Aa

Sân bay Long Thành: Giải tỏa hơn 1000 ha đất quốc phòng phải trình bày luận chứng cụ thể

Thứ Bảy, 28/10/2017 - 03:30

Sáng 27.10, tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV, Quốc hội thảo luận, đóng góp ý kiến về Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Nhiều đại biểu lo ngại về vấn đề giải quyết công ăn việc làm cho người dân bị thu hồi đất và đảm bảo an sinh sau tái định cư.

Đa phần các đại biểu đều nhất trí với báo  cáo thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư Cảng hàng không quốc tế Long Thành. Tuy nhiên, một số cử tri quan tâm đến vấn đề quy hoạch đất quốc phòng thì có được bồi thường hay không bồi thường.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa bày tỏ: “Đất ở sân bay Tân Sơn Nhất cũng là đất quốc phòng được cho thuê xây biệt thự, căn hộ, kinh doanh dịch vụ giải trí... bởi vậy nếu không đưa ra nguyên tắc cụ thể thì diện tích đất quốc phòng tại khu vực sân bay Long Thành cũng có thể xảy ra như vậy”.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng cần phải có luận cứ, luận chứng trình bày về tính cấp thiết, cấp bách cụ thể trước khi thu hồi đất quốc phòng ở sân bay Long Thành.

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng cần phải có luận cứ, luận chứng trình bày về tính cấp thiết, cấp bách cụ thể trước khi thu hồi đất quốc phòng ở sân bay Long Thành.

Muốn giải tỏa 1.000 ha đất quốc phòng ở Long Thành phải có luận cứ, luận chứng trình bày về tính cấp thiết, cấp bách cụ thể, vì sau khi thông qua báo cáo khả thi này thì tiền bắt đầu đổ ra giải ngân cho các nhà thầu, tư vấn dự án…”  - đại biểu Nghĩa băn khoăn.

Đại biểu Phan Nguyễn Như Khuê  trăn trở: “Tờ trình CP có ý nói phân khu 1, 2, 3 tái định cư cho dân dự án bằng hoặc tốt hơn nơi cũ là tích cực nhưng hiện trạng khu vực này sôi động nhiều dự án mời chào phân lô, giá đất ảo, xoay quanh dự án này thì không biết cuộc sống cho cư dân nào”.

Các đại biểu khác cũng cùng chung quan điểm không nên xây biệt thự, nhà liền kề phân lô ở khu vực này bởi điều đó không đáp ứng nhu cầu tái định cư tại chỗ của người dân. Trong khi giá đất khi được đền bù chắc chắn thấp hơn giá khi mua lại sau khi được đầu tư, sẽ nảy sinh tình trạng người có nhu cầu nhưng  không có tiền thì bị đẩy ra xa, còn người có tiền nhưng không có nhu cầu thì lại mua tích trữ đầu cơ.

Đại biểu Đinh Duy Vượt nhìn nhận: “Trên lý thuyết chúng ta đều nói đời sống của người dân sau tái định cư phải bằng hoặc tốt hơn, nhưng thực tế những nơi người dân sống sau tái định cư thì họ rất khăn. Có lẽ chỉ có cái nhà khang trang hơn thôi, chứ đời sống sản xuất  và các vấn đề tiện dụng khác, ngay kể cả văn hóa cũng rất thiệt thòi. Bao nhiều người được hỗ trợ nghề và sống bằng nghề được?

Đại biểu Trương Trọng Nghĩa cho rằng “Phải có chính sách khác nhau giữa người dân và nhà đầu tư, nhà đầu cơ để tạo sự công bằng. Khi có dự án thì giá đất sẽ tăng, nhà đầu tư đã đầu tư đất ở đây để chờ giá lên bán chênh hưởng lợi. Không ai có thể cấm họ đầu tư ở đây, nhưng phải phân định rõ đối tượng để đền bù xứng đáng”. 

Từ đó đại biểu Nghĩa đề xuất Quốc hội cần giám sát dự án này nhằm đẩy dự án thực hiện nhanh hơn, ngoài ra có thực hiện đúng tinh thần theo Nghị quyết Quốc hội, không giao toàn quyền sự giám sát cho địa phương.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top