Aa

Phong tục đón tết Trung thu ở Việt Nam so với các nước Châu Á như thế nào

Thứ Hai, 02/10/2017 - 07:27

Theo phong tục tập quán người Việt ta từ xưa đến nay, Tết Trung Thu của người Việt mang ý nghĩa tết đoàn viên và chính là tết của trẻ em. Tết Trung thu không chỉ có ở Việt Nam mà còn là ngày hội truyền thống của nhiều quốc gia Châu Á khác với những phong tục tập quán đặc trưng riêng thể hiện bản sắc của dân tộc mình. Bài viết dưới đây giới thiệu về phong tục đón tết Trung thu của các nước Châu Á.

1. Tết Trung thu ở Việt Nam

Trung thu ở Việt Nam còn được gọi là tết Trông trăng hay tết Đoàn viên

Trung thu ở Việt Nam còn được gọi là tết Trông trăng hay tết Đoàn viên

Ngày Trung thu được du nhập từ Trung Hoa vào Việt Nam từ thời Lý. Nhưng phải đến Cách mạng tháng 8 thành công và nhất là từ năm 1947, khi Bác Hồ gửi thư Trung thu cho thiếu nhi cả nước.

Tết Trung thu mới thực sự trở thành tết của tất cả trẻ em và được tổ chức vui chơi tưng bừng, rộn ràng, phấn khởi, vừa mang nhiều nguồn vui, vừa có ý nghĩa xã hội, đời sống… khi toàn xã hội, gia đình tận tình chăm sóc trẻ em.

Do có sự giao lưu văn hóa lâu đời với Trung Quốc nên tục lệ đón tết Trung thu của người Việt cũng có nhiều điểm tương đồng với người Hoa.

Đó là ăn bánh, uống trà và thưởng trăng. Điểm khác biệt của tết Trung thu của người Việt đó là nhà nhà bày mâm ngũ quả cúng lễ gia tiên, người lớn ăn bánh, uống trà còn trẻ em cầm đèn lồng, đèn ông sao tham gia các hoạt động múa hát, các trò chơi dân gian tại các địa phương.

Tại Việt Nam, ngày Trung thu còn được gọi là tết Trông trăng hay tết Đoàn viên. Nhân dịp tết này, người lớn thì uống rượu, thưởng trăng, và hát trống quân.

Trẻ em thì rước đèn, đi xem múa lân, ca hát các bài hát Trung Thu, và vui hưởng bánh kẹo cùng các thứ trái cây do cha mẹ bày ở ngoài sân trong đêm Trung Thu dưới hình thức một mâm cỗ.

Theo tục lệ, việc trẻ con thưởng thức bánh kẹo trái cây trong đêm Trung Thu này được gọi là "phá cỗ."

2. Tết Trung thu ở Trung Quốc

Trung Quốc được coi như cái nôi truyền thống của tết Trung thu. Đây là dịp lễ rất quan trọng đối với những người con Trung Quốc, là dịp để mọi người cùng về nhà đoàn tụ.

Với mỗi vùng miền khác nhau, phong tục đón tết cũng sẽ có những nét không tương đồng, nhưng điểm chung nhất của tất cả các địa phương là nhà nhà treo đèn lồng đỏ, ăn bánh nướng, thưởng trà ngắm trăng.

Trong những ngày này, người Trung Quốc sẽ đón tết bằng việc ăn bánh trung thu và ngắm trăng, họ còn gọi ngày này là "lễ hội mặt trăng".

Họ làm lễ tế trăng, thờ mặt trăng ở ngoài trời với rượu, hoa quả và đồ ăn để cầu mong mang lại sự may mắn. Họ cũng rước những chiếc đèn màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn trong đêm rằm.

Người Trung Quốc còn thắp nến vào những chiếc đèn hình hoa sen thả trôi sông, thả đèn lồng Khổng Minh lên trời. Họ quan niệm, chiếc đèn sẽ mang điều ước, tâm nguyện của mình đi thật xa để mọi mong ước đều thành sự thật.

Khắp nơi trên đường phố được treo rất nhiều câu đối hoặc câu đố vui, câu đối còn được ghi trên các đèn lồng treo trước cửa mọi nhà.

Người dân Trung Quốc thường tập trung lại cùng nhau giải câu đố để lấy may. Họ cũng tổ chức múa lân, múa rồng tạo không khí vui tuơi, náo nhiệt cho ngày tết.

3. Tết Trung thu ở Nhật Bản

Bánh trung thu Nhật Bản Tsukimi - Dango

Bánh trung thu Nhật Bản Tsukimi - Dango

Ngày nay, người Nhật không còn sử dụng lịch âm lịch, tuy nhiên Tết Trung thu vẫn được tổ chức rầm rộ và được gọi là Lễ ngắm trăng (Otsukimi). Khác với các nước trong khu vực, Nhật Bản tổ chức Trung Thu mỗi năm 2 lần.

Lần đầu tiên là Zyuyoga gắn liền với phong tục ngắm trăng Otsukimi, thường được diễn ra vào đúng ngày rằm tháng tám âm lịch khi trăng đẹp nhất.

Lần thứ hai là Tết trăng khuyết thường được tổ chức vào tháng chín hoặc tháng 10 âm lịch hàng năm. 

Vào những ngày này, người Nhật sẽ ăn món ăn có tên gọi là Tsukimi - Dango - bánh được xếp thành hình tam giác trên một chiếc kệ gỗ, bên cạnh là bình cỏ susuki (một loại cỏ lau của Nhật Bản) và hoa quả.

Người Nhật quan niệm, thỏ ngọc sống trên mặt trăng, nên họ nặn nhiều loại bánh gạo mô phỏng hình thỏ ngọc và những chiếc bánh nếp tròn mô phỏng hình mặt trăng để cúng trời đất.

Người Nhật thường bày bánh này theo hình tam giác và đặt vào những nơi thoáng đãng để người ta có thể vừa ăn bánh vừa ngắm trăng.

Trẻ em ở Nhật thường được bố mẹ mua cho lồng đèn cá chép để rước chơi. Ở Nhật, đèn lồng cá chép tượng trưng cho sự dũng cảm. 

Theo truyền thuyết Nhật Bản cho rằng cá chép là hiện thân của võ sĩ Samurai vì nó dám lội ngược dòng thác nước.

Đèn lồng cá chép tượng trưng cho lòng can đảm, nhất là đối với các bé trai. Vì thế họ sử dụng đèn cá chép trong lễ rước đèn để mong muốn mang lại sức mạnh và may mắn.

4. Tết Trung thu ở Hàn Quốc

Bánh Trung thu Hàn Quốc được gọi là Songpyeon

Bánh Trung thu Hàn Quốc được gọi là Songpyeon

Ở Hàn Quốc, Trung thu là một trong hai ngày lễ lớn nhất của đất nước này. Đây là lễ lớn và quan trọng đối với người Hàn Quốc và được kéo dài trong 3 ngày.

Tên gọi của lễ này là Chuseok có nghĩa là đêm mùa thu. Lễ hội được tổ chức vào mùa thu hoạch hàng năm nên còn được coi như một ngày hội mùa.

Vào ngày này người Hàn dù ở đâu xa cũng trở về quây quần bên gia đình và dùng những nguyên liệu tươi ngon đã thu hoạch đươc trong mùa vụ trước chế biến thành các món ăn hấp dẫn để bày lễ tạ ơn tổ tiên và tận hưởng thành quả sau một mùa vụ vất vả..

Trẻ em được mặc áo truyền thống cùng vui chơi và ăn bánh Trung Thu. Rượu và bánh songpyeon là hai thứ không thể thiếu được trong ngày tết Trung Thu của người Hàn Quốc.

Bánh Trung thu Hàn Quốc được gọi là Songpyeon, là loại bánh được làm từ bột gạo nếp, đậu xanh, đường và lá thông.

Bánh có hình trăng khuyết hoặc bán nguyệt vì người Hàn Quốc quan niệm rằng, trăng có lúc tròn lúc khuyết cũng giống như cuộc đời con người có thể đổi thay. 

Sau khi làm lễ cúng tại nhà, các gia đình Hàn Quốc sẽ đến viếng mộ tổ tiên của họ và thực hiện nghi thức nhổ cỏ mọc trên mộ.

Trong ngày này, đàn ông tham gia đấu vật còn phụ nữ Hàn Quốc sẽ mặc trang phục truyền thống hanbok rồi tập trung giữa sân làng, nắm tay thành vòng tròn cùng nhau ca hát, nhảy múa.

5. Tết Trung thu ở Thái Lan

Tết Trung thu ở Thái Lan còn được gọi là lễ cầu trăng. Vào ngày này, tất cả mọi người từ già trẻ gái trai đều ngồi quây quần bên bàn thờ Quan Thế Âm Bồ Tát và Bát Tiên để cầu nguyện.

Trên bàn thờ được bày quả đào, bưởi và bánh Trung Thu. Người Thái cho rằng, khi họ cúng quả đào, bưởi và bánh trung thu.

Bát Tiên sẽ mang những quả này tới cung trăng để chúc thọ Quan Âm cũng như các vị thần tiên khác, giúp cho lời nguyện cầu của họ trở thành sự thật và thần tiên sẽ ban điều tốt lành đến cho mình. 

Không giống như nhiều quốc gia châu Á khác, bánh Trung Thu ở Thái Lan có hình dạng giống quả đào và vào đêm Rằm, tất cả già trẻ, gái trai đều phải ngồi cầu nguyện và ban phước lành cho nhau trong lễ cúng trăng.

Ở Thái Lan, bưởi có ý nghĩa tượng trưng cho sự viên mãn và xum vầy, vì vậy người Thái thường dùng bưởi trong ngày “ tết cầu trăng” với hy vọng sum họp và đủ đầy.

6. Tết Trung thu ở Singapore

Tổ tiên người Hoa du nhập vào Singapore đã mang tết Trung Thu đến với đất nước đa sắc tộc này. Tết được tổ chức vào tháng tám hoặc tháng chín hàng năm, là dịp để người Hoa thể hiện bản sắc văn hóa của mình.

Những ngày này, tại khu China Town rực rỡ với những chiếc đèn lồng nhiều màu sắc. Những món ăn truyền thống của người Hoa trong dịp lễ được bày bán khắp nơi.

7. Tết Trung thu tại Philippines

Cũng giống như ở Singapore, Tết Trung thu tại Philippines thường được tổ chức và lưu truyền bởi người gốc Hoa sinh sống và làm việc tại nước này.

Trong ngày Tết Trung thu, người gốc Hoa sinh sống ở Philippines thường làm bánh trung thu rồi chia cho tất cả người thân, bạn bè và hàng xóm của mình.

Loại bánh trung thu ở Philippines thường được gọi là Hopia (tức bánh nướng ngon), gồm nhiều "phiên bản" như hopiang mungo (bánh nướng nhân đậu xanh), hopiang baboy (bánh nướng nhân thịt heo), hay hopiang Hapon (Bánh nướng Nhật Bản) hoặc hopiang ube (bánh nướng khoai lang tím)...

8. Tết Trung thu ở Campuchia

Không như những quốc gia khác, Tết Trung thu của Campuchia được tổ chức vào ngày 15/10 âm lịch hàng năm.

Lễ hội này thường được gọi là lễ hội Ok Om Pok, thường được tổ chức vào ban đêm với các lễ vật như cốm dẹp, chuối, khoai, mía…

Trong lễ hội, người Campuchia sẽ tổ chức cuộc thi thả đèn gió. Đèn gió bay lên cao sẽ tượng trưng cho những ước vọng, niềm tin của người thả gửi tới vị thần mặt trăng, để cầu mong hạnh phúc viên mãn.

Trong lễ hội, người Campuchia sẽ tổ chức cuộc thi thả đèn gió. Đèn gió bay lên cao sẽ tượng trưng cho những ước vọng, niềm tin của người thả gửi tới vị thần mặt trăng và cầu xin những điều tốt lành để, cầu mong hạnh phúc viên mãn.

Sau đó, những người lớn tuổi trong làng sẽ nhét gạo dẹt vào miệng của trẻ con cho đến khi không thể nhét vào được nữa để cầu mong sự tròn đầy, viên mãn.

9. Tết Trung thu tại Malaysia

Người Malaysia cũng có phong tục làm bánh Trung thu trong ngày rằm tháng 8 và thắp các loại đèn lồng để đón mừng Tết Trung thu.

Trong suốt mùa Trung thu tại Malaysia, bánh Trung thu được bày bán ở khắp mọi nơi. Cùng với đó là các hoạt động vui chơi giải trí sôi động như múa lân, múa sư tử tạo nên không khí lễ hội tưng bừng ở trên các đường phố.

10. Tết Trung thu tại Myanmar

Tết Trung thu tại Myanmar còn được gọi là "Lễ trăng tròn" hay "Tiết quang minh". Đêm rằm Trung thu, nhà nhà đều thắp đèn lồng để cho thành phố sáng rực, ánh sáng chiếu rọi khắp mọi nơi.

Mọi người ở đây cũng thường xem biểu diễn kịch, nhảy múa, xem phim và tổ chức nhiều hoạt động vui chơi náo nhiệt khác trong đêm lễ hội mùa thu này.

11. Tết Trung thu tại Triều Tiên

Tết Trung thu tại Triều Tiên còn được gọi là “Thu tịch tiết” (lễ hội đêm Thu). Món bánh truyền thống của người Triều Tiên dùng trong dịp này này bánh nướng xốp (gọi là muffin).

Mọi nhà đều hấp bánh này và biếu tặng cho nhau. Bánh muffin nướng xốp hình bán nguyệt- nửa vầng trăng, làm từ bột gạo, bên trong có nhân đậu, mứt, táo…

Lúc trời bắt đầu tối là lúc người Triều Tiên cùng nhau ngắm trăng. Dưới ánh trăng rằm rực rỡ, họ chơi kéo co, vật hoặc biểu diễn ca múa. Các cô gái trẻ sẽ diện bộ trang phục đẹp nhất để tham gia ngày hội.    

12. Tết Trung thu tại Lào

Tết Trung thu tại Lào được gọi là “nguyệt phúc tiết” (tức lễ hội trăng phước lành). Vào ngày này, mọi người dân Lào, bất kể già trẻ, gái trai đều ngắm trăng. Lúc hoàng hôn buông xuống, các chàng trai cô gái cùng nhau nhảy múa hát ca thâu đêm.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top