Sự kiện sáp nhập Bắc Giang và Bắc Ninh thành tỉnh Bắc Ninh đã mở ra một chương mới trong tiến trình phát triển vùng Thủ đô mở rộng. Không chỉ mang ý nghĩa điều hành và quản trị, sự kiện còn là một "cú hích lịch sử" cho kinh tế xã hội địa phương, đặc biệt là thị trường bất động sản tại Bắc Giang cũ - nơi đang được xem như một cực tăng trưởng mới của khu vực phía Bắc.
Nâng tầm vóc đô thị, thúc đẩy kết nối vùng
Ngày 30/6/2025, tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức Lễ công bố nghị quyết, quyết định của Trung ương và địa phương về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh và cấp xã, kết thúc hoạt động cấp huyện theo Nghị quyết số 202/2025/QH15 của Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh.

Khu vực trụ sở liên cơ quan tỉnh Bắc Ninh (mới)
Với tổng diện tích khoảng 4.800km², đạt tỷ lệ 94,3% so với tiêu chuẩn; quy mô dân số vượt 3,6 triệu người, đạt tỷ lệ 258,5% so với tiêu chuẩn; "siêu tỉnh" Bắc Ninh mới hình thành sẽ tạo thành cực tăng trưởng công nghiệp, dịch vụ chiến lược của vùng Thủ đô. Điều này không chỉ nâng tầm vóc đô thị mà còn giúp củng cố lợi thế cạnh tranh về thu hút đầu tư, thúc đẩy sự phát triển đồng bộ của hạ tầng, logistics, các khu công nghiệp và đô thị vệ tinh.
Tái cấu trúc địa giới cũng sẽ kéo theo điều chỉnh quy hoạch vùng, đồng bộ hạ tầng liên kết, phát triển mạnh các hành lang kinh tế quan trọng như QL1A, QL17 và các tuyến đường sắt liên tỉnh. Điều này tạo động lực thúc đẩy thị trường BĐS chuyển dịch, trong đó khu vực thành phố Bắc Giang cũ (nay thuộc tỉnh Bắc Ninh) đang được xem là tâm điểm đầu tư mới nhờ quỹ đất rộng, tiềm năng tăng giá cao và hạ tầng đang được nâng cấp mạnh mẽ.
Thị trường BĐS tăng tốc đón làn sóng mới
Một trong những định hướng rõ nét sau sáp nhập là hình thành các đô thị vệ tinh hiện đại, đảm bảo các yếu tố: giao thông liên kết, dịch vụ đô thị đầy đủ, không gian sống xanh và hạ tầng xã hội đồng bộ. Khu vục Bắc Giang cũ - với tiềm năng quỹ đất, khả năng quy hoạch mới và chính sách địa phương cởi mở - đang hội tụ đủ điều kiện để phát triển theo mô hình này.
Trong bối cảnh các tỉnh ven Thủ đô đang dần cạn quỹ đất, mật độ dân cư cao, thì sự trỗi dậy của những "cực phát triển" mới như khu vực phía Tây TP. Bắc Giang cũ (nay thuộc tỉnh Bắc Ninh), chính là lời giải cho bài toán giãn dân, giãn đầu tư và phân bổ lại nguồn lực phát triển vùng. Việc mở rộng đô thị, quy hoạch bài bản, cùng các dự án hạ tầng trọng điểm đang kéo theo làn sóng dịch chuyển dòng vốn đầu tư, nhu cầu nhà ở và dịch vụ gia tăng đáng kể.

Khu vực phía Tây TP. Bắc Giang (cũ), nay thuộc Bắc Ninh mở ra cơ hội cho các nhà đầu tư trung và dài hạn
Đặc biệt, so với các khu vực vệ tinh Hà Nội như Gia Lâm, Đông Anh hay Hòa Lạc, mặt bằng giá bất động sản tại phía Tây của Bắc Giang cũ vẫn đang ở mức khá hợp lý, tiềm năng tăng giá lớn và chưa bị khai thác quá mức. Điều này mở ra cơ hội cho các nhà đầu tư trung và dài hạn, nhất là trong bối cảnh các chính sách quy hoạch mới sau sáp nhập được thông qua.
Theo đánh giá của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS), tỉnh Bắc Ninh là một trong số những địa phương có thị trường địa ốc "nóng" nhất với câu chuyện sóng sáp nhập trong thời gian qua (cùng với Ninh Bình, Hải Phòng,...). Từ đầu tháng 3, giá bán và lượng giao dịch gia tăng, nhiều nơi thiết lập mặt bằng giá mới. Chính vì vậy, việc sáp nhập Bắc Giang và Bắc Ninh sẽ kéo theo sự điều chỉnh quy hoạch vùng, thúc đẩy hình thành các đô thị vệ tinh kiểu mẫu.

Việc sáp nhập Bắc Giang và Bắc Ninh thúc đẩy hình thành các đô thị vệ tinh kiểu mẫu
Giá đất khu vực này vẫn đang ở mức hợp lý so với tiềm năng, đồng thời được hậu thuẫn bởi hạ tầng kết nối ngày càng hoàn thiện. Tâm lý "đi trước đón đầu" đang lan rộng trong cộng đồng nhà đầu tư, tạo làn sóng mới trên thị trường bất động sản địa phương.
Việc sáp nhập Bắc Ninh - Bắc Giang là dấu mốc quan trọng về hành chính, đồng thời tạo động lực mới cho phát triển kinh tế, quy hoạch và thị trường bất động sản khu vực phía Bắc. Với hạ tầng đồng bộ, quy hoạch dài hạn và dòng vốn FDI tăng trưởng, khu vực này đang trở lựa chọn của nhiều nhà đầu tư đón đầu xu thế.