Aa

Phát triển bền vững du lịch ĐBSCL - Khai phát vùng đất của sự diệu kỳ

Thứ Ba, 13/11/2018 - 04:35

Tiếp nối chuỗi hoạt động trong việc triển khai dự án “Phát triển du lịch Đồng bằng sông Cửu Long thích ứng biến đổi khí hậu”, trung tuần tháng 11/2018, Tập đoàn Novaland và Tập đoàn Tư vấn Boston (The Boston Consulting Group – BCG) đã có buổi thảo luận với lãnh đạo tỉnh Đồng Tháp, Bến Tre và An Giang về vai trò cụ thể và thiết yếu của mỗi tỉnh để cùng kết nối xây dựng và phát triển thương hiệu du lịch ĐBSCL theo tầm nhìn “#MyMekong - Điểm đến ven sông số 1 Châu Á”

Vùng ĐBSCL với vị thế là trung tâm sản xuất, xuất khẩu lúa gạo, trái cây, thủy hải sản hàng đầu của cả nước; góp phần bảo đảm an ninh lương thực, mang lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể phục vụ phát triển đất nước. Tuy nhiên, ĐBSCL hiện là một trong những khu vực đang chịu tác động lớn nhất từ hiện tượng biến đổi khí hậu (BĐKH) tại Việt Nam. Bên cạnh đó, ĐBSCL còn là một thị trường du lịch tiềm năng do sở hữu nhiều cảnh quan sinh thái, tài nguyên thiên nhiên phong phú, hội tụ tinh hoa lịch sử và di sản văn hóa truyền thống đặc sắc, được đánh giá là điểm đến lý tưởng cho loại hình du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch khám phá,… Thực tế này, đòi hỏi khu vực phải có tầm nhìn mới, có các giải pháp toàn diện, đồng bộ, huy động tối đa các nguồn lực và sự tham gia của các thành phần kinh tế để tạo sự khác biệt phát triển bền vững.

Ngày 17/11/2017, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 120/NQ-CP về phát triển bền vững ĐBSCL thích ứng với BĐKH. Nghị quyết này, là cơ sở để triển khai nhiều chương trình, hoạt động của Chính phủ nhằm thúc đẩy phát triển bền vững vùng ĐBSCL.

Chính thức khởi động dự án từ tháng 01/2018, sau thời gian khảo sát và nghiên cứu, Tập đoàn tư vấn BCG đưa ra đề xuất tầm nhìn “#MyMekong - Điểm đến ven sông số 1 tại Châu Á” và sẽ xây dựng thương hiệu du lịch mạnh độc đáo, và quản lý chuyên nghiệp. Trên nền tảng phát huy ưu thế vùng sẵn có, dự án đề xuất 05 chủ đề chiến lược bao quanh thương hiệu “#MyMekong” gồm:

- Chuyện đất phương Nam: khám phá di sản văn hóa, ẩm thực, đời sống bản địa

- Nghỉ dưỡng sông Mekong: du lịch, nghỉ dưỡng trên thuyền dọc theo sông Mekong

- Khám phá Mekong: khám phá, trải nghiệm nông trại sinh thái

- Điểm đến kinh doanh: trọn gói dịch vụ MICE chuyên nghiệp, cơ sở lưu trú hiện đại kết hợp với nét bản địa

- Vui chơi và hội tụ: hoạt động thể thao ngoài trời, golf, giải trí độc đáo.

Nếu phát triển theo hướng này, BCG ước tính đến năm 2030, du lịch 13 tỉnh ĐBSCL sẽ đạt được 3,6 tỷ USD chi tiêu trực tiếp từ du khách; lượng khách đến ĐBSCL tăng lên 3 lần, đạt 19 triệu lượt (30% là khách quốc tế). Cùng với đó, khoảng 300.000 việc làm mới sẽ được tạo ra ở nhiều ngành khác nhau, thu hút lao động mới và lao động chuyển từ nông nghiệp. Kỳ vọng ĐBSCL sẽ khẳng định vị thế đáng có trên bản đồ du lịch thế giới, và trở thành điểm đến của khu vực, Châu Á và thế giới.

Tập đoàn BCG khuyến nghị cần xây dựng Tổ chức Quản lý Điểm đến (DMO) trên cơ sở kết hợp Công – Tư, do đại diện lãnh đạo cấp cao của Chính phủ chủ trì, đóng vai trò xây dựng quy chế, quản lý du lịch và marketing thương hiệu du lịch cho ĐBSCL.

BCG cũng chỉ rõ cần có kế hoạch hành động cụ thể để nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông làm nền cho phát triển du lịch. Ví dụ như nâng cấp, xây mới các bến đường Thủy để tạo kết nối các đầu mối thương mại, du lịch tại Cần Thơ, Bến Tre, Bạc Liêu, Đồng Tháp… ; mở khoảng 20 tuyến bay thẳng quốc tế tại sân bay Cần Thơ và trở thành sân bay trung chuyển của khu vực ĐBSCL thay thế cho TPHCM sau năm 2021; nâng cấp hệ thống đường bộ để rút ngắn thời gian di chuyển giữa các tỉnh/thắng cảnh xuống dưới 2 tiếng…

Đối với tỉnh Đồng Tháp, tại buổi làm việc ngày 9/11/2018 với UBND tỉnh, BCG đã đưa ra những khuyến nghị phát triển du lịch bằng hình ảnh biểu tượng “Vương quốc Sen và Sếu”. Cụ thể, bên cạnh các điểm đến thú vị như Khu di tích Xẻo Quýt, Vườn Quốc gia Tràm Chim, khu Đồng Tháp Mười…, Đồng Tháp nên tạo thêm hoạt động cho du khách (học cách trồng sen và các ngành nghề liên quan đến sen, khám phá các loài chim tại công viên chim Mekong…).

Phó Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp Đoàn Tấn Bửu giới thiệu và tặng các thành viên trong đoàn tư vấn khăn của làng nghề dệt choàng Long Khánh A (huyện Hồng Ngự).

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Đoàn Tấn Bửu giới thiệu và tặng các thành viên trong đoàn tư vấn khăn của làng nghề dệt choàng Long Khánh A (huyện Hồng Ngự).

Tại An Giang, qua buổi làm việc chiều ngày 9/11 tại, BCG xác định tuy sở hữu rất nhiều những danh thắng và nét đẹp văn hóa đặc sắc như Rừng Trà Sư, Núi Sam, Núi Cấm, lễ hội đua bò tại Bảy Núi, di tích văn hóa Óc Eo… nhưng tại đây các sản phẩm du lịch chưa phong phú cũng như nguồn nhân lực địa phương còn hạn chế. An Giang có thể xây dựng hình ảnh “Thiên đường cảnh quan và di sản” và phát triển thêm nhiều loại hình du lịch như du lịch hành hương, du lịch cảm giác mạnh…

Buổi thảo luận với UBND tỉnh An Giang và đại diện Tập đoàn Novaland và BCG.

Buổi thảo luận với UBND tỉnh An Giang và đại diện Tập đoàn Novaland và BCG.

Buổi làm việc giữa Novaland, BCG với UBND tỉnh Tại Bến Tre ngày 10/11.

Buổi làm việc giữa Novaland, BCG với UBND tỉnh Tại Bến Tre ngày 10/11.

Đối với Bến Tre, BCG chỉ ra điểm yếu ở cơ sở hạ tầng du lịch (nhà hàng, khách sạn, vận tải đường sông…) khiến khó thuyết phục du khách ở lại lâu hơn và chi tiêu nhiều hơm. BCG đề xuất Bến Tre phát huy hình ảnh thương hiệu “Vương quốc Dừa”, tạo thêm hoạt động gắn với Dừa để làm phong phú trải nghiệm cho du khách.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Liên kết hữu ích
Lên đầu trang
Top