![Photo Travel: Hội Thống, trầm mặc ngôi đình cổ xứ Nghệ](https://cdn1z.reatimes.vn/652356615132086272/2025/2/14/trongchinhhoithong-01-1739525878137939193658.jpg)
Photo Travel: Hội Thống, trầm mặc ngôi đình cổ xứ Nghệ
Di tích lịch sử quốc gia đình Hội Thống (huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh) là một trong những ngôi đình cổ xưa nhất miền quê xứ Nghệ. Theo tục lệ, dịp đầu mùa Xuân dân làng tổ chức hội họp tại đình Hội Thống mừng năm mới, chúc nhau vạn sự tốt lành.
***
Theo cụ ông Nguyễn Văn Đào (85 tuổi, người trông coi đình Hội Thống) thì đình được khởi công xây dựng vào năm 1659, hoàn thành vào năm 1660 thuộc làng Hội Thống (nay là Hội Phú), xã Xuân Hội, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh, dưới triều Lê Thần Tông. Do có công phò vua nên dân làng được vua ban cho tấm biển khắc 3 chữ vàng: "Kiên Nghĩa xã", nên cũng được gọi là đình Kiên Nghĩa.
Đình Hội Thống nằm trong khuôn viên có diện tích khoảng 2.500m2, được xem là một trong những ngôi đình cổ xưa nhất xứ Nghệ.
Đình Hội Thống có kiến trúc theo kiểu chữ Nhị gồm 2 tòa chính là Nội Tẩm và Bái Đường, có nền cao hơn mặt đất 0,40m…
… và mái lợp ngói vảy, trên bờ nóc đắp tượng hổ phù đội nguyệt, hai bên hai con rồng uốn lượn.
Trải qua hàng trăm năm, sau nhiều lần tu bổ, năm 1995, đình Hội Thống được Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) xếp hạng Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, 1 trong 8 di tích cấp quốc gia được xếp hạng của huyện Nghi Xuân.
Là một trong những ngôi đình cổ xưa nhất ở xứ Nghệ, đến nay không gian và kiến trúc đình vẫn giữ được trong khuôn viên những hình ảnh quen thuộc như cây đa, giếng nước, sân đình. Ngoảnh mặt về hướng Tây, đình Hội Thống nằm trên khuôn viên rộng 2.500m2 với kiến trúc kiểu chữ Nhị, gồm 2 tòa chính là Nội Tẩm và Bái Đường. Hai đầu là lầu chuông và gác trống.
Sân đình Hội Thống rộng, bên trái là nhà bia, bên phải là miếu thờ thổ thần…
… là nơi tổ chức các lễ trọng, họp làng hay đón khách du Xuân những ngày đầu năm mới.
Bên trong Nội Tẩm đặt bài vị thần Thành Hoàng, chính giữa có bức hoành phi ghi bốn chữ Hán "Xuân - Đài - Thọ - Vực". Theo các tài liệu, đình Hội Thống còn thờ Tô Hiến Thành, một vị quan thanh liêm đời Lý. Ngoài ra, còn thờ thêm trong Nội Tẩm bà Nguyễn Thị Khuê và ông Vũ Ninh Tiến, những người giúp tiền của xây dựng đình, sửa chữa đê điều và trang trải sưu thuế.
Bái Đường có 7 gian, 32 chân cột (mỗi cột lớn chu vi đến 1,7m). Gian chính đặt hương án, 2 gian tả - hữu đắp nổi làm nơi ngồi cho quan viên theo thứ bậc. Trên biển khắc 4 chữ "Thánh trạch quan ân" và đôi liễn "Vạn cổ du quang viễn. Thiên thu huệ trạch trường".
Hình rồng được thể hiện sinh động, khỏe khoắn trên các bờ nóc…
… và trên các đầu cột chạm trổ công phu hình rồng mây.
Gian chính Bái Đường đặt hương án, tả vu, hữu vu đắp nổi làm nơi ngồi cho quan viên theo thứ bậc.
Trên các cột đầu ở giữa chạm mặt hổ phù, hai bên có hình hai con rồng. Trong đình có khắc 4 chữ Hán: "Thánh trạch quan ân" (Lộc thánh ơn vua) và đôi liễn: "Vạn cổ ân quang viễn. Thiên thu huệ trạch trường" nghĩa là: Muôn thuở ơn sáng rọi. Nghìn thu huệ trạch ngời.
Một ngày đầu xuân, ngồi ghé bên tam cấp góc đình Hội Thống, nơi chỉ cách TP. Hà Tĩnh 61km về phía Đông - Bắc, phóng tầm mắt vượt qua cả khoảng sân rêu lẫn bát ngát lúa xanh để cảm nhận sự an yên khởi đầu năm mới./.
Ở các gian bên cũng được chạm trổ công phu hình rồng mây, cuốn thư, rồng đang uốn lượn.
Bái Đường có nhiều trang trí, chạm khắc mang đậm phong cách thời Hậu Lê.
Bên trong Nội Tẩm đặt bài vị thần Thành Hoàng.
Những họa tiết hoa văn chạm khắc rồng phượng tinh xảo trên các cột, kèo, khiến không gian, kiến trúc đình vẫn giữ được vẻ tĩnh lặng, trang trọng, gần gũi.
Mặt trước đình Hội Thống nhìn ra cầu Cửa Hội, trước đây có bến đò, chợ đông vui, nơi hàng năm dân làng tổ chức đua thuyền vào dịp Tết cổ truyền, ngày lễ.