Aa

Sao Mai có thêm 1.000 tỷ doanh thu/năm từ điện mặt trời

Thứ Tư, 06/01/2021 - 17:00

Năm 2020, trong khi hàng ngàn DN chịu tác động kép từ dịch bệnh cho đến thiên tai, Tập đoàn Sao Mai là một trong số ít hiếm hoi không chỉ vượt bão COVID-19 ngoạn mục mà còn sớm cán đích doanh thu - lợi nhuận.

Tổng thể bức tranh điện mặt trời Sao Mai đã phát rộ rực rỡ khi chưa đến 3 năm, ASM đã đầu tư xây dựng 3 Nhà máy Áp xanh khổng lồ tại các địa phương có bức xạ nhiệt cao ở khu vực ĐBSCL (Long An - Đồng Tháp - An Giang), tổng vốn lên đến 7.246 tỷ đồng. Các đại công trình quang năng trăm triệu đô của nhà đầu tư chiến lược - thành quả rất ý nghĩa báo công trước thềm Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và mùa xuân mới đang gõ cửa. 

Năm 2020, trong khi hàng ngàn doanh nghiệp chịu tác động kép từ dịch bệnh cho đến thiên tai, Tập đoàn Sao Mai là một trong số ít hiếm hoi không chỉ vượt bão COVID-19 ngoạn mục mà còn sớm cán đích doanh thu - lợi nhuận nhờ thành công từ điện mặt trời (ĐMT) và lĩnh vực du lịch dã ngoại - khám phá “Phủ sóng” điểm đến ấn tượng trong năm. 

Kinh đô điện mặt trời dưới chân núi Cấm

Trước "giờ G", ĐMT Sao Mai - An Giang đã đấu nối lưới điện quốc gia là thành công vượt ngoài sức tưởng tượng. Chính tư duy, tầm nhìn cùng phương thức đầu tư khoa học theo từng giai đoạn cụ thể phù hợp với xu thế - diễn biến của thời cuộc, Nhà máy ĐMT tại An Giang là công trình  kiểu mẫu cho chuỗi liên kết đi từ nông trại pin kết hợp canh tác dược liệu quí trở thành mô hình du lịch trải nghiệm 4.0. Đây được xem là “Chìa khóa” vượt mọi thách thức khi Tập đoàn thực hiện các giải pháp tối ưu nhằm khai thác hiệu quả nhiều nguồn tài nguyên quí giá ở vùng Thất Sơn mầu nhiệm như; thổ nhưỡng - khí hậu - nước khoáng - cảnh sắc thiên nhiên - nắng và nguồn nhân lực địa phương. 

Ngược dòng thời gian, vào tháng 5/2017, Tập đoàn Sao Mai tiên phong lắp đặt Nhà máy điện mặt trời áp mái đầu tiên trên nóc Nhà máy IDI với công suất 1,06Mwp - lớn nhất lúc bấy giờ với vốn đầu tư 2 triệu USD. Từ hệ thống áp mái này, mỗi năm Công ty IDI (Thành viên của Sao Mai Group) tiết kiệm ít nhất 20% chi phí tiền điện. Bước đi đó còn được các tổ chức chống biến đổi khí hậu quốc tế đánh giá là đơn vị "dẫn đầu" ứng dụng năng lượng sạch vào chế biến thủy sản xuất khẩu.

Tiếp đà thành công, trong 2 năm 2019 - 2020, Tập đoàn Sao Mai đã thực hiện cú bứt phá khi tung gói tài khóa 4.200 tỷ đồng cho 2 công trình quan trọng. Trong đó, 1.200 tỷ đồng mua lại dự án Europlast của NĐT nước ngoài “đuối sức” ở huyện Đức Huệ, tỉnh Long An. Và ngay sau đó đã kích hoạt thành công Nhà máy điện mặt trời  có công suất 50Mwp. 

Đồng thời khẩn trương xây dựng giai đoạn I (công suất 104 Mwp, vốn đầu tư 3.000 tỷ) của Nhà máy điện mặt trời tại huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, có tổng công suất 210 Mwp. Chỉ sau 4 tháng nước rút thi công, dự án này đã kịp đóng điện vào tháng 6/2019 cùng với Nhà máy Điện mặt trời Sao Mai - Long An. 

Liên tiếp nối chuỗi, giữa tháng 9/2020, giai đoạn II, công suất 106 Mwp được khởi động lắp đặt thiết bị chính. Dâng cao sự quyết tâm với khẩu hiệu “TIA CHỚP NGOẠN MỤC “, hơn 3.000 tỷ đồng cho giai đoạn về đích, ASM đã vượt tiến độ xây dựng gần 1 tháng so với mục tiêu ban đầu khi đúng vào 23h ngày 2/12/2020 kịp hòa lưới điện Quốc gia. Và thương vụ bán điện của giai đoạn II đã bắt đầu có doanh thu từ ngày 15/12/2020. 

Vỡ òa trong khoảnh khắc hòa lưới điện quốc gia thành công của công trình “Áp xanh” Sao Mai 210 MWp trong thời khắc gần bước sang ngày mới 2/12/2020

“Nhà máy điện mặt trời Sao Mai tại Tịnh Biên - An Giang, công suất 210MWp với tổng mức đầu tư 6.000 tỷ đồng, là một dự án trọng điểm và là hòn đá tảng trong chiến lược phát triển năng lượng sạch của Tập đoàn. Vì vậy chúng tôi đã ưu tiên tập trung nguồn lực để hoàn thành. Quá trình đầu tư có những hạn chế về quỹ thời gian thi công, khó khăn vì dịch bệnh Covid 19 hoành hành, sự thiếu hụt - tăng giá thiết bị và căng thẳng nhất là công tác giải phóng mặt bằng nhưng bằng quyết tâm cao độ của Sao Mai. Đặc biệt, nhờ vào sự quan tâm sát sao, chỉ đạo kịp thời, xử lý công việc rất năng động - sáng tạo của lãnh đạo tỉnh nhà; và sự giúp đỡ tận tâm, làm việc không kể ngày đêm của chính quyền huyện Tịnh Biên mà tất cả vướng mắc đều được giải quyết. Nhà máy hoàn thành vượt tiến độ đề ra”, đại diện lãnh đạo Sao Mai Group cho biết.

Từ năm 2021 trở đi, Nhà máy tại An Giang sẽ đóng góp gần 400 triệu kWh mỗi năm cho lưới điện quốc gia. Có thể nói sự thành công của công trình không chỉ đưa Sao Mai tiến thêm 1 bước dài trên hành trình phát triển năng lượng sạch mà còn ghi lại dấu ấn rất đậm nét về sự tận tụy giúp đỡ, đồng hành sát cánh với doanh nghiệp của Chính quyền tỉnh An Giang. Nơi ấy luôn khát vọng và hành động vì một môi trường đầu tư tuyệt vời, vì một quê hương An Giang phồn thịnh.

Sự bén duyên với ĐMT, Sao Mai cầm chắc có thêm 1.000 tỷ doanh thu, củng cố cho mục tiêu tăng trưởng bền vững. Từ đây, Tập đoàn đã nắm thế chủ động tiềm lực tài chính để sẵn sàng triển khai nhiều dự án “điểm về BĐS - NLTT” ở các tỉnh thành trong Nam - ngoài Bắc lên đến Tây nguyên. 

Thảo nguyên Sao Mai Solar kết hợp du lịch sinh thái

Thực tiễn đó, Tập đoàn Sao Mai  khẳng định sức ảnh hưởng, làm “thăng hạng” Việt Nam trên bản đồ khai thác năng lượng tái tạo của thế giới. ASM đã ghi điểm ấn tượng trong Top 10 doanh nghiệp dẫn đầu NLS ở nước ta khi góp phần quan trọng đảm bảo an ninh năng lượng Quốc gia và cũng là nhân tố mới - tích cực trong xu thế chuyển dịch năng lượng sạch ở Việt Nam.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top