Photo Travel: "Đại học Đông Dương", những cảm thức xưa cũ về kiến trúc và mỹ thuật

Photo Travel: "Đại học Đông Dương", những cảm thức xưa cũ về kiến trúc và mỹ thuật

Nhà báo Trọng Chính
Nhà báo Trọng Chính trongchinhphoto@yahoo.com
Thứ Bảy, 16/11/2024 - 06:40

Với 22 tác phẩm sắp đặt, "Cảm thức Đông Dương" là tổ hợp triển lãm nghệ thuật tương tác độc đáo, gợi mở những cảm thức xưa cũ về kiến trúc và mỹ thuật Đông Dương được các nhà thiết kế, họa sĩ trẻ Việt Nam tái hiện tại tòa nhà Đại học Tổng hợp Hà Nội, tiền thân là tòa nhà chính của Đại học Đông Dương. Trong gần 100 năm tồn tại, đây cũng là lần hiếm hoi công trình này "rộng cửa" đón mọi đối tượng du khách.

***

Triển lãm "Cảm thức Đông Dương" trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 là một hành trình thời gian ngược về quá khứ, nơi người tham gia có thể đắm mình trong không gian cổ kính của tòa nhà Đại học Tổng hợp Hà Nội, hiểu rõ hơn về cột mốc quan trọng của giáo dục Việt Nam. Đây là một trong những trường đại học đầu tiên ở Đông Dương nói chung và ở Việt Nam nói riêng. Hiện nay, tòa nhà là một trong những giảng đường của Đại học Khoa học Tự nhiên thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.

Là một trong những công trình kiến trúc Đông Dương nổi bật tại Việt Nam, Đại học Tổng hợp, tiền thân là Viện Đại học Đông Dương (số 19 Lê Thánh Tông, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) được kiến trúc sư người Pháp Ernest Hébrard thiết kế vào năm 1926 gây ấn tượng với thiết kế mái vòm cao, sảnh lát đá và hoa sắt đặc trưng.

Photo Travel: "Đại học Đông Dương", những cảm thức xưa cũ về kiến trúc và mỹ thuật- Ảnh 1.

Tổ hợp triển lãm nghệ thuật tương tác "Cảm thức Đông Dương" trong khuôn khổ Lễ hội Thiết kế sáng tạo Hà Nội 2024 được thực hiện tại tòa nhà 19 phố Lê Thánh Tông, tiền thân là tòa nhà chính của Đại học Đông Dương, sau này là trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và hiện nay thuộc Đại học Quốc gia Hà Nội.

Photo Travel: "Đại học Đông Dương", những cảm thức xưa cũ về kiến trúc và mỹ thuật- Ảnh 2.

Cửa ra vào chính tòa nhà được thiết kế theo dạng vòm, trang trí bằng kính và kim loại…

Photo Travel: "Đại học Đông Dương", những cảm thức xưa cũ về kiến trúc và mỹ thuật- Ảnh 3.

… TS. Trần Hậu Yên Thế đã dùng chất liệu giấy bóng kính cắt dán, trùm lên dòng chữ Alma Mater. Dòng chữ xuất phát từ dòng chữ ALMA MATER EX TE NOBIS DIGNITAS UBERTAS FELICITAS (Nữ thần Đại học - Người ban phước cho chúng ta Phẩm giá, Giàu có và Hạnh phúc).

Nhiều khu vực trước đây được đóng cửa để bảo quản, đặc biệt là khu vực "bí mật" từ tầng 2 lên tới gác mái và mái vòm nay đã được mở cửa đón du khách tham quan. Là một trong những địa điểm thu hút nhất, lượng người tới cũng rất đông nên BTC phải chia lượt để mọi công chúng, du khách đều có thể được tham quan. Theo đó, từ khu vực tầng 2 trở lên, mỗi lượt chỉ được 20 người vào tham quan, mỗi lượt có thời gian khoảng 10 phút để thưởng lãm toàn bộ không gian bảo tàng tại tầng 2, kiến trúc mái vòm tầng 3 gác mái... Du khách được ngắm nhìn và trải nghiệm những tác phẩm nghệ thuật sắp đặt độc đáo, như mái vòm tòa nhà là cụm các tác phẩm trang trí với đèn chùm, tác phẩm sắp đặt bia tiến sĩ trên chất liệu mika dẫn sáng có khắc chìm gợi cảm hứng bức đồ án thiết kế trang trí tòa nhà Đại học Đông Dương của KTS. Ernest Hebrard.

Photo Travel: "Đại học Đông Dương", những cảm thức xưa cũ về kiến trúc và mỹ thuật- Ảnh 4.

Khuôn viên trường rộng rãi với những mảng màu vàng rực trong nắng thu.

Photo Travel: "Đại học Đông Dương", những cảm thức xưa cũ về kiến trúc và mỹ thuật- Ảnh 5.

Những ô cửa không song sắt nhìn ra sân.

Photo Travel: "Đại học Đông Dương", những cảm thức xưa cũ về kiến trúc và mỹ thuật- Ảnh 6.

Phía sau tòa nhà là những mái vòm đậm chất kiến trúc Pháp.

Photo Travel: "Đại học Đông Dương", những cảm thức xưa cũ về kiến trúc và mỹ thuật- Ảnh 7.

Khung cửa sổ kính màu nhìn sang tòa nhà đối diện trong khuôn viên trường được TS. Trần Hậu Yên Thế dùng chất liệu giấy bóng kính cắt dán, trùm lên dòng chữ Alma Mater.

Photo Travel: "Đại học Đông Dương", những cảm thức xưa cũ về kiến trúc và mỹ thuật- Ảnh 8.

Dọc cầu thang lên tầng 2, sắp đặt các tác phẩm nhiếp ảnh trắng đen của Phạm Duy mang tên "Hai ốc đảo". Tên gọi này xuất phát từ ý niệm về 2 công trình thiết kế là Đại học Quốc gia Hà Nội và Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Việt Nam như những ốc đảo ẩn giữa đô thị với nhiều lớp trầm tích mỹ thuật của xứ sở Đông Dương.

Photo Travel: "Đại học Đông Dương", những cảm thức xưa cũ về kiến trúc và mỹ thuật- Ảnh 9.

Tại tầng 2 của tòa nhà là chùm tác phẩm sắp đặt "Từ hư vô trở về" của nghệ sỹ Phạm Thủy Tiên. Mẫu vật là khung xương bò được sắp đặt ánh sáng với giấy dó, kết hợp đèn, động cơ, tạo nên những chuyển động nửa thực nửa hư khiến người xem có cảm giác như những mạch đập từ khởi nguyên quay trở lại.

Đặc biệt, tác phẩm trình chiếu 3D mapping của hoạ sĩ Phạm Trung Hưng vẽ lại hình 2 con chim phượng hoàng trên mái vòm tòa nhà đã bong mờ theo thời gian. Dù đã trải qua hàng thập kỷ, trên vòm tòa nhà vẫn còn lưu giữ hình ảnh 2 con chim phượng hoàng, biểu tượng uy quyền trong văn hóa Á Đông. Bằng công nghệ trình chiếu 3D mapping được hoạ sỹ Phạm Trung Hưng vẽ lại, hình ảnh trở nên rõ nét và sống động hơn. Những tác phẩm và không gian sáng tạo này được đánh giá như những "gạch nối" giữa quá khứ với hiện tại, tạo thành những điểm nhấn đầy sáng tạo khiến cho tòa nhà Đại học Tổng hợp Hà Nội trở thành điểm "check in hot" trong Tuần lễ Thiết kế sáng tạo Hà Nội năm nay./.

Photo Travel: "Đại học Đông Dương", những cảm thức xưa cũ về kiến trúc và mỹ thuật- Ảnh 10.

Tại mái vòm cửa chính tòa nhà, tác phẩm Mạch nguồn là thiết kế tương tác ánh sáng của KTS. Lê Phước Anh với bộ đèn chùm được treo cao giữa sảnh, hướng sâu lên các tầng cao. Lấy cảm hứng từ các gam màu trầm ở tranh lụa của các họa sĩ thời Đông Dương, Lê Phước Anh đã thiết kế các tấm voan lụa xếp lớp, nhìn thẳng từ dưới lên sẽ thấy như những cánh hoa.

Photo Travel: "Đại học Đông Dương", những cảm thức xưa cũ về kiến trúc và mỹ thuật- Ảnh 11.

Trên vòm tòa nhà vẫn còn lưu giữ hình ảnh 2 con chim phượng hoàng, biểu tượng uy quyền trong văn hóa Á Đông, được hoạ sỹ Phạm Trung Hưng vẽ lại hình ảnh rõ nét và sống động hơn bằng công nghệ trình chiếu 3D mapping.

Photo Travel: "Đại học Đông Dương", những cảm thức xưa cũ về kiến trúc và mỹ thuật- Ảnh 12.

Kiến trúc - mỹ thuật Đông Dương được "sống" lại bằng những sắp đặt ánh sáng kỳ ảo và hiện đại.

Photo Travel: "Đại học Đông Dương", những cảm thức xưa cũ về kiến trúc và mỹ thuật- Ảnh 13.

Mái vòm tầng 3 lần đầu tiên du khách được tiếp cận ở cự ly gần.

Photo Travel: "Đại học Đông Dương", những cảm thức xưa cũ về kiến trúc và mỹ thuật- Ảnh 14.

Tác phẩm "Tiêu bản", mượn cảm hứng từ các mẫu lọ thủy tinh tại Bảo tàng Sinh học được trưng bày ở tầng 4.

Photo Travel: "Đại học Đông Dương", những cảm thức xưa cũ về kiến trúc và mỹ thuật- Ảnh 15.

Các tác phẩm sắp đặt mượn cảm hứng từ bia tiến sĩ Văn Miếu được trưng bày ở tầng 3.

Photo Travel: "Đại học Đông Dương", những cảm thức xưa cũ về kiến trúc và mỹ thuật- Ảnh 16.

Nhiều tác phẩm trưng bày cũng mở ra cho người xem những liên tưởng về văn hóa Đông Dương trong giai đoạn cũ, với chất liệu từ tranh thêu, sơn mài và cả những bức ảnh chụp Việt Nam vốn rất nổi tiếng của Albert Kahn…

Photo Travel: "Đại học Đông Dương", những cảm thức xưa cũ về kiến trúc và mỹ thuật- Ảnh 17.

Được xây dựng từ 1926 bởi kiến trúc sư nổi tiếng người Pháp Ernest Hébrard, Viện Đại học Đông Dương (từ năm 1956 là trụ sở Đại học Tổng hợp Hà Nội)…

Photo Travel: "Đại học Đông Dương", những cảm thức xưa cũ về kiến trúc và mỹ thuật- Ảnh 18.

... mang đầy đủ những nét đặc trưng và độc đáo nhất của kiến trúc Pháp thuộc địa, với sảnh chính lát đá, mái vòm cao, hệ thống cửa có hoa sắt, các cột trang trí.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top