Photo Travel: Đền Cuông, nơi cuối đường lông ngỗng rải

Photo Travel: Đền Cuông, nơi cuối đường lông ngỗng rải

Nhà báo Trọng Chính
Nhà báo Trọng Chính trongchinhphoto@yahoo.com
Thứ Bảy, 17/02/2024 - 06:30

Núi Mộ Dạ còn được gọi là "Đan Phượng hàm thư" mang nghĩa chim phượng ngậm thư mà đền Cuông (xã Diễn An, huyện Diễn Châu, Nghệ An) chính là đầu phượng. Đây cũng là nơi chứng kiến những phút giây cuối cùng của Thục Phán An Dương Vương và người con gái mà ông thương yêu nhất.

***

Âu Lạc thua trận, Thục Phán An Dương Vương chỉ mang theo Mỵ Châu phi ngựa chạy về phương nam. Mỵ Châu vẫn ngây thơ về viễn cảnh đoàn viên với người chồng bên kia chiến tuyến và nàng đã dứt lông ngỗng từ chiếc áo choàng, đánh dấu những nơi ngựa chạy qua.

Khi hai cha con An Dương Vương chạy đến biển Cửa Hiền, thuộc khu vực núi Mộ Dạ thì ngựa và người đều kiệt sức. Giặc như có mắt thần đuổi sát phía sau và lúc tuyệt vọng, An Dương Vương hướng ra biển cầu cứu thần Kim Quy. Thần hiện ra nói rằng "Giặc ngay sau lưng nhà ngươi đấy".

An Dương Vương lúc này mới tỉnh ngộ, thêm dấu lông ngỗng còn vương bên đường đã vung gươm chém người con gái. An Dương Vương được thần Kim Quy rẽ nước dẫn vào biển sâu, còn Mỵ Châu theo truyền thuyết được Trọng Thủy đưa về mai táng ở Cổ Loa, hóa thành hòn đá ngọc.

Photo Travel: Đền Cuông, nơi cuối đường lông ngỗng rải- Ảnh 1.

Đền Cuông tọa lạc trên núi Mộ Dạ (xã Diễn Trung, Diễn Châu, Nghệ An) là ngôi đền thờ Thục Phán An Dương Vương. Đền còn có tên gọi khác là đền Công, bởi xưa kia nơi đây có rất nhiều con chim công sinh sống. Đặc biệt ngọn núi này có dáng hình con chim công khổng lồ, đầu con chim công là nơi ngôi đền tọa lạc.

Photo Travel: Đền Cuông, nơi cuối đường lông ngỗng rải- Ảnh 2.

Đền Cuông được kiến trúc theo kiểu chữ "Tam", bên trong là nơi người dân xứ Nghệ tỏ lòng thành kính với vị vua An Dương Vương…

Photo Travel: Đền Cuông, nơi cuối đường lông ngỗng rải- Ảnh 3.

Photo Travel: Đền Cuông, nơi cuối đường lông ngỗng rải- Ảnh 4.

Photo Travel: Đền Cuông, nơi cuối đường lông ngỗng rải- Ảnh 5.

… bên ngoài tam quan có cảnh trí thêm phần cổ kính.

Còn theo dã sử, An Dương Vương và Mỵ Châu đều tuẫn tiết tại chính nơi này. Dân chúng thương tiếc nên lập đền thờ gọi là đền Cuông trên núi Mộ Dạ. Đây cũng là ngọn núi quy tụ rất nhiều chim chóc, đặc biệt như loài phượng, hạc. Mỗi năm vào rằm tháng hai, đền Cuông mở hội tưởng nhớ và thường xuyên có những sự kiện lạ như hạc thần hoặc cá voi về viếng đền. Ngày nay tại đền Cuông vẫn còn lưu giữ xác của hạc thần.

Lông ngỗng rải đường đã đi vào dĩ vãng cả ngàn năm nhưng con đường ấy vẫn hiển hiện như một tình yêu không thể nào phai. Theo dấu lông ngỗng năm xưa đưa ta đến đền Cuông, ngôi đền có tam quan cổ kính nằm thanh tịnh dưới chân núi Mộ Dạ quanh năm vướng vít mùi nhang khói, đặc biệt ngày đầu Xuân.

Photo Travel: Đền Cuông, nơi cuối đường lông ngỗng rải- Ảnh 6.

Đền Cuông là một công trình kiến trúc đẹp, vững chắc, phù hợp với điều kiện thiên nhiên, xung quanh có trồng nhiều cây xanh đan xen. Đền có kiến trúc kiểu chữ Tam, bao gồm tam quan, ba tòa thượng, trung và hạ điện.

Photo Travel: Đền Cuông, nơi cuối đường lông ngỗng rải- Ảnh 7.

Vào dịp đầu năm, người dân biển Diễn Châu đều sắm sửa lễ vật lòng thành dâng lên vua An Dương Vương và lên đèn chăm sóc khói hương.

Photo Travel: Đền Cuông, nơi cuối đường lông ngỗng rải- Ảnh 8.

Thượng điện, nơi thờ cúng vua An Dương Vương.

Photo Travel: Đền Cuông, nơi cuối đường lông ngỗng rải- Ảnh 9.

Không chỉ là nơi thờ tự linh thiêng, ngôi đền này còn có những câu chuyện về sự trùng lặp đầy bí ẩn. Năm 1995, đền Cuông được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia và vào ngày khai mạc lễ hội, xuất hiện một con hạc lông trắng toát tựa như con đại bàng từ từ hạ xuống. Đúng một ngày sau khi lễ hội kết thúc thì chim hạc chết. Trong ảnh là xác hạc trắng được ướp cho vào tủ kính đặt ngay tại khu vực hạ điện đền Cuông.

Photo Travel: Đền Cuông, nơi cuối đường lông ngỗng rải- Ảnh 10.

Các công trình của đền đều đồ sộ, cột to, tường dày vững chãi nhưng không thô vì các chi tiết, hoa văn được chạm đắp tinh tế toát lên vẻ đẹp thanh thoát.


Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top