Quản lý đất đai, một bộ phận cán bộ "cố ý làm sai để trục lợi"
Báo cáo giám sát về đất đai của Ủy ban Thường vụ Quốc hội chỉ ra thực trạng một bộ phận cán bộ lợi dụng chức vụ, quyền hạn, cố ý làm sai để trục lợi.
Báo cáo được tổng hợp sau khi đoàn giám sát đã làm việc với Chính phủ, 7 bộ ngành, một số doanh nghiệp bất động sản và khảo sát 40 dự án trên cả nước.
Theo báo cáo, giai đoạn 2006-2011, cả nước có 2.500 dự án nhà ở được cấp phép, trong đó có 635 khu đô thị mới 20 ha trở lên. Tính đến năm 2017, cả nước đã có 4.038 dự án với vốn đầu tư 4,8 triệu tỷ đồng. Tổng diện tích đất các dự án theo quy hoạch là 110.000 ha. Trong đó có 284 dự án có quy mô 50 ha trở lên.
Ủy ban Thường vụ Quốc hội đánh giá việc thực hiện chính sách đất đai tuy có những điểm tích cực, tuy nhiên còn nhiều tồn tại hạn chế.
Báo cáo cũng chỉ ra việc ban hành quy chế quản lý kiến trúc còn chậm, ảnh hưởng công tác quy hoạch. Nhiều địa phương còn chậm phê duyệt các quy hoạch phân khu. Tỷ lệ quy hoạch chi tiết mới 37% so với tổng số đất đô thị quy hoạch.
TS. Lê Xuân Nghĩa: Siết tín dụng nên linh hoạt theo từng phân khúc
Theo TS. Lê Xuân Nghĩa, đối với một số phân khúc của thị trường có tốc độ tăng giá cao và nhu cầu tương đối ổn định như nhà ở giá rẻ, nhà ở đại chúng thì vẫn nên cấp tín dụng bình thường.
Theo ông Nghĩa, thực ra hiện nay, hai thị trường này liên thông với nhau nhưng ảnh hưởng, tác động qua lại không mạnh. Không riêng gì Việt Nam, bất động sản vẫn là thị trường quan trọng, cốt lõi của mọi nền kinh tế. Nói đây là thị trường trụ cột nhất bởi quy mô lớn, đầu tư mang tính dài hạn. Đồng thời, thị trường này nếu gặp trục trặc sẽ ảnh hướng trực tiếp đến hệ thống ngân hàng bởi phần lớn các khoản vay tín dụng được thế chấp bằng bất động sản. Và thậm chí, thị trường bất động sản có biến động sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế vĩ mô.
Như vậy, cần thiết dành sự giám sát cẩn trọng đặc biệt đối với thị trường bất động sản khi so sánh với các thị trường khác.
Ngược lại, thị trường chứng khoán của Việt Nam quy mô còn nhỏ, khả năng ảnh hưởng cũng chỉ có mức độ nhất định. Nhiều lần chứng khoán đi xuống nhưng không ảnh hưởng nhiều đến kinh tế vĩ mô nói chung.
Ngoài ra, ngày càng có nhiều sự tham gia của nước ngoài vào khu vực bất động sản, đặc biệt là bất động sản bán lẻ, nghỉ dưỡng và cao cấp. Đây là những phân khúc tăng trưởng vốn nhanh. Ở đây hoàn toàn không có rủi ro tháo chạy như thị trường chứng khoán, mà là sự đầu tư tương đối dài hạn và ổn định. Đặc biệt, chưa có nguy cơ nào có thể ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô, ít nhất là trong trung hạn khoảng 3 năm tới.
Giải mã sức hút đất nền Hòa Lạc
Nhiều năm trước, hiện tượng bong bóng bất động sản đã xảy ra với khu vực Hòa Lạc khi các thông tin đồn thổi về quy hoạch đã khiến giá đất nóng sốt nhưng thực tế, các dự án lại giậm chân tại chỗ dẫn đến thị trường bất động sản rơi vào cảnh trầm lắng.
Tuy nhiên từ cuối năm 2018, bất động sản Hòa Lạc bắt đầu sôi động trở lại khi cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình được thông xe, điều này đã có sự tác động mạnh mẽ, vực dậy vùng trời phía tây rộng lớn, giàu tiền năng của Hà Nội. Bất động sản Hoà Lạc lại đang nổi lên như một điểm đến đầu tư mới sau thời gian dài "ngủ đông".
Với những tiềm năng phát triển mạnh, phân khúc đất nền ở Hòa Lạc đã trở thành xu hướng đầu tư bất động sản của năm 2019. Bởi lẽ theo nhận định của chuyên gia thì đầu tư vào đất nền Hòa Lạc tại thời điểm này, sau khoảng 2 năm nữa giá bất động chắc chắn sẽ lên tối thiểu gấp 2 lần.
Minh chứng rõ nhất là trước khi đường cao tốc Hòa Lạc - Hòa Bình khởi công, giá đất ở đây chỉ khoảng 6 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, ngay sau khi tuyến đường cao tốc hoàn thành, mức giá đã tăng lên 10-12 triệu đồng/m2 và dự kiến còn tăng hơn trong thời gian tới.
Về đất nền trong các khu đô thị, theo khảo sát của phóng viên, sức hút vẫn còn rất lớn dù hiện nay tại Hòa Lạc có không nhiều các khu đô thị đang mở bán.
Lợi tức cho thuê căn hộ giảm, nhà đầu tư ngán ngẩm
Bỏ ra 2,3 tỷ đồng mua một căn hộ 68m2 tại một dự án ở khu vực Tạ Quang Bửu, quận 8 với mục đích đầu tư cho thuê, anh Quốc Tuấn - Quản lý nhân sự một công ty truyền thông trên địa bàn quận 3 cho biết, đang cảm thấy chán nản vì khoản đầu tư này không sinh lời như mong muốn.
Năm 2017 khi dự án đang triển khai, anh đã vay 50% vốn ngân hàng mua 2 căn hộ tại đây, một để sinh sống, một cho thuê lại. Lúc mới mua, anh có tìm hiểu giá thuê tại các dự án lân cận trên địa bàn thì thấy lợi nhuận thấp nhất có thể đạt từ 6-7% và cao hơn hẳn ở các dự án mới. Đến giữa 2018, khi dự án bàn giao, anh Tuấn đăng tin rao cho thuê với giá 14 triệu/tháng nhưng gần 3 tháng vẫn không có khách thuê.
“Rất nhiều căn hộ trong dự án này đang cho thuê, nhiều căn tầng thấp có giá thuê chỉ từ 7,5-10 triệu/m2 nên tôi đành chấp nhận giảm giá thuê xuống còn 12 triệu/tháng. Lúc đầu còn có khách thuê dài hạn nhưng càng về sau càng khó kiếm. Thay vì để trống tôi đành chấp nhận cho thuê ngắn hạn với giá 8 triệu/tháng. Tính ra lợi nhuận cho thuê không đến 5%/năm, thấp hơn rất nhiều so với dự kiến ban đầu”, nhà đầu tư này chia sẻ.
Bitexco tố Hương Giang Tourist vi phạm pháp luật
Liên quan tới những nội dung bài báo Bitexco bị siết nợ cổ phần ở Công ty Du lịch Hương Giang? do Reatimes đăng tải ngày 25/05, đại diện Tập đoàn Bitexco đã có thông tin phản hồi chính thức về vụ việc này.
Bitexco đưa ra thông báo:
“Thứ nhất, việc thoái vốn tại Hương Giang: Bitexco khẳng định không thực hiện bất cứ giao dịch chuyển nhượng, tặng cho, mua bán 6.525.223 cổ phần (32,63%) cho bất cứ bên thứ ba nào như trong báo cáo của Công ty cổ phần Du lịch Hương Giang, mà báo đã nêu. Bitexco khẳng định việc "xử lý cổ phần thế chấp theo hợp đồng", với phương thức thoả thuận được thực hiện bởi một số thành viên HĐQT cùng các cá nhân có liên quan tại Hương Giang, điển hình như ông Johnny Cheung Ching Fu - Thành viên Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc công ty, ông Yukio Takahashi - Chủ tịch Hội đồng quản trị...
Đây là hành vi vi phạm pháp luật khi giao dịch thực hiện hoàn toàn không có sự chấp thuận của Bitexco. Theo đó, chiếm đoạt của Bitexco 6.525.223 cổ phần, gây thiệt hại với giá trị trên 82 tỷ đồng, tính theo giá trị cổ phần tại thời điểm Bitexco nhận chuyển nhượng.