Aa

Quy định mới về bảo trì công trình đường thủy sẽ có hiệu lực từ ngày 1/3

Thứ Bảy, 09/02/2019 - 13:30

Cụ thể, Quy định mới về bảo trì công trình đường thủy sẽ có hiệu lực từ 1/3 khuyến khích tổ chức, cá nhân thông báo về công trình có dấu hiệu nguy hiểm...

Điểm mới đáng chú của thông tư đó là quy định rõ về việc ứng phó và báo cáo về công trình đường thủy có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng. Ảnh: TL Điểm mới đáng chú của thông tư đó là quy định rõ về việc ứng phó và báo cáo về công trình đường thủy có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng. Ảnh: TL

Bộ GTVT vừa ban hành Thông tư số 01/2019 quy định về quản lý và bảo trì công trình đường thủy (có hiệu lực từ 1/3/2019).

Thông tư của Bộ GTVT quy định rõ trình tự lập, phê duyệt và điều chỉnh kế hoạch bảo trì công trình đường thủy do Bộ GTVT quản lý.

Theo đó, Cục Đường thủy nội địa VN tổng hợp, lập kế hoạch và kinh phí bảo trì hàng năm hoặc kế hoạch khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền trình Bộ GTVT phê duyệt. Kế hoạch phải được xây dựng dựa trên việc tổng hợp và thẩm định các số liệu, đề xuất từ đơn vị cơ sở, đúng hiện trạng công trình và tuân thủ theo mẫu quy định tại thông tư.

Đối với công trình đường thủy thuộc phạm vi UBND cấp tỉnh quản lý, việc tổ chức thực hiện kế hoạch bảo trì thực hiện theo quy định của UBND cấp tỉnh.

Điểm mới đáng chú của thông tư trên là quy định rõ về việc ứng phó và báo cáo về công trình đường thủy có dấu hiệu nguy hiểm, không đảm bảo an toàn cho việc khai thác, sử dụng.

Trong tình huống trên, cơ quan quản lý đường thủy, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm: Kiểm tra hiện trạng; Tổ chức kiểm định chất lượng công trình (nếu cần thiết); Quyết định thực hiện các biện pháp khẩn cấp để bảo đảm an toàn; báo cáo ngay với chính quyền địa phương nơi gần nhất. Riêng với công trình trên đường thủy quốc gia, các chủ thể trên còn phải báo báo ngay Bộ GTVT, Cục Đường thủy nội địa VN.

“Các cá nhân, tổ chức đều có quyền thông báo cho chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình, cơ quan quản lý Nhà nước hoặc các phương tiện thông tin đại chúng biết”, nội dung thông tư nêu rõ.

Theo thông tư trên, công trình đường thủy nội địa bao gồm: luồng đường thủy, âu tàu, công trình đưa phương tiện qua đập thác; hành lang bảo vệ luồng; cảng, bến thủy nội địa; khu neo đậu ngoài cảng, bến; kè, đập giao thông, báo hiệu đường thủy, hệ thống mốc tọa độ, nhà trạm... Còn bảo trì công trình là tập hợp các công việc: kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa công trình đường thủy nhưng không làm thay đổi công năng, quy mô công trình.

 Nhật Linh

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top