảo trước dân rằng, dự án của họ tốt thì mới cho phép triển khai. 

Nếu dùng từ “tạm ứng niềm tin”, theo tôi là sự xúc phạm đến Vingroup, đến ông Phạm Nhật Vượng và nhiều vị doanh nhân đang nỗ lực kinh doanh một cách đàng hoàng. Bởi tôi tin rằng ông Vượng và các doanh nhân đó, trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng mang bản lĩnh của một doanh nhân dân tộc. Không màu mè, không phô trương, luôn hướng tới sự phát triển với những ý tưởng sáng tạo.

box 15

Tôi đã từng bày tỏ lo ngại, khi ông Phạm Nhật Vượng liên tục triển khai các “tuyến chơi”, tuyến kinh doanh lớn. Chính sự thần tốc đến khó tưởng tượng ấy khiến nhiều người, trong đó có tôi, không khỏi lo ngại. Nguy cơ đầu tư dàn trải, bị “vỡ trận” vì dòng tiền bị đứt, vì quản trị yếu kém, v.v… 

Nhưng cho đến giờ, ông Phạm Nhật Vượng vẫn thành công, và thành công ở đẳng cấp cao. Dù ai đó không tin thì điều đó cũng chẳng ảnh hưởng gì đến con đường mà Vingroup đang đi, và những thành công mà ông Phạm Nhật Vượng đang có.

- Ở cuộc trò chuyện trước, tôi nhớ ông có nói đến việc thay nguyên tắc “chọn người thắng cuộc” bằng nguyên tắc “khuyến khích người thắng”. Lần này, trong những câu chuyện của Vingroup thì hiện tại, ông nghĩ vai trò của Chính phủ nên được thể hiện ra sao?

PGS. TS. Trần Đình Thiên: Tôi tin rằng, Chính phủ sẽ không hẹp hòi gì với những dự án tốt. Nhất là những dự án tiên phong, mở đường như của Vingroup.

Những nghi ngờ, cản trở của người nọ, người kia là chuyện hết sức bình thường. Việc của Vingroup là thuyết phục Chính phủ, đây là dự án tốt cho đất nước; Chính phủ nên tạo điều kiện thuận lợi, cố gắng hỗ trợ, nếu có ưu đãi càng tốt. Và Vingroup đang làm như vậy.

box 9

Khi cần thiết, Chính phủ phải giúp Vingroup phản hồi lại các ý kiến xã hội. Ví dụ như vấn đề môi trường của Dự án Đô thị biển Cần Giờ, Bộ Tài nguyên và Môi trường phải đứng ra trả lời; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội phải trả lời những vấn đề liên quan đến tái định cư, công ăn việc làm… Có nghĩa là theo chức năng của mình, các cơ quan Chính phủ cũng phải đứng ra “đương đầu” với xã hội, chứ không phải đẩy hết cho nhà đầu tư.

Tôi cho rằng, đó là sự hỗ trợ cần thiết. Bởi nhiều khi, có những trường hợp dự án đầu tư được địa phương chào đón, mời mọc, chiều chuộng hết lòng, nhưng khi dư luận phản ứng gay gắt, lại chẳng thấy bóng dáng của lãnh đạo tỉnh đâu. Ông chỉ biết thu ngân sách và nhiệt liệt ủng hộ việc đầu tư dự án. Còn khi xã hội phản ứng thì ông thụt đi mất tăm.

Để một mình doanh nghiệp đương đầu với xã hội thì không hay tí nào. Đúng sai gì Chính phủ cũng phải đương đầu cùng với người ta chứ, ông là người mời gọi, phê duyệt dự án cơ mà. Nếu Dự án có gì chưa hợp lý, cơ quan Nhà nước phải cùng với doanh nghiệp tiếp thu và xử lý. Nếu ý kiến phản biện không chuẩn, thì phải trả lời cho rõ ràng.

Với những người biết tạo ra công ăn việc làm và thu nhập cho người lao động, tuân thủ luật pháp, luôn có khát vọng vươn lên, tạo vị thế, giúp đất nước ngẩng cao đầu trong thế giới hội nhập như ông Vượng và nhiều doanh nhân khác, Nhà nước cần phải có những khuyến khích vật chất xứng đáng. Cái mà những doanh nhân đích thực mong muốn có lẽ không chỉ là Giấy khen, Bằng khen hay Huân, Huy chương. 

Họ cũng không chỉ cần một môi trường kinh doanh bình đẳng, thông thoáng và được đối xử công bằng. Họ còn rất cần được trao cơ hội và niềm tin, cung cấp thêm động lực khuyến khích (vật chất) để vươn lên. Nói theo ngôn ngữ kinh tế học, họ cần được hưởng cơ chế "khuyến khích người thắng" thay cho cơ chế "chọn sẵn người thắng" (hàm nghĩa "ưu tiên cánh hẩu").

title 6

- Tại thời điểm hiện tại, việc đầu tư phát triển công nghiệp ô tô của ông Phạm Nhật Vượng gần như đồng nghĩa với tình thế “một đứa trẻ mới được sinh ra phải đương đầu với cả bầy sói”. Nếu không có sự hỗ trợ của Chính phủ, nếu không có sự bảo hộ của chính sách công nghiệp, thì gần như không thể sống sót được chứ chưa nói đến việc phát triển?

PGS. TS. Trần Đình Thiên: Ô tô mới ở Việt Nam, nhưng không mới ở thế giới. Khi Vingroup làm ô tô, đầu tiên cần xác định rõ nguyên tắc “không bảo hộ ông vẫn sống được”. Đó mới đúng nghĩa là kinh doanh. 

Còn nếu như biết chắc “tự” kinh doanh thì không được, phải “bảo hộ” thì mới “may ra”, thì đó là cách tư duy Nhà nước làm ô tô mấy chục năm nay, cầm chắc thất bại từ khi chưa làm. Tôi tin rằng, ông Phạm Nhật Vượng định hình trò chơi theo nguyên tắc “không dựa vào ưu đãi của Nhà nước”.

Ông Phạm Nhật Vượng: “Chúng ta cần những tọa độ hội tụ sức mạnh quốc gia“- Ảnh 17.

Tất nhiên, về mặt thực tiễn, khi kinh doanh, đặc biệt là lúc khởi sự kinh doanh, dù là tự chủ, các doanh nghiệp vẫn cần có thêm sự hỗ trợ của Nhà nước. Sự hỗ trợ ban đầu luôn luôn là rất cần thiết. Nhưng không phải theo lối xin – cho, phân biệt đối xử.

Nhìn nhận vấn đề ở một tầm bao quát hơn, gắn với trách nhiệm quốc gia, có thể nói thế này: Làm công nghiệp ô tô, sẽ mang lại những lợi ích quốc gia, do khả năng lan tỏa thành chuỗi sản xuất, lao động, việc làm, giúp ích cho toàn nền kinh tế. Khi đó, việc Nhà nước có cách tiếp cận hỗ trợ doanh nghiệp là hợp lý và đúng “đạo lý” thôi.

Tuy vậy, tôi tin rằng về nguyên tắc, cách tiếp cận của Vingroup là không dựa dẫm, trông chờ vào sự bảo hộ của Nhà nước như doanh nghiệp Nhà nước.

- Trong cuốn Lên gác rút thang, Ha – Joon Chang có đưa ra một kết luận hàm ý rằng, các nước phát triển đang cố gắng “rút chiếc thang” mà họ đã dùng để “leo lên gác”, ngăn cản các nước đang phát triển khỏi việc tiếp nhận các chính sách và thể chế / thiết chế mà họ đã sử dụng. Hầu hết các nước thành công, đều sử dụng chính sách bảo hộ các ngành non trẻ và các chính sách can thiệp khác khi nước đó còn là các nền kinh tế theo sau. Nước Mỹ còn được ví như là “quê hương và thành trì của chủ nghĩa bảo hộ hiện đại”. Việt Nam, đã đến lúc không nên nghe nước ngoài kêu gọi phải tự do thị trường, bình đẳng…? Họ đã từng một thời phát triển nhờ bảo hộ của chính phủ, giờ đã đứng trên đỉnh cao, đạp cái thang bảo hộ đi và nói cần tự do, bình đẳng. Đó là những lời ngụy biện. Thực tế, Trung Quốc, Hàn Quốc… không nghe những lời ngụy biện như vậy cho nên họ mới phát triển được?

PGS. TS. Trần Đình Thiên: Nếu bình luận riêng về ngành công nghiệp ô tô Việt Nam, có thể nói nhiều năm qua, chúng ta đã xây dựng chiến lược này theo cách “ăn xổi”, thiếu tầm nhìn xa. Lẽ ra, ngay khi đặt vấn đề phát triển ngành, các nhà hoạch định chính sách phải đặt ra câu hỏi: Doanh nghiệp bản địa nào có thể đóng vai trò trụ cột, có khả năng xây dựng, phát triển và làm chủ chuỗi sản xuất có khả năng cạnh tranh toàn cầu? Chính sách hỗ trợ - chứ không phải bao cấp - để phát triển trụ cột đó là gì?

Trên thực tế, Nhà nước hiểu rằng, doanh nghiệp khởi đầu trong những lĩnh vực rường cột như công nghiệp chế tạo bao giờ cũng gặp khó khăn, nhưng phải xây dựng nó để tạo chuỗi lợi ích phát triển quốc gia. Cho nên, ở một mức nào đó, cần sự bảo hộ. Làm như vậy không có gì sai về đạo lý. Nhưng, rất tiếc là trong thời đại toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, bảo hộ khó lắm, chứ không hề dễ dàng.

Tuy vậy, cần phải hiểu rõ: Phải tạo điều kiện và tích cực hỗ trợ. Bởi muốn nền kinh tế phát triển vượt lên, Chính phủ phải đầu tư và tạo điều kiện cho những “con ngựa đầu đàn” vượt lên. Chính “con ngựa đầu đàn” ấy sẽ biết cách tạo áp lực và tạo cơ hội khuyến khích các “con ngựa” khác trong đàn trợ giúp lẫn nhau.

Đối với Vingroup và Phạm Nhật Vượng, tôi cho rằng không nên đặt vấn đề theo kiểu “vì mới làm nên cần bảo hộ”. Mới ở Việt Nam chứ trên thế giới cũ rồi. Ông Phạm Nhật Vượng phải biết làm như thế nào là sống được thì ông mới làm.

Tesla của Elon Musk, chẳng nhờ ai “bảo hộ”, năm ngoái bán được hơn 350.000 chiếc ô tô điện, thu lợi khoảng 35 triệu USD, giá trị vốn hóa được định ở mức hơn 206 tỷ USD. Trong khi đó, Toyota Nhật Bản bán được hơn 10 triệu chiếc xe, lời hơn chục tỷ “đô”, nhưng lên sàn chứng khoán, chỉ được định giá ở mức thấp xa Tesla - 175 tỷ USD.

Vì sao vậy? Vì thị trường mua giá trị tương lai. Mà tương lai thì ô tô điện của Tesla được đánh giá cao gấp bội ô tô xăng của Toyota. Người ta mua xe với giá trị hiện tại, còn mua cổ phiếu với giá trị tương lai.

box 10

Ông Phạm Nhật Vượng có chút gì đó giống Elon Musk, làm cái xe hay bất cứ thứ gì cũng nhìn theo nhu cầu thị trường và những biến chuyển trong tương lai. Tức là khi làm VinFast, ông phải biết người ta sẽ hướng đến sở hữu chiếc xe như thế nào trong tương lai. Tôi cố gắng định hình chân dung Phạm Nhất Vượng theo logic đó.

- Trong một bài trả lời phỏng vấn với Bloomberg, ông Phạm Nhật Vượng từng chia sẻ rằng, ông tự bỏ tiền túi 2 tỷ USD để biến tham vọng tầm cỡ toàn cầu thành hiện thực. Đó là bán những chiếc xe hơi do Việt Nam sản xuất cho thế giới. Vào tháng 12/2019, ông Vượng tuyên bố VinFast, công ty ôtô của Vingroup, sẽ phát triển xe điện và xuất khẩu sang Hoa Kỳ vào năm 2021. Liệu người Mỹ có cân nhắc mua chiếc ôtô của Việt Nam hay không?

PGS. TS. Trần Đình Thiên: Thực ra, tôi hầu như không biết gì về thị trường ô tô, nên thật khó khi đưa ra nhận định. Thị trường ô tô là thị trường cạnh tranh khốc liệt nhất thế giới nên nói điều gì ra cũng cần có căn cứ. Tôi, thậm chí đến lái xe còn chưa biết, thì khó nói lắm (cười). Chuyện này cần có những chuyên gia sâu về lĩnh vực ấy, hiểu biết về thị trường và công nghệ. Công nghệ của lĩnh vực này thay đổi nhanh lắm. Không đi sâu, rất khó lượng định và đánh giá đúng.

box 16

Nhưng, tôi tin chắc một điều: Đi sau có lợi thế của người đi sau. Vì đi sau nên chắc chắn ông Phạm Nhật Vượng đã tính đến điều này. Kể cả khi ông sản xuất những cái xe rất thông dụng, nhưng lợi thế đi sau có thể (có thể thôi nhé) chinh phục được thị trường. Đi sau sẽ vượt qua được những ông đi trước bằng công nghệ và các tiện ích thời đại. Khi đi xe VinFast, tôi thường hỏi lái xe so sánh ô tô VinFast với ô tô các hãng khác, họ đều nói rằng “cùng mức giá thì xe VinFast vượt trội hẳn về đẳng cấp”.

Ngoài ra, còn phải tính đến xu thế thời đại - xe điện tự động. Được biết VinFast đang tập trung nghiên cứu và đi theo hướng này. Tôi tin VinFast sẽ làm tốt và vượt trước.

title 7

- Như ông vừa phân tích, và chính bản thân ông Phạm Nhật Vượng từng chia sẻ mong muốn giải quyết những vấn đề mà mọi người đều cho là khó, những thứ mà doanh nghiệp tư nhân của Việt Nam chưa thể thực hiện thành công. Việc phát triển một thương hiệu Việt Nam đạt tầm quốc tế chính là sứ mệnh và trách nhiệm của Vingroup. Ông nghĩ sao về khát vọng này của ông Phạm Nhật Vượng?

PGS. TS. Trần Đình Thiên: Tôi nghĩ, những doanh nhân lớn của Việt Nam đều trăn trở phải làm gì cho đất nước. Chính vì thế mà họ lớn được. Những hành động của ông Phạm Nhật Vượng cho đến thời điểm này, đúng là vì Việt Nam, với khát vọng nâng tầm chân dung Việt Nam. Đó cũng là động cơ của nhiều doanh nhân Việt.

box 12

Đầu tiên, chắc phải kể đến ông Trương Gia Bình, với Tập đoàn FPT. Đây không đơn thuần chỉ là một công ty phần mềm, lập trình, bán máy tính… để kiếm lợi nhuận và thu nhập cho người lao động. FPT coi giá trị cốt lõi của mình là mang đến công nghệ mới, trang bị tri thức công nghệ thông tin để nâng cao năng lực cho người Việt Nam, giúp xã hội ứng dụng công nghệ thông tin, internet vào học tập, giải quyết các bài toán phát triển. Với thế mạnh về công nghệ và lực lượng lao động trí tuệ đông đảo, FPT đã tạo ra nhiều giá trị mới, đóng góp vào sự phát triển kinh tế và mang lại những lợi ích thiết thực cho cộng đồng.

FPT lâu nay đã vươn ra ngoài nhiều nhưng ít được nhắc đến. FPT chọn những thị trường phát triển nhất như Mỹ, Nhật, Pháp, tức là những tọa độ cạnh tranh khốc liệt nhất về công nghệ, về trình độ. Ở khía cạnh cá nhân, trong những con người FPT mà tôi biết, tôi đều nhận thấy khi “xung phong” cạnh tranh tại những thị trường đó, trong họ luôn có khát vọng xây dựng niềm tự hào dân tộc.

TH TrueMilk của chị Thái Hương cũng là một Tập đoàn như vậy – khác biệt, luôn vươn tới và cố gắng cống hiến cái tốt nhất. Chị Thái Hương chọn vươn lên trong một lĩnh vực cực kỳ khó khăn. Họ phải làm việc và trực tiếp giải quyết bài toán phát triển khó bậc nhất. Đó là nông nghiệp – nông thôn, với người nông dân, trong những quan hệ ruộng đất vô cùng phức tạp và nhạy cảm. Nền nông nghiệp nước ta vốn trình độ thấp, năng lực còn yếu, hoạt động manh mún, phân tán. Thế nhưng, TH lại xông vào làm nông nghiệp sạch trên quy mô lớn, ở một đẳng cấp rất cao, có thể coi là cao nhất. TH không sáng tạo ra công nghệ nhưng chọn ngay công nghệ cao nhất, áp dụng vào để có sản phẩm nông nghiệp tốt nhất cho người Việt Nam, thậm chí đáp ứng các thị trường khó tính trên thế giới. Bằng cái tâm cùng với tư duy “bứt phá”, vượt trội và sự quyết đoán, doanh nhân đứng đầu TH Thái Hương đã góp phần làm thay đổi thị trường sữa Việt Nam cũng như thay đổi cả tư duy phát triển nông nghiệp đã “cố thủ” ngàn đời trên đất nước này.

TH mạnh dạn đầu tư ra nước ngoài, xông vào cả những thị trường khó khăn như Nga và khó tính như Mỹ để chứng minh năng lực của doanh nghiệp Việt Nam. Đây thực sự là tấm gương làm thật chứ không phải đi đầu cơ đất đai, đầu cơ cổ phiếu để kiếm chác. Tôi nhìn thấy ở bà Thái Hương ý thức về sứ mệnh giúp người dân Việt Nam tự hào về mảnh đất, về sản phẩm của chính họ trong cuộc đua tranh thế giới.

THACO Trường Hải của ông Trần Bá Dương cũng là một ví dụ “nặng ký”. Lao vào làm ô tô để khẳng định năng lực Việt Nam khi mà chiến lược ô tô “quốc doanh” đã thất bại. THACO đã bắt đầu xuất khẩu xe ô tô made in Việt Nam.

Còn nhiều ví dụ khác - như Sun Group, như T&T, hay gần đây, Trung Nam chuyên năng lượng tái tạo, v.v…

Các doanh nhân trên đã duy trì, phát triển những chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị sản phẩm, tạo thành liên kết để nuôi dưỡng doanh nghiệp nhỏ và vừa của Việt Nam. Nếu không có các tập đoàn lớn thì không thiết lập được các trụ cột, không nuôi dưỡng được các doanh nghiệp trong nước tham gia. Tức là họ định hình được một cấu trúc, tạo các chuỗi để các doanh nghiệp khác cùng phát triển. Đây là những mô hình từng có ở Nhật Bản, Hàn Quốc và Trung Quốc. Toyota, Samsung và Alibaba là những ví dụ.

Cấu trúc mới này sẽ giúp phân vai rõ cho các loại hình doanh nghiệp - doanh nghiệp nhà nước phải và chỉ được làm những việc gì, còn doanh nghiệp tư nhân có quyền được làm những việc gì. Đó là bức tranh đang được vẽ lên, phác họa diện mạo nền kinh tế với các doanh nghiệp tư nhân lớn đóng vai trò trụ cột ngày càng quan trọng.

- Ông có thể nói rõ hơn logic phát triển của Vingroup của ông Phạm Nhật Vượng?

PGS. TS. Trần Đình Thiên: Khởi đầu là mì tôm, ai cũng biết. Nhưng với mục tiêu là chiếm lĩnh thị trường.

Về nước, chuyển sang bất động sản, nhưng ngay từ đầu ông Phạm Nhật Vượng đã định hình ở bất động sản đẳng cấp cao, cả bất động sản du lịch lẫn nhà ở.

Trên thực tế, Vingroup luôn xây dựng những công trình đẳng cấp cao, rất đẹp và tiện ích. Triết lý bất động sản của Vingroup là “cung cấp cả một không gian sống chứ không chỉ cung cấp căn hộ; cung cấp hệ sinh thái tận hưởng chứ không chỉ đơn thuần nơi nghỉ dưỡng”.

box 11

Triết lý kinh doanh, kiếm lời của Vingroup là như vậy. Khi thực thi triết lý đó, Vingroup đang giúp tạo nên đẳng cấp và sự khác biệt cho đất nước. Tòa nhà Landmark 81 có giá trị biểu tượng theo nghĩa như vậy chứ không hẳn là sự khoe mẽ cá nhân.

Từ bất động sản, Vingroup “tràn ra” nhiều lĩnh vực khác – nông nghiệp, thương mại, giáo dục, y tế, công nghiệp ô tô… Tất cả đều định hướng công nghệ cao và tiêu chuẩn quốc tế hiện đại. Giờ đây là kinh tế số và trí tuệ sáng tạo, với VinAI, VinSmart và VinUni.

Trước đây, tôi cũng hoang mang, khi thấy ông Vượng trải ra đồng thời quá nhiều “mặt trận”, rất dễ gặp rủi ro. Sau đó, hóa ra đã có sự chuẩn bị và định hướng dồn lại một số mặt trận, đều là những mặt trận có thể nói là “đỉnh cao” của thế giới hiện đại. Mục tiêu mang tính khát vọng – như ông Vượng nói với tôi, là chứng minh năng lực trí tuệ Việt Nam, là Việt Nam “sánh vai thời đại”.

Để đạt mục tiêu đó, phải huy động được năng lực của Việt Nam, phải lôi kéo được các nhà khoa học Việt Nam ở nước ngoài, phải hội tụ được tài năng của thế giới đến giúp Việt Nam. Ông Vượng lập VinUni, VinAi, VinFast và VinSmart chính là để thực hiện ước mơ đó.

Tôi cho rằng, quá trình phát triển của Vingroup đã được định hướng từ đầu bằng một triết lý rõ ràng. Triết lý xuyên suốt, được cụ thể hóa và hoàn thiện dần. Nhờ đó, những kết quả mà họ tạo ra lan tỏa và thúc đẩy động lực đua tranh phát triển. Bản thân ông Phạm Nhật Vượng, tôi nghĩ, cũng là người truyền cảm hứng mạnh mẽ và lan tỏa khát vọng khởi nghiệp trong cộng đồng doanh nghiệp và xã hội Việt Nam.

Thi thoảng tôi có ngồi với ông Phạm Nhật Vượng. Ông chia sẻ rằng vấn đề không chỉ là, không phải là các sản phẩm, mà là câu chuyện người Việt Nam không thể thua kém thế giới trong cuộc đua phát triển. Mình phải tự hào về đất nước của mình và làm gì cho xứng đáng với đất nước. Đó thực sự là những suy tư chân thành và nghiêm túc.

- Việc chuyển hướng sang công nghiệp – công nghệ, có phải là điều ông cảm thấy hài lòng nhất ở Vingroup?

PGS. TS. Trần Đình Thiên: Hiện tại, nếu đem so công nghiệp – công nghệ của Vingroup với thế giới thì chưa có gì đáng kể. Nhưng điều quan trọng là Vingroup có cách tiếp cận đúng xu thế thời đại và thế giới. Kết quả ra sao còn chưa biết được, nhưng rõ ràng đây là sự chuyển hướng đúng xu thế và cổ động cho người ta vươn lên.

Còn nhiều thách thức lớn mà cả Vingroup, cả Phạm Nhật Vượng và các doanh nghiệp Việt Nam khác phải vượt qua. Không thể nói đơn giản rằng thời này cứ bước vào công nghệ là “ăn to”. Có bao nhiêu người khát vọng làm lớn, nhưng có mấy kẻ trở thành “Big Four” như Facebook, Alphabet, Apple và Amazon. Hoặc như nhiều doanh nghiệp tưởng như “vô địch” của Trung Quốc như Huawei hay Tiktok, sẩy chân là bị “đập te tua” chứ không dễ dàng đâu.

Chỉ có điều, sự lựa chọn như của Vingroup, về nguyên tắc, là đúng và có thể tin tưởng. Bước đầu, Vingroup đã “khẳng định” mình, xua tan những phân vân lâu nay, không biết doanh nghiệp Việt Nam có thể tiếp cận được những công nghệ cao nhất, hiện đại nhất hay không, doanh nghiệp Việt có thể bứt phá không.

Ông Phạm Nhật Vượng: “Chúng ta cần những tọa độ hội tụ sức mạnh quốc gia“- Ảnh 23.

- Một câu hỏi cuối cùng, có thể ông không muốn trả lời, nhưng tôi rất tò mò muốn ông chia sẻ, điều gì khiến ông ấn tượng nhất ở Phạm Nhật Vượng?

PGS. TS. Trần Đình Thiên: Nói cái này hơi khó (cười). Nhưng có lẽ điều tôi ấn tượng nhất ở ông Phạm Nhật Vượng, đó là phẩm chất và năng lực làm những điều “khác” thiên hạ.

Ở Việt Nam, can đảm và khôn lắm mới làm được như vậy. Khen - chê luôn là vấn đề của xã hội Việt Nam. Thường là ca tụng quá đà, hoặc chửi bới quá đà. Khen – chê cho sòng phẳng, công bằng là rất khó. Dễ bị “ném đá” lắm. Xã hội mình nhiều khi chưa có văn hóa đề cao vai trò sáng tạo cá nhân.

box 14

Cho nên, tôi cũng chỉ xin nói đến đây thôi. E rằng đã có phần “quá đà", rất mong mọi người lượng thứ.

- Trân trọng cảm ơn ông về cuộc trò chuyện thẳng thắn và thú vị này. Thực sự nghe ông nói, tôi cũng như được tiếp thêm những cảm hứng và năng lượng tích cực hơn trong những ngày đầy khó khăn này. Chúng ta, hãy cùng chung tay vượt qua “cơn sợ hãi” mang tên Covid-19, với niềm tin thắng lợi và bình an, và hẹn gặp lại ông vào ngày gần nhất, để cùng chia sẻ về những vấn đề của kinh tế đất nước!

Nguyễn Thành Công
Ánh Phương
08/08/2020 08:00

Lịch sử đất nước dù thăng trầm, biến đổi không ngừng, nhưng thời nào, giai đoạn nào, dân tộc Việt Nam cũng sản sinh ra những doanh nhân vươn lên làm nên sự nghiệp lớn. Tinh thần kinh doanh vẫn như một dòng máu nóng chảy qua nhiều thập kỷ trong lớp lớp doanh nhân Việt Nam, từ một "tư thương" đầy định kiến dăm bảy thập kỷ trước, hay những "tỷ phú Forbes" bây giờ. Họ không chỉ làm giàu cho mình, đóng góp xứng đáng cho công cuộc phát triển đất nước, mà còn tạo dựng hình ảnh con người Việt Nam tự chủ, năng động; thể hiện niềm kiêu hãnh và khát vọng khẳng định giá trị bản lĩnh Việt Nam trên thương trường quốc tế.

Qua thời gian, đội ngũ doanh nhân đang có những bước phát triển đáng ghi nhận, hình thành một số tên tuổi đủ tầm vóc, thương hiệu trên thị trường. Họ là những “con sếu” đầu đàn trong cuộc cạnh tranh quốc tế, là chỗ dựa cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ trong nước. Có thể nói, doanh nhân Việt Nam hiện góp phần quan trọng trong tạo việc làm và nguồn thu ngân sách thường xuyên cho đất nước.

Do đó, việc nhìn lại hành trình hình thành và phát triển giới doanh nhân Việt Nam, từ những thăng - trầm đã bộc lộ bản lĩnh - khát vọng, cho đến những cống hiến - đồng hành cùng vận nước, là điều hết sức quan trọng trong bối cảnh tiếp tục đẩy mạnh cải cách, đổi mới; Đánh giá khách quan hơn vai trò của doanh nhân Việt Nam cũng là cách để hướng tới mục tiêu vì một Việt Nam hùng cường, từng bước cải thiện và nâng cao vị trí đất nước trên trường quốc tế, đồng hành cùng nhân loại tiến bộ. Đồng thời, việc nhìn lại và đánh giá đúng sự đồng hành của giới doanh nhân Việt Nam với dân tộc còn là việc khơi dậy và phát huy tinh thần yêu nước, ý chí kinh doanh, giải phóng lực lượng sản xuất, phát huy sức mạnh vật chất và trí tuệ, sự nỗ lực, tự cường và đồng thuận xã hội trong bối cảnh đất nước ngày càng hội nhập và đứng trước những thời cơ mới, với kỳ vọng Việt Nam sẽ hình thành một thế hệ doanh nhân tài năng và có trách nhiệm xã hội.

Từ những lý do trên, nhân dịp tròn 15 năm từ khi Thủ tướng quyết định lấy ngày 13/10 là “Ngày Doanh nhân Việt Nam”, hướng tới kỷ niệm 75 năm ngày Bác Hồ viết thư gửi giới công thương Việt Nam (13/10/1945-13/10/2020), Tạp chí điện tử Bất động sản Việt Nam (Reatimes) thực hiện tuyến bài truyền thông: Doanh nhân Việt Nam đồng hành cùng dân tộc.

 

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top