Photo Travel: "Địa chỉ đỏ" ghi dấu quá khứ hào hùng của Biệt động Sài Gòn

Photo Travel: "Địa chỉ đỏ" ghi dấu quá khứ hào hùng của Biệt động Sài Gòn

Nhà báo Trọng Chính
Nhà báo Trọng Chính trongchinhphoto@yahoo.com
Thứ Bảy, 03/05/2025 - 06:20

Ngoài địa đạo Củ Chi, ngôi nhà chứa vũ khí của Biệt động Sài Gòn cũng là nơi du khách có thể trải nghiệm chui xuống hầm chứa gần 2 tấn vũ khí tấn công Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân 1968, được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa Quốc gia.

***

Photo Travel: "Địa chỉ đỏ" ghi dấu quá khứ hào hùng của Biệt động Sài Gòn- Ảnh 1.

Căn nhà cổ hai tầng, có ban công rộng, treo cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam, nằm trong con hẻm nối hai con đường Nguyễn Đình Chiểu - Võ Văn Tần là Di tích lịch sử cấp Quốc gia "Hầm chứa vũ khí của Biệt động Sài Gòn tấn công Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân 1968".

Căn nhà số 287/70 nằm trên 2 con hẻm thông nhau, qua 2 đường Nguyễn Đình Chiểu và Võ Văn Tần (Quận 3, TP.HCM) có diện tích khoảng 37m2. Chính từ ngôi nhà nằm ngay giữa trung tâm thành phố, gần Dinh Độc Lập này, với hệ thống hầm ngầm bí mật, gần 2 tấn vũ khí, 350kg thuốc nổ TNT, thuốc nổ C4, 15 súng AK, súng B40 và 3.000 viên lựu đạn đều được giữ bí mật, an toàn tuyệt đối.

Photo Travel: "Địa chỉ đỏ" ghi dấu quá khứ hào hùng của Biệt động Sài Gòn- Ảnh 2.

Đặc biệt tại đây cũng trưng bày, giới thiệu chiếc ô tô nhãn hiệu Citroen NCE-345 do ông Trần Văn Lai dùng để chở vũ khí và các chiến sĩ trong đội 5 Biệt động Sài Gòn đánh vào Dinh Độc Lập...

Photo Travel: "Địa chỉ đỏ" ghi dấu quá khứ hào hùng của Biệt động Sài Gòn- Ảnh 3.

... ông Trần Văn Lai trong "vỏ bọc" là một nhà thầu khoán trong Dinh Độc Lập đã dùng xe ô tô âm thầm chở ba chuyến hơn 2 tấn vũ khí các loại về cất giấu trong hầm.

Photo Travel: "Địa chỉ đỏ" ghi dấu quá khứ hào hùng của Biệt động Sài Gòn- Ảnh 4.

Địa điểm tại Quận 3 là một trong các căn cứ Biệt động Sài Gòn đầu tiên được phục dựng hoàn thiện vào thập niên 1980. Bảo tàng được công nhận di tích cấp Thành phố năm 1984 và cấp Quốc gia năm 1988.

Đêm mùng 1 rạng sáng mùng 2 Tết Mậu Thân năm 1968, các chiến sĩ Biệt động đội 5 đã tập trung về căn nhà để nhận vũ khí. Đội xuất phát trên 3 ô tô và một chiếc Honda tiến về Dinh Độc Lập - cơ quan đầu não của chính quyền Sài Gòn lúc bấy giờ. Các chiến sĩ Biệt động Sài Gòn đội 5 đã thực hiện trận đánh táo bạo, vang dội.

Photo Travel: "Địa chỉ đỏ" ghi dấu quá khứ hào hùng của Biệt động Sài Gòn- Ảnh 5.

Mỗi hiện vật là một câu chuyện sinh động, trong đó có quá trình "ngụy trang" vận chuyển vũ khí từ căn cứ về cất giấu trong hầm.

Photo Travel: "Địa chỉ đỏ" ghi dấu quá khứ hào hùng của Biệt động Sài Gòn- Ảnh 6.

Căn hầm có chiều dài 8m, chiều rộng 2m, chiều sâu 2,5m là căn hầm lớn nhất và chứa nhiều vũ khí nhất của Biệt động Sài Gòn...

Photo Travel: "Địa chỉ đỏ" ghi dấu quá khứ hào hùng của Biệt động Sài Gòn- Ảnh 7.
Photo Travel: "Địa chỉ đỏ" ghi dấu quá khứ hào hùng của Biệt động Sài Gòn- Ảnh 8.
Photo Travel: "Địa chỉ đỏ" ghi dấu quá khứ hào hùng của Biệt động Sài Gòn- Ảnh 9.
Photo Travel: "Địa chỉ đỏ" ghi dấu quá khứ hào hùng của Biệt động Sài Gòn- Ảnh 10.

... bên trong chất đầy vũ khí các loại, từ lựu đạn, thuốc nổ, súng AK, súng B40...

Photo Travel: "Địa chỉ đỏ" ghi dấu quá khứ hào hùng của Biệt động Sài Gòn- Ảnh 11.

Thuốc nổ TNT cất giấu trong hầm bí mật.

Photo Travel: "Địa chỉ đỏ" ghi dấu quá khứ hào hùng của Biệt động Sài Gòn- Ảnh 12.

Để vận chuyển được vũ khí vào nội đô thì cần phải có "bình phong" để che mắt các chốt kiểm soát như trong ảnh.

Chủ căn nhà là ông Trần Văn Lai (tự Mai Hồng Quế) đã mất năm 2002, được Đảng, Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân vào năm 2015. Sau chiến dịch Mậu Thân 1968, địa điểm này cùng nhiều căn cứ Biệt động Sài Gòn khác bị chính quyền cũ tịch thu và bán lại cho người dân. Năm 1988, căn nhà được công nhận là Di tích lịch sử cấp Quốc gia mang tên Hầm chứa vũ khí của Biệt động Sài Gòn tấn công Dinh Độc Lập Tết Mậu Thân năm 1968. Căn nhà số 287/70 đường Nguyễn Đình Chiểu ngày nay là chứng tích sống động cho lòng yêu nước, trí thông minh, tinh thần quả cảm của các chiến sĩ Biệt động Sài Gòn, trở thành địa chỉ tham quan hấp dẫn thu hút đông đảo du khách trong và ngoài nước./.

Photo Travel: "Địa chỉ đỏ" ghi dấu quá khứ hào hùng của Biệt động Sài Gòn- Ảnh 13.

Không gian trong hầm bí mật chứa vũ khí...

Photo Travel: "Địa chỉ đỏ" ghi dấu quá khứ hào hùng của Biệt động Sài Gòn- Ảnh 14.

... từ lối chui xuống ở tầng trệt, căn hầm có lối đi bí mật dẫn lên thẳng tầng trên.

Photo Travel: "Địa chỉ đỏ" ghi dấu quá khứ hào hùng của Biệt động Sài Gòn- Ảnh 15.

Đường xuống căn hầm bí mật, từng cất giấu nhiều tấn vũ khí của Biệt động Sài Gòn. Trong ảnh là nắp hầm ở phòng khách của căn hộ liền kề 287/70 được ngụy trang bằng những viên gạch bông...

Photo Travel: "Địa chỉ đỏ" ghi dấu quá khứ hào hùng của Biệt động Sài Gòn- Ảnh 16.

... miệng hầm ở phòng khách, dưới gầm bàn trà, được che đậy kín đáo bằng các viên gạch, không dễ để mắt thường phát hiện.

Photo Travel: "Địa chỉ đỏ" ghi dấu quá khứ hào hùng của Biệt động Sài Gòn- Ảnh 17.

Vết đạn bắn trên cánh cửa sau chiến dịch Mậu Thân 1968, khi địa điểm này cùng nhiều căn cứ Biệt động Sài Gòn khác bị chính quyền cũ phát hiện.

Photo Travel: "Địa chỉ đỏ" ghi dấu quá khứ hào hùng của Biệt động Sài Gòn- Ảnh 18.

Căn nhà cổ hai tầng, có ban công rộng, treo cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam được công nhận là Di tích lịch sử - văn hóa cấp Quốc gia vào năm 1988 mở cửa cho khách tham quan miễn phí.


Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top