Aa

Phong tục tỉa chân hương (nhang) ngày ông Công ông Táo 23 tháng chạp

Thứ Ba, 10/01/2017 - 15:00

Có nhất thiết phải tỉa chân nhang (hương) hay không? Nếu rút tỉa rút chân nhang thì nên thực hiện vào ngày nào? Đây là những thắc mắc thường gặp của nhiều gia chủ.

 

Một số người cho rằng, bát hương càng đầy thì càng linh. Tuy nhiên, quan niệm này cũng chỉ là suy đoán, bởi bát hương đầy thì nguy cơ gây hỏa hoạn là có thể xảy ra. Do đó, mỗi năm ít nhất 1 lần, các gia đình thường phải rút tỉa chân nhang. Nhất là dịp Tết đến Xuân về lại càng nên tỉa chân nhang.

Thường trong nhà có 2 bàn thờ: Bàn thờ gia tiên và bàn thờ ông Công đều phải tỉa chân nhang.

Nhiều người quan niệm phải sau 23 tháng Chạp tức ngày ông Công ông Táo mới được tỉa chân nhang. Tục thờ cúng không có một quy định nào về việc này. 

Sang tháng Chạp là có thể tỉa chân nhang, phần lớn sau rằm tháng Chạp là làm được. Tỉa chân nhang chọn ngày Hoàng Đạo, kỹ lưỡng hơn chọn ngày hợp với công việc tế tự hoặc ngày bách sự nghi dụng.

Tỉa chân nhang trước Tết là việc nên làm.

Tỉa chân nhang trước Tết là việc nên làm.

Khi tỉa chân nhang (hương) đồng nghĩa với thời điểm quét dọn bàn thờ, lau chùi đồ thờ cúng để ban thờ được sạch sẽ, gọn gàng và nghiêm trang đón năm mới. Có quan niệm cho rằng, chỉ được phép di chuyển các đồ  bày trên ban thờ nhưng bát hương thì không được phép di chuyển.

Theo TS. Vũ Thế Khanh, lau dọn bát hương thì cố gắng không làm xê dịch, không xoay hoặc sai vị trí của bát hương. Nếu vì lý do bất khả kháng thì sau khi lau dọn xong phải thành tâm sám hối và đặt lại đúng như trước. Nhiều người cho rằng phải chờ đến ngày 23 tết ông Công ông Táo mới tỉa chân hương và lau chùi – đó là quan niệm sai lầm. Thậm chí có người còn để chân hương quá nhiều, tầng tầng lớp lớp năm này qua năm khác. Đó là sự mê tín và có ý khoe khoang để chứng tỏ rằng “ta là người tín tâm, chăm thắp hương thờ cúng…

Đồng quan điểm, GS Nguyễn Tiến Đích khẳng định, mọi nhà đều có thể tự hóa bớt chân hương khi bát hương đã đầy. Bạn có thể làm việc này bất kỳ lúc nào, không nhất thiết phải chờ đến ngày Tết Ông Công hàng năm (23 tháng Chạp). Để làm việc này, bạn hãy thắp mỗi bát hương một nén hương, kính cáo Thần linh và Gia tiên, xin được hóa bớt chân hương sau tuần hương này. Khi hương cháy hết, bạn cứ việc nhắc bớt chân hương ở các bát hương ra, rồi hóa nó đi. Mỗi bát chỉ để lại 3 chân hương. Xong lau chùi các bát hương và bàn thờ sạch sẽ, rồi thắp mỗi bát hương một nén hương. Nhân có việc cúng lễ gì thì cúng ngay sau khi dọn xong bát hương càng tốt.

Cũng có nhiều gia đình cẩn thận, trước khi rút chân nhang có biện lễ vật, thắp hương xin phép được thực hiện việc lau dọn bàn thờ. Sau khi xin phép, gia chủ sẽ rút tỉa từng chân hương cho tới khi còn lại một số lẻ sao cho đẹp nhất. Thông thường, sẽ để lại 3, 5, 7 hoặc 9 chân hương trong bát hương. Số còn lại sẽ được mang đi hóa thành tro, đổ xuống sông hoặc vùi vào gốc cây. Cần lưu ý, tuyệt đối không được vứt chân hương hoặc các đồ thờ cúng khác vào thùng rác hoặc các nơi ô uế.

Không nên để quá nhiều chân nhang vì dễ gây hỏa hoạn.

Không nên để quá nhiều chân nhang vì dễ gây hỏa hoạn.

Việc thắp hương là tùy tâm chứ không nhất thiết, gia chủ chỉ cần chắp tay lễ trước bàn thờ khấn rằng: “Tín chủ tên là…, vì chưa chu đáo nên để bàn thờ bị bụi, bị rác, xin thành tâm sám hối và kính cáo với các chư vị (tùy theo bàn thờ đó thờ thần linh, hộ pháp, hay gia tiên…) cho phép tín chủ được sái tịnh để cho bàn thờ được trang nghiêm thanh tịnh, kính mong các chư vị chứng minh và gia hộ".

Khấn xong thì có thể tiến hành lau dọn ngay, khi lau dọn phải chọn khăn mới, chổi mới (hoặc khăn lau, chổi quét chuyên dùng), lau dọn bằng nước sạch, khăn sạch, chổi sạch…

Một số lưu ý khi tỉa chân nhang:

- Dùng khăn sạch lau bàn thờ, bát hương và các đồ thờ cúng khác. Tốt nhất nên mua 1 khăn vải bông trắng mới về giặt và vắt khô để lau.

- Tránh để bát hương, các đồ thờ cúng khác gần nơi ô uế, mất vệ sinh.

- Đối với bát hương bằng đồng, tuyệt đối không rửa nước vì sẽ gây mốc xanh. Tốt nhất nên dùng giẻ hơi ẩm lau hoặc lau khô.

- Đối với bát hương bằng sứ cần tránh va chạm, rơi vỡ.

Trên đây là những thông tin cơ bản và mang tính chất tham khảo về việc rút chân hương theo truyền thống của người Việt. 

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top