Phá "ma trận" thủ tục hành chính

Phá "ma trận" thủ tục hành chính

Hồng Vũ
Hồng Vũ pvhongvu@gmail.com
Thứ Ba, 09/10/2018 - 06:00

[div class='relative' style='width:100% !important; background: url("http://reatimes.vn/media/uploaded/1/2018/10/08/bg.png") top center no-repeat !important; margin-top: -15px;']

[div class='wow fadeIn'][/div]

[br/][div class="wow fadeIn italic bold std-text" pc-style="padding-left: 20px; padding-right: 20px;"]Sự trì trệ, bảo thủ, chồng chéo của các quy định, chính sách đã lỗi thời chính là các rào cản ảnh hưởng tới nỗ lực cải cách thủ tục hành chính và quyết tâm tạo lập môi trường kinh doanh bất động sản thông thoáng.[/div]

[br/]

[br/][div class='cl std-text'][span class='cap noto-serif blue-color']C[/span]hìa tập biên bản có tới hơn chục con dấu đỏ chót sau buổi làm việc với các cơ quan chức năng để xin duyệt một dự án, ông A (chủ một doanh nghiệp bất động sản có trụ sở tại Hà Nội, đề nghị được giấu tên) tỏ vẻ ngán ngẩm trước cách giải quyết thủ tục hành chính của các cơ quan quản lý đối với các hoạt động kinh doanh trên thị trường bất động sản.

Theo lời ông kể, để đầu tư phát triển một dự án resort 4 - 5 sao với diện tích 10ha với khoảng 300 phòng, về thời gian, sẽ mất khoảng 167 tháng từ khi bắt đầu có ý tưởng đầu tư đến khi đưa vào hoạt động, mất 63 tháng từ khi có chủ trương đầu tư đến khi biết được giá đất, mất 73 tháng từ khi có chủ trương đầu tư đến khi có được quyền sử dụng đất.

Về các cơ quan quản lý, dự án liên quan đến ít nhất 12 cơ quan ban ngành ở địa phương với sự tham gia của hàng trăm cán bộ.

Chủ đầu tư phải thực hiện 44 nhóm công việc lớn, trong đó có 22 nhóm công việc lớn liên quan trực tiếp đến sự quản lý và phê duyệt của chính quyền và chịu sự chi phối của ít nhất 7 bộ luật, gồm Luật Đất đai, Luật Kinh doanh bất động sản, Luật Nhà ở, Luật Doanh nghiệp, Luật Xây dựng, Luật Lao động và Luật Dân sự, cùng hàng ngàn loại văn bản dưới luật.

Bên cạnh các vướng mắc trong quy định, nhiều doanh nghiệp bất động sản cũng “kêu” về thái độ làm việc của các ban, ngành liên quan. Phổ biến nhất là tình trạng “ngâm” hồ sơ. Một dự án phải chuẩn bị thủ tục pháp lý giấy tờ 3 - 5 năm. Trong khi đó, các doanh nghiệp phát triển các dự án bất động sản phải đi vay một khoản vốn rất lớn, thời gian chờ đợi thủ tục hành chính khiến tiền lãi vay đội lên rất nhiều, cộng vào giá thành cuối cùng khiến sản phẩm bất động sản bán ra buộc phải có giá cao hơn.[/div]

[/div]

[br/][div class='wow zoomIn'][/div]
 

[br/]Theo thống kê tổng hợp của phóng viên Reatimes, liên quan đến lĩnh vực bất động sản hiện có khoảng 400 văn bản hướng dẫn thi hành các bộ luật. Trong phạm vi tìm hiểu căn cứ Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 ngày 18/6/2014 tại Khoản 1 Điều 50 “Trình tự đầu tư xây dựng”; Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/6/2015 tại Điều 6 “Trình tự đầu tư xây dựng”; cũng như tìm hiểu thông qua các quy định liên quan khác như Luật Đất đai, Luật Đầu tư số 67/2014/QH13, Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13, Luật Doanh nghiệp, một quy trình tổng thể hoàn thiện dự án, doanh nghiệp phải trải qua quy trình thủ tục hành chính như sau:

[br/][div id='link-1' class='wow fadeIn link pointer' align='center'][div style='width: auto !important; font-size: 28px !important' class='block-heading border-radius light-red-bg white-color uppercase bold' align='center']Giai đoạn chuẩn bị dự án [i pc-style='top:-3px;position:relative;display:inline-block' class='fa fa-caret-down relative'][/i][/div][/div]

[div id='group-1' pc-style='display:none']

[br/][div class='block-line'][div class='sort-order light-red-bg white-color circle']1[/div]Nghiên cứu về sự cần thiết phải đầu tư và quy mô đầu tư[/div]

[div class='block-line'][div class='sort-order light-red-bg white-color circle']2[/div]Tiến hành tiếp xúc thăm dò thị trường trong nước hoặc nước ngoài[/div]

[div class='block-line'][div class='sort-order light-red-bg white-color circle']3[/div]Tìm kiếm, phát hiện khu đất để lập phương án đầu tư[/div]

[div class='block-line'][div class='sort-order light-red-bg white-color circle']4[/div]Xin giới thiệu địa điểm (hình thức Giao đất, cho thuê đất).[/div]

[div class='block-line'][div class='sort-order light-red-bg white-color circle']5[/div]Đề xuất dự án đầu tư (hình thức Giao đất, cho thuê đất) gồm các nội dung: nhà đầu tư thực hiện dự án, mục tiêu đầu tư, quy mô đầu tư, vốn đầu tư và phương án huy động vốn, địa điểm, thời hạn, tiến độ đầu tư, nhu cầu về lao động, đề xuất hưởng ưu đãi đầu tư, đánh giá tác động, hiệu quả kinh tế - xã hội của dự án.[/div]

[div class='block-line'][div class='sort-order light-red-bg white-color circle']6[/div]Thỏa thuận thuê địa điểm; đề xuất nhu cầu sử dụng đất (hình thức Giao đất, cho thuê đất); Trường hợp dự án không đề nghị Nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất thì nộp bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư.[/div]

[div class='block-line'][div class='sort-order light-red-bg white-color circle']7[/div]Lựa chọn nhà đầu tư có sử dụng đất (theo 1 trong 3 hình thức: đấu giá quyền sử dụng đất; đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư có sử dụng đất; giao đất, cho thuê đất không qua đấu giá, đấu thầu).[/div]

[div class='block-line'][div class='sort-order light-red-bg white-color circle']8[/div]Lập, thẩm định, phê duyệt chủ trương và quyết định đầu tư (hình thức giao đất, cho thuê đất). Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (đối với dự án của nhà đầu tư nước ngoài, DA kinh doanh có điều kiện...)[/div]

[div class='block-line'][div class='sort-order light-red-bg white-color circle']9[/div]Lập, thẩm định, phê duyệt QH chi tiết / QHTMB (hình thức giao đất, cho thuê đất):

[div]- Cấp giấy phép QH (nếu khu vực đó chưa phê duyệt 1/2000 hoặc 1/5000)[/div]

[div]- Cấp chứng chỉ quy hoạch (nếu đã có QH 1/500) hoặc Thỏa thuận Quy hoạch kiến trúc (nếu đã có QH 1/2000...) / hoặc Thông tin QH, kiến trúc (nếu chưa có QH);[/div]

[div]- Xin bổ sung quy hoạch ngành, quy hoạch xây dựng (nếu chưa có)[/div]

[div]- Lập quy hoạch chi tiết 1/2000 (nếu chưa có QH);[/div]

[div]- Lập quy hoạch chi tiết xây dựng TL 1/500 hoặc Tổng mặt bằng và phương án kiến trúc (nếu đã có QHCTXD 1/2000);[/div]

[div]- Thẩm định QHCTXD 1/500/ QH TMB và phương án thiết kế kiến trúc sơ bộ;[/div]

[div]- Phê duyệt QHCTXD 1/500;[/div]

[/div]

[div class='block-line'][div class='sort-order light-red-bg white-color circle']10[/div]Lập Dự án đầu tư xây dựng công trình (CĐT tự lập hoặc thuê tư vấn lập DA):

[div]- Báo cáo đầu tư xây dựng công trình (Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi) nếu có;[/div]

[div]- Dự án đầu tư xây dựng công trình (Báo cáo nghiên cứu khả thi);[/div]

[div]- Báo cáo kinh tế - kỹ thuật xây dựng công trình (công trình tôn giáo; công trình có Tổng mức đầu tư < 15 tỉ không bao gồm tiền sử dụng đất);[/div]

[/div]

[div class='block-line'][div class='sort-order light-red-bg white-color circle']11[/div]Thông báo thu hồi đất (hình thức Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư).[/div]

[div class='block-line'][div class='sort-order light-red-bg white-color circle']12[/div]Thông tin / thỏa thuận về cấp nước, thoát nước, cấp điện (hình thức Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư / giao đất, cho thuê đất).[/div]

[div class='block-line'][div class='sort-order light-red-bg white-color circle']13[/div]Thẩm duyệt thiết kế PCCC.

[div]Đối với dự án thiết kế quy hoạch, hồ sơ gồm: [/div]

[div]- Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về giải pháp phòng cháy và chữa cháy của cơ quan phê duyệt dự án hoặc của chủ đầu tư...[/div]

[div]Đối với thiết kế cơ sở, hồ sơ gồm:[/div]

[div]- Văn bản đề nghị xem xét, cho ý kiến về giải pháp phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư...[/div]

[div]Đối với thiết kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, hồ sơ gồm:[/div]

[div]- Văn bản đề nghị thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư;...[/div]

[div]Đối với chấp thuận địa điểm xây dựng công trình, hồ sơ gồm: [/div]

[div]- Văn bản đề nghị chấp thuận địa điểm xây dựng về phòng cháy và chữa cháy của chủ đầu tư;...[/div]

[/div]

[div class='block-line'][div class='sort-order light-red-bg white-color circle']14[/div]Chấp thuận đầu tư dự án phát triển nhà ở / thẩm định, quyết định cho phép đầu tư dự án khu đô thị mới (hình thức Giao đất, cho thuê đất).[/div]

[div class='block-line'][div class='sort-order light-red-bg white-color circle']15[/div]Thẩm định dự án và thiết kế cơ sở; thẩm tra phục vụ công tác thẩm định (nếu cần).[/div]

[div class='block-line'][div class='sort-order light-red-bg white-color circle']16[/div]Điều chỉnh dự án đầu tư xây dựng, thiết kế cơ sở (nếu có).[/div]

[div class='block-line'][div class='sort-order light-red-bg white-color circle']17[/div]Cam kết bảo vệ môi trường / Thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.[/div]

[div class='block-line'][div class='sort-order light-red-bg white-color circle']18[/div]Quyết định giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất (hình thức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư / giao đất, cho thuê đất).[/div]

[div class='block-line'][div class='sort-order light-red-bg white-color circle']19[/div]Trích đo bản đồ địa chính để điều chỉnh ranh khu đất, kiểm định bản đồ (hình thức giao đất, cho thuê đất).[/div]

[div class='block-line'][div class='sort-order light-red-bg white-color circle']20[/div]Công khai và thực hiện phương án đền bù giải phóng mặt bằng (hình thức đấu giá quyền sử dụng đất).[/div]

[div class='block-line'][div class='sort-order light-red-bg white-color circle']21[/div]Điều tra số liệu, lập, phê duyệt, công khai phương án đền bù giải phóng mặt bằng, chi trả tiền đề bù, nhận mặt bằng; Thuê đơn vị lập hồ sơ định giá tiền sử dụng đất, tiền thuê đất; Phê duyệt đơn giá tiền sử dụng đất, tiền thuê đất (hình thức giao đất, cho thuê đất).[/div]

[div class='block-line'][div class='sort-order light-red-bg white-color circle']22[/div]Hồ sơ xin giao đất / thuê đất (hình thức giao đất, cho thuê đất).[/div]

[div class='block-line'][div class='sort-order light-red-bg white-color circle']22[/div]Phương án về tổng thể về bồi thường, hỗ trợ tái định cư (hình thức giao đất, cho thuê đất).[/div]

[div class='block-line'][div class='sort-order light-red-bg white-color circle']24[/div]Thu hồi đất.[/div]

[/div]

[br/][div id='link-2' class='wow fadeIn link pointer' align='center'][div style='width: auto !important; font-size: 28px !important' class='block-heading border-radius golden-bg white-color uppercase bold' align='center']Giai đoạn thực hiện dự án [i pc-style='top:-3px;position:relative;display:inline-block' class='fa fa-caret-down relative'][/i][/div][/div]

[div id='group-2' pc-style='display:none']

[br/][div class='block-line'][div class='sort-order golden-bg white-color circle']1[/div]Giao đất / thuê đất: Ký hợp đồng thuê đất / thực hiện nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước (đóng tiền sử dụng đất / tiền thuê đất); nhận bàn giao đất trên bản đồ thực địa.[/div]

[div class='block-line'][div class='sort-order golden-bg white-color circle']2[/div]Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.[/div]

[div class='block-line'][div class='sort-order golden-bg white-color circle']3[/div]Chuẩn bị mặt bằng xây dựng, rà phá bom mìn (nếu có); thỏa thuận san lấp kênh rạch, sông ngòi (nếu dự án có san lấp kênh rạch, sông ngòi).[/div]

[div class='block-line'][div class='sort-order golden-bg white-color circle']4[/div]Lập Ban quản lý dự án / Lựa chọn nhà thầu tư vấn QLDA (trường hợp thuê tư vấn QLDA).[/div]

[div class='block-line'][div class='sort-order golden-bg white-color circle']5[/div]Khảo sát xây dựng (có thể chia làm 2 giai đoạn: khảo sát sơ bộ phục vụ lập báo cáo đầu tư và khảo sát chi tiết phục vụ thiết kế).

[div]- Lập và phê duyệt nhiệm vụ khảo sát xây dựng (KSXD)[/div]

[div]- Lựa chọn nhà thầu KSXD[/div]

[div]- Lập và phê duyệt phương án kỹ thuật KSXD[/div]

[div]- Thực hiện khảo sát xây dựng[/div]

[div]- Giám sát công tác khảo sát xây dựng[/div]

[div]- Khảo sát bổ sung (nếu có)[/div]

[div]- Nghiệm thu kết quả khảo sát xây dựng[/div]

[div]- Lưu trữ kết quả khảo sát xây dựng[/div]

[/div]

[div class='block-line'][div class='sort-order golden-bg white-color circle']6[/div]Thiết kế xây dựng công trình gồm các bước: thiết kế sơ bộ (trường hợp lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi), thiết kế cơ sở, thiết kế kỹ thuật; thiết kế bản vẽ thi công và các bước thiết kế khác (nếu có). Người quyết định đầu tư quyết định thực hiện thiết kế theo 3 bước:

[div]- Thiết kế một bước: thiết kế bản vẽ thi công (công trình chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật);[/div]

[div]- Thiết kế hai bước: bước thiết kế cơ sở và bước thiết kế bản vẽ thi công;[/div]

[div]- Thiết kế ba bước: Bao gồm bước thiết kế cơ sở, bước thiết kế kỹ thuật và bước thiết kế bản vẽ thi công (dành cho dự án có quy mô lớn, phức tạp).[/div]

[/div]

[div class='block-line'][div class='sort-order golden-bg white-color circle']7[/div]11 bước thực hiện thiết kế xây dựng công trình:

[div]- Lập nhiệm vụ thiết kế thiết kế xây dựng công trình;[/div]

[div]- Thi tuyển, tuyển chọn thiết kế công trình xây dựng (nếu có);[/div]

[div]- Lựa chọn nhà thầu thiết kế thiết kế xây dựng công trình.[/div]

[div]- Thiết kế xây dựng công trình.[/div]

[div]- Thẩm định thiết kế cơ sở (được thực hiện cùng lúc với thẩm định dự án đầu tư); Thẩm định báo cáo kinh tế - kỹ thuật.[/div]

[div]- Thẩm định thiết kế kỹ thuật (gồm 3 bước) và dự toán xây dựng; thiết kế bản vẽ thi công (gồm 2 bước) và dự toán xây dựng; thực hiện thẩm tra thiết kế để phục vụ công tác thẩm định (theo yêu cầu của CĐT hoặc của cơ quan thẩm định);[/div]

[div]- Phê duyệt thiết kế kỹ thuật (gồm 3 bước) và dự toán xây dựng; thiết kế bản vẽ thi công (gồm 2 bước) và dự toán xây dựng;[/div]

[div]- Thẩm định; phê duyệt thiết kế kỹ thuật (gồm 3 bước) và dự toán xây dựng; thiết kế bản vẽ thi công (gồm 2 bước) và dự toán xây dựng [/div]

[div]- Thay đổi thiết kế (nếu có). [/div]

[div]- Nghiệm thu thiết kế xây dựng công trình. [/div]

[div]- Giám sát công trình. [/div]

[/div]

[div class='block-line'][div class='sort-order golden-bg white-color circle']8[/div]Giấy phép xây dựng (sau khi thẩm định thiết kế kỹ thuật hoặc bản vẽ thi công).[/div]

[div class='block-line'][div class='sort-order golden-bg white-color circle']9[/div]3 Bước thi công xây dựng công trình:

[div]- Chọn nhà thầu thi công xây dựng công trình.[/div]

[div]- Chọn nhà thầu giám sát thi công.[/div]

[div]- Lập, thẩm tra hồ sơ mời quan tâm, hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu và đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất để lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng; thẩm tra kết quả lựa chọn nhà thầu trong hoạt động xây dựng.[/div]

[/div]

[div class='block-line'][div class='sort-order golden-bg white-color circle']10[/div]Thông báo khởi công xây dựng (chủ đầu tư)

[div]Thực hiện thi công xây dựng công trình.[/div]

[div]- Thực hiện quản lý chất lượng, khối lượng, tiến độ, chi phí xây dựng, hợp đồng xây dựng, an toàn lao động trên công trường xây dựng, môi trường xây dựng...[/div]

[div]- Thực hiện, quản lý hệ thống thông tin công trình.[/div]

[div]- Thí nghiệm chuyên ngành xây dựng (theo yêu cầu).[/div]

[div]- Nghiệm thu công việc, giai đoạn và công trình hoàn thành.[/div]

[div]- Tạm ứng, thanh toán khối lượng hoàn thành.[/div]

[/div]

[div class='block-line'][div class='sort-order golden-bg white-color circle']11[/div]Kiểm tra chất lượng công trình xây dựng của cơ quan quản lý nhà nước khi nghiệm thu hoàn thành để đưa công trình vào sử dụng.[/div]

[div class='block-line'][div class='sort-order golden-bg white-color circle']12[/div]Kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ giai đoạn vận hành dự án.[/div]

[/div]

[br/][div id='link-3' class='wow fadeIn link pointer' align='center'][div style='width: auto !important; font-size: 28px !important' class='block-heading border-radius dark-green-bg white-color uppercase bold' align='center']Giai đoạn kết thúc dự án [i pc-style='top:-3px;position:relative;display:inline-block' class='fa fa-caret-down relative'][/i][/div][/div]

[div id='group-3' pc-style='display:none']

[br/][div class='block-line'][div class='sort-order dark-green-bg white-color circle']1[/div]Bàn giao công trình hoàn thành để đưa vào sử dụng; vận hành, chạy thử.[/div]

[div class='block-line'][div class='sort-order dark-green-bg white-color circle']2[/div]Thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng chương trình.[/div]

[div class='block-line'][div class='sort-order dark-green-bg white-color circle']3[/div]Kiểm toán, thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình. Tất toán dự án theo QĐ phê duyệt. Báo cáo kết thúc thực hiện dự án với cấp trên và Kho bạc giao dịch để đóng tài khoản giao dịch của dự án.[/div]

[div class='block-line'][div class='sort-order dark-green-bg white-color circle']4[/div]Giám sát, đánh giá dự án đầu tư xây dựng công trình (trường hợp thuê tư vấn).[/div]

[div class='block-line'][div class='sort-order dark-green-bg white-color circle']5[/div]Cấp giấy phép hoạt động / Mở ngành / Cho phép hoạt động / Chứng nhận đủ điều kiện (Dự án thuộc lĩnh vực đầu tư có điều kiện).[/div]

[div class='block-line'][div class='sort-order dark-green-bg white-color circle']6[/div]Chứng nhận quyền sở hữu công trình / sở hữu nhà ở.[/div]

[div class='block-line'][div class='sort-order dark-green-bg white-color circle']7[/div]Bảo hiểm, bảo hành, bảo trì công trình xây dựng.[/div]

[div class='block-line'][div class='sort-order dark-green-bg white-color circle']8[/div]Đăng kiểm chất lượng quốc tế (nếu có).[/div]

[/div]

[br/]

[br/]Ông Nguyễn Quốc Hiệp, Chủ tịch Hiệp hội Các nhà thầu xây dựng Việt Nam (VACC) cho rằng: “Các văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh lĩnh vực đầu tư, xây dựng bất động sản hiện nay chồng chéo, mâu thuẫn, làm trói chân, trói tay các chủ đầu tư thực hiện dự án”.

Lấy ví dụ trong một công đoạn nhỏ là xin chấp thuận dự án đầu tư, ông Hiệp phân tích, nhà đầu tư phải nộp hồ sơ tại Sở Kế hoạch và Đầu tư. Sau khi xem xét hồ sơ hợp lệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ có văn bản gửi các sở, ban, ngành của Thành phố (ít nhất là 5 sở, ngành) xin ý kiến về các lĩnh vực quản lý của mình. Trong văn bản, Sở Kế hoạch và Đầu tư ghi rất rõ thời hạn trả lời và sau thời hạn đó nếu không có văn bản thì coi như đồng ý. Tuy nhiên, một số sở, ban, ngành không trả lời đúng hạn, Sở Kế hoạch và Đầu tư lại yêu cầu nhà đầu tư phải liên hệ để có văn bản tham gia ý kiến thì mới được tiếp tục thực hiện. Có những nơi khó khăn quá, nhà đầu tư phải lên xin Sở Kế hoạch và Đầu tư có văn bản tiếp theo đôn đốc thì mới có văn bản tham gia ý kiến.

“Kết quả, mất rất nhiều thời gian của nhà đầu tư, cũng như không đúng với quy trình thời gian giải quyết thủ tục hành chính, gây phiền toái cho các nhà đầu tư. Tiến độ sẽ rất chậm, có thủ tục kéo dài tới 6-7 tháng ở một đơn vị. Với quy định hiện tại, một dự án phải mất ít nhất 2-3 năm, thậm chí có dự án 5-7 năm mới được chấp thuận, kéo theo thiệt hại lớn về kinh tế, thời cơ kinh doanh của doanh nghiệp qua đi”, ông Hiệp nhận định.

[br/]

[br/]Luật sư Nguyễn Thanh Hà, Chủ tịch Công ty luật SBLaw cho hay: “Về mặt pháp lý, những quy định mới cho hoạt động M&A dù đã được bổ sung, sửa đổi nhiều nhưng thực tế vẫn còn tồn tại nhiều quy định khá bất cập. Cụ thể, hiện nay, nhà đầu tư nước ngoài trước khi vào sẽ phải thông qua đăng ký đầu tư, có thể hiểu là phê duyệt trước rồi sau đó mới chỉnh sửa giấy đăng ký doanh nghiệp. Sau khi sửa đổi, ngoài trường hợp thông thường thì nhiều doanh nghiệp lại nhận được yêu cầu thay đổi giấy chứng nhận đầu tư khi thay đổi về cơ cấu sở hữu. Do đó, nhà đầu tư có thể sẽ phải qua tới 3 cơ chế giấy phép khi bước chân vào thị trường Việt Nam.

Ngoài ra, các quy định chi phối trực tiếp hoạt động M&A rất nhiều và rải rác trong vô số văn bản khác nhau. Chúng nằm trong các bộ luật và quy định khác nhau, chẳng hạn như Luật Cạnh tranh, Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, Luật Bất động sản…”

[br/]
[br/]

[div style='background: url("http://reatimes.vn/media/uploaded/1/2018/10/07/8.png"); width: 100% !important; position: relative; margin-top: -20px;'][br/][br/]

[br/][div class='std-text']Ðiều doanh nghiệp mong muốn là môi trường kinh doanh tiếp tục được cải thiện: giảm rào cản, bớt thanh tra, kiểm tra, thủ tục thông thoáng. Bởi việc thực thi pháp luật còn nhiều bất cập, nội dung chưa nhất quán, không tương thích và thậm chí vô hiệu hóa lẫn nhau.

Do đó, thời gian vừa qua các Bộ ngành cũng đã rất nỗ lực trong cải cách thủ tục hành chính liên quan đến đất đai, xây dựng, bất động sản và đã gặt hái được những thành công nhất định. Đặc biệt mới đây Chính phủ yêu cầu Bộ Xây dựng tiếp tục nghiên cứu, xây dựng Luật sửa đổi, bổ sung các Luật: Xây dựng, Nhà ở, Kinh doanh bất động sản và Quy hoạch đô thị để bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật.[/div][br/][br/][/div]

[div class='relative' style='margin-top: -15px;'][/div]
[div class='relative' style='margin-top: -16px;'][/div]

[div style='width: 100% !important; background:url(http://reatimes.vn/media/uploaded/1/2018/10/08/12.png)']

[div class='relative' style='margin-top: -120px']

[div class='bold' style='font-size: 25px !important']Ông Nguyễn Quốc Hiệp[/div]

[div style='font-size: 22px !important; font-weight: lighter !important; letter-spacing: -1px']Chủ tịch Hiệp hội Các nhà thầu[br/]xây dựng Việt Nam (VACC)[/div]

[div style='height: 3px; background-color: #146c97'][/div]

[br/][div class='std-text']“Trước những ách tắc, kéo dài thời gian ở khâu thẩm định dự án, các chuyên gia, cơ quan quản lý cần xem xét để rút ngắn thời gian thẩm định dự án. Hiện nay, nhiều cơ quan có thẩm quyền khác nhau thực hiện khâu thẩm định khác nhau đã làm khó khăn cho doanh nghiệp, do phải làm việc với nhiều cơ quan dẫn đến kéo dài thời gian xin thẩm định dự án. Vì vậy, hầu hết các doanh nghiệp kiến nghị cần tập trung đầu mối thẩm định vào cơ quan thẩm định dự án (Bộ Xây dựng, các sở xây dựng, các cơ quan quản lý xây dựng chuyên ngành). Cơ quan đầu mối thẩm định dự án chịu trách nhiệm phối hợp với các cơ quan quản lý có thẩm quyền khác để tổng hợp kết quả thẩm định cuối cùng”[/div]
[/div]
[br/]

[div class='bold' align='right' style='font-size: 25px !important']PGS. TS Hoàng Văn Cường[/div]

[div align='right' style='font-size: 22px !important; font-weight: lighter !important; letter-spacing: -1px']ĐBQH Khóa XIV, Phó Hiệu trưởng[br/]Trường Đại học Kinh tế Quốc dân[/div]

[div align='right' style='height: 3px; background-color: #146c97'][/div]

[br/][div class='std-text']“Tôi cho rằng nên cho doanh nghiệp thuê đất và thu tiền theo hàng năm. Rõ ràng tiền chi phí cho mặt bằng ít đi, đỡ cho doanh nghiệp và doanh nghiệp cũng không phải mất thời gian đi làm các thủ tục, chứng nhận rằng đất này của doanh nghiệp đã được duyệt, cũng không phải đợi chờ rằng ngân hàng định giá bao nhiêu rồi mới cho vay. Trả tiền 1 lần còn ảnh hưởng đến vấn đề tài chính của doanh nghiệp, nhiệm kỳ này doanh nghiệp trả thì lãnh đạo này kí kết, nhiệm kỳ sau lãnh đạo khác lên thì lại lấy tiền đâu để đầu tư cho các vấn đề kinh tế xã hội khác? Trong tương lai nguồn thu nào lấy cho ngân sách.

Thứ nữa là vấn đề công bằng, có thể ở thời điểm này giá đất thấp, nhưng mấy năm sau giá đất tăng cao hơn, đồng nghĩa với việc là doanh nghiệp sau muốn vào đầu tư phải trả tiền cao hơn cho doanh nghiệp đã mua đất trước đó. Như vậy, sẽ nảy sinh chuyện doanh nghiệp chỉ ôm đất chờ giá lên để cho thuê lại, bán lại với giá cao và làm mất cơ hội hội đầu tư cho doanh nghiệp đến sau, đồng thời nhà nước lại thất thoát.

Cũng từ đây là dẫn đến câu chuyện thu hồi và đền bù đất. Nhà nước cho doanh nghiệp thuê đất 50 năm, nếu giờ thu hồi phải đền bù về nhà xưởng, đền bù về đầu tư chứ không phải là câu chuyện đền bù đất đai. Bên cạnh đó, thu hồi đất của người dân cho doanh nghiệp thì nhà nước phải đứng ra thu hồi chứ không phải là trách nhiệm của doanh nghiệp. Đất đai là của nhà nước, nhà nước không thu hồi được, không đàm phán được thì sao để cho doanh nghiệp thu hồi được? Nếu đề doanh nghiệp tự đền bù thì chắc chắn dân sẽ không đồng ý về mức giá”.[/div]

[br/]

[div class='bold' style='font-size: 25px !important']Ông Nguyễn Thế Điệp[/div]

[div style='font-size: 22px !important; font-weight: lighter !important; letter-spacing: -1px']Phó Chủ tịch Câu lạc bộ[br/]Bất động sản Hà Nội[/div]

[div style='height: 3px; background-color: #146c97'][/div]

[br/][div class='std-text']“Đất nước đang trong giai đoạn đô thị hóa tăng nhanh, bất động sản và xây dựng phát triển mạnh. Chính vì lẽ đó, cần phải cởi mở về chính sách, xóa bỏ các thủ tục rắc rối, chồng chéo. Đặc biệt, đưa về 1 cửa là tốt nhất thay vì 5 - 6 cửa như hiện nay. Một con dấu có thể thẩm định tất cả”.[/div]

[br/]

[div class='bold' align='right' style='font-size: 25px !important']Ông Nguyễn Anh Tuấn[/div]

[div align='right' style='font-size: 22px !important; font-weight: lighter !important; letter-spacing: -1px']Phó Chủ tịch [br/]HD Mon Holdings[/div]

[div align='right' style='height: 3px; background-color: #146c97'][/div]

[br/][div class='std-text']“Bất động sản là một mảng đầu tư rất hấp dẫn và tiềm năng không chỉ ở Việt Nam mà còn ở rất nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, kinh doanh bất động sản lại là một ngành nghề đầu tư khó, phức tạp và đòi hỏi phải có nguồn tài chính dồi dào, cũng như sự kiên trì, nhẫn nại của chủ đầu tư. Để vẽ lên một tấm hình 3D tuyệt đẹp của một dự án chỉ mất 1 tháng nhưng để xây lên được một khu đô thị hoàn chỉnh có khi phải mất tới cả chục năm. Để cho ra đời một dự án hoàn chỉnh, có thể làm hài lòng những khách hàng khó tính nhất, HD Mon Holdings đã phải vượt qua hàng loạt thủ tục pháp lý ngặt nghèo của dự án, hồ sơ xin dự án cho đến các thủ tục pháp lý vô cùng phức tạp”. (Trích tham luận tại Diễn Đàn Bất động sản 2018: Cơ Hội từ chính sách).[/div]

[br/]

[div class='bold' style='font-size: 25px !important']Ông Nguyễn Việt Cường[/div]

[div style='font-size: 22px !important; font-weight: lighter !important; letter-spacing: -1px']Chủ tịch HĐQT,[br/]Tổng Giám đốc Kosy Group[/div]

[div style='height: 3px; background-color: #146c97'][/div]

[br/][div class='std-text']“Theo quy định đã ban hành, các dự án đất nền sẽ đủ điều kiện huy động vốn trước từ khách hàng khi chủ đầu tư triển khai thi công xong các hạng mục hạ tầng cơ bản. Điều này khiến các doanh nghiệp e ngại khi xét về năng lực vốn trong điều kiện khó khăn của thị trường. Do đó, đề nghị các cơ quan nhà nước nghiên cứu, xem xét nới lỏng quy định này, cho phép doanh nghiệp được huy động vốn ứng trước của khách hàng sớm hơn, đồng thời đặt ra những quy định, điều kiện ràng buộc cần thiết để kiểm soát hoạt động của doanh nghiệp, đảm bảo việc sử dụng nguồn vốn ứng trước đúng mục đích và cam kết, bảo vệ quyền lợi của khách hàng”. (Trích tham luận tại Diễn Đàn Bất động sản 2018: Cơ Hội từ chính sách).[/div]

[/div]

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top