
Photo Travel: Patuxay, lộng lẫy "Khải hoàn môn" của Lào
Được xem là biểu tượng của Thủ đô Viêng Chăn, Patuxay là điểm đến nằm ở cuối đại lộ Lạn Xang, nơi từ bất cứ ngả đường nào du khách cũng có thể nhận ra công trình này từ xa.
***
Điểm đến đầu tiên đánh dấu những ngày xê dịch của tôi ở Thủ đô Viêng Chăn chính là cổng chiến thắng Patuxay (hoặc Patuxai), nơi được ví như "Khải hoàn môn" của Lào.
Dưới nắng sớm, Patuxay mang vẻ đẹp lạ của kiến trúc pha trộn giữa phương Tây và Lào, với hai tầng phụ và các tầng tháp có chiều cao 55m, 4 mặt có bề ngang 24m mỗi mặt được xây dựng bằng đá cẩm thạch, đá hoa cương và đá vôi với nhiều hoa văn phức tạp cùng các điêu khắc cầu kỳ, chi tiết tinh xảo trên cấu trúc, đậm phong cách cổ điển châu Âu.
Patuxay hiện lên sừng sững ở cuối đại lộ Lan Xang, con đường đẹp nhất Viêng Chăn.
Patuxay lại được kết hợp hài hoà trong không gian của một quảng trường rộng lớn với cây xanh, đài phun nước xung quanh, tôn lên nét đẹp lộng lẫy của "Khải hoàn môn" của Lào.
Pho tượng đồng vàng mạ được lưu giữ trên tầng thứ 7 của Patuxay đã hơn cả trăm năm mang đậm dấu ấn đạo Phật.
Chỉ khi đến gần, chạm từng chi tiết trang trí mới thấy Patuxay lại rất Phật giáo, rất Lào. Các phù điêu trang trí Kinari, nửa người phụ nữ và nửa chim mô tả trường ca Rama cùng các tòa tháp mang đậm phong cách Lào. Năm ngọn tháp đại diện cho năm nguyên tắc chung sống giữa các quốc gia trên thế giới và cũng là đại diện cho năm nguyên tắc của Phật giáo là "hòa nhã chu đáo, linh hoạt, trung thực, danh dự và thịnh vượng".
Bên trong Khải hoàn môn Patuxay là một không gian phong phú với nhiều điểm thú vị để khám phá, đặc biệt trần được trang trí các họa tiết mang những nét đặc trưng của văn hóa Lào như phù điêu mô tả trường ca Rama, thần Vishnu và Brahma...
… hình tượng Kinari, nửa người phụ nữ và nửa chim cùng hình ảnh các toà tháp mang đậm phong cách của người Lào.
Nếu nguồn gốc thì Khải hoàn môn của Pháp (Arc de Triomphe) được xây dựng vào thế kỷ 19 để tưởng nhớ chiến thắng của quân đội Pháp và để vinh danh người dân Pháp trong thời kỳ cách mạng thì Patuxay lại được xây dựng vào những năm 1960 để tưởng nhớ những người dân Lào đã hy sinh trong cuộc chiến tranh với Pháp tại Đông Dương.
Ở tầng cao nhất, du khách hoàn toàn có thể ngắm nhìn toàn bộ thành phố Viêng Chăn…
… với không gian bao la và trải rộng vươn mọi hướng của Thủ đô. Đây là một địa điểm lý tưởng để có thể chụp ảnh toàn cảnh thành phố.
Tầng thứ 7 của Patuxay là một địa điểm lý tưởng để có thể ngắm nhìn và chụp ảnh toàn cảnh Thủ đô Viêng Chăn. Không gian bao la, trải rộng mọi hướng của thủ đô Viêng Chăn hiện ra trước mắt với những con đường thẳng tắp, những mái chùa vàng lấp lánh và sông Mê Kông uốn lượn phía xa. Không chỉ là một công trình kiến trúc đặc sắc, từ Patuxay bạn sẽ cảm nhận được tinh thần yêu nước, sự sáng tạo và khát vọng hòa bình của người dân đất nước Triệu voi./.
Ánh nắng như dát một màu vàng ấm áp lên dáng vẻ lạnh lùng của lớp xi măng bên ngoài Patuxay…
... với 4 mặt đều hướng về 4 phía, mỗi mặt rộng 24m và được trang trí bởi các bức tượng của một vị vua Naga, đây là vị vua được biết đến là biểu tượng thần thoại của xứ sở Triệu voi.
Nhìn từ xa, That Luang như một đài sen 5 cánh nâng bảo vật, nơi chứa đựng thánh tích Phật giáo và điểm nhấn đặc biệt chính là hình tượng quả bầu ở trung tâm tháp.