Aa

Quy hoạch đô thị với chiến lược phủ xanh thành phố

Chủ Nhật, 21/05/2017 - 08:01

Trong 10 nguyên tắc vàng để quy hoạch đô thị của Singapore, dường như các nhà quy hoạch tập trung chú trọng vào tầm quan trọng của việc gắn kết không gian xanh, gắn kết thiên nhiên và gắn kết cộng đồng. Các nội dung này chiếm đến hơn 30% nhân tố làm nên thành công của mô hình quy hoạch Singapore.

Gắn kết không gian xanh

Một thành phố bị bao quanh bởi nhiều tòa nhà cao tầng, “kín mít” có thể gây ảnh hưởng xấu đến tinh thần của công dân. Để tránh điều đó, những nhà quy hoạch Singapore đã sử dụng mô hình quy hoạch ô bàn cờ để phân tách các tòa nhà cao tầng với các tòa nhà thấp hơn và các không gian khác. Điều này mang đến cảm giác rộng rãi và tránh sự ngột ngạt cho công dân.

Một cách khác để tạo ra khoảng không cho mọi người là phân phối môi trường đô thị với đa dạng các loài thực vật. Về cơ bản có nghĩa là nơi nào có không gian, đó sẽ được trồng cây xanh. Điều này giống như biến thành phố trở thành một nhà kính trồng cây, cây có thể được trồng trên vỉa hè, dải phân cách, mặt tiền các tòa nhà và thậm chí là trên mái nhà. Những không gian cây xanh này cũng giúp phân định ranh giới của một quận và mang cho mỗi quận cái nhìn và cảm giác độc nhất.

Gần gũi với thiên nhiên

Ngày nay, cái tên “thành phố vườn” đã không còn xa lạ khi nhắc đến Singapore, và đó là danh hiệu được đặt ra để hướng đến mục đích tốt. Không chỉ dừng lại ở việc xen kẽ không gian đô thị với không gian cây xanh, các nhà quy hoạch còn tập trung hơn cả vào việc gắn kết con người với thiên nhiên. Bất kể bạn sống ở đâu tại Singapore, sẽ luôn có một công viên và những suối nhân tạo chảy ra khe đá.

Qua 20 năm từ 1986 đến 2007, màu xanh bao trùm Singapore đã tăng lên gấp gần 3 lần

Qua 20 năm từ 1986 đến 2007, màu xanh bao trùm Singapore đã tăng lên gấp gần 3 lần

Ở khu vực trung tâm, Singapore có những “lá phổi” xanh, như là công viên Bishan, vườn dự trữ MacRitchie.

Cũng không thể không nhắc đến vô số con đường mòn xung quanh các khu vực dân cư ở Singapore – tất cả là một phần của sự phát triển trong kế hoạch Mạng lưới kết nối công viên (PCN). PCN đóng vai trò là các “tĩnh mạch xanh” kết nối đất ở với công viên và không gian tự nhiên trên toàn bộ lãnh thổ đảo quốc. Đến nay, PCN đã kéo dài tổng cộng 300km, không quá nhỏ đối với một hòn đảo chỉ dài có 42km.

Gắn kết cộng đồng

Singapore là “nhà” của đa dạng cộng đồng người, nhiều bản sắc văn hóa khác nhau từ những năm đầu mới thành lập.

Do đó, các nhà quy hoạch cho rằng việc bức thiết lúc bấy giờ là phải tổ chức, xây dựng một quốc gia có cộng đồng dân cư gắn kết, một bản sắc văn hóa thống nhất và riêng biệt. Kể từ cuộc xung đột chủng tộc năm 1964, Singapore đã đảm bảo việc gắn kết và thống nhất bản sắc văn hóa thay vì chấp nhận sự hỗn độn trong các cộng đồng người.

Đặc biệt, các chính sách và hệ thống HDB cũng được xác lập để khuyến khích việc gắn kết và pha trộn giữa các cộng đồng.

Trung tâm Hawker là nơi gắn kết cộng đồng tự nhiên trong vùng cho việc giao tiếp và vui chơi

Trung tâm Hawker là nơi gắn kết cộng đồng tự nhiên trong vùng cho việc giao tiếp và vui chơi

8 trên 10 cư dân Singapore đều là người sống trong HDB, điều này có nghĩa rằng phần lớn người Singapore đều có thể gặp gỡ và tương tác với những người có văn hóa và chủng tộc khác hàng ngày, trong khu phố hoặc trong các không gian công cộng. Mọi khuôn mẫu đều bị phá vỡ khi mỗi cá nhân trong cộng đồng có thể quen biết và hòa hợp nhau.

Kết quả cuối cùng là một đại gia đình, sự thân thiết, tin tưởng và thấu hiểu lan rộng giữa các cộng đồng có văn hóa và chủng tộc khác biệt. Cộng đồng người Trung được mời đến nhà của người Malay vào dịp lễ Hari Raya; người Ấn vời người Trung trong Tết Trung đã không còn là một chuyện hiếm thấy ở Singapore, điều này thể hiện rằng sự gắn kết cộng đồng trong quy hoạch cũng là một bài học quý giá.

Tham khảo thêm tại: Centre for Liveable Cities

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top