Aa

Sau khi "giết" taxi, liệu giao thông công cộng sẽ là "nạn nhân" kế tiếp của Uber, Grab?

Thứ Bảy, 01/04/2017 - 23:00

Uber, Grab và nhiều dịch vụ giao thông yêu cầu khác đang ngày một phát triển mạnh mẽ và đẩy ngành công nghiệp taxi truyền thông đi vào bế tắc. Tuy nhiên, có lẽ taxi sẽ không phải là đối tượng cuối cùng bị ảnh hưởng bởi sự bành chướng đó, liệu giao thông công cộng có lâm nguy?

Philadelphia dường như không phải là nơi duy nhất mà mọi người chấp nhận chi trả nhiều tiền hơn để nhận được sự thuận tiện và thoải mái khi sử dụng các ứng dụng đi nhờ xe (dịch vụ giao thông yêu cầu) như Uber, Grab hay Lyft thay vì sử dụng giao thông công cộng.

Theo thông tin mà Cơ quan quản lý giao thông liên bang, tính đến hết năm 2016, số lượng hành khách của các phương tiện công cộng tại 24 trên 30 thành phố của Hoa Kỳ đều giảm. Trong khi đó, người ta lại nhận thấy sự phát triển đến chóng mặt của các loại hình dịch vụ di chuyển cá nhân kết nối ứng dụng trên thiết bị di động.

Có rất nhiều yếu tố có thể tạo ra sự chuyển dịch trong sự lựa chọn loại hình giao thông này của cộng đồng, chẳng hạn giá gas giảm cũng là một nhân tố làm giảm lượng khách di chuyển bằng phương tiện công cộng. Tuy nhiên, theo Erik Johanson, giám đốc sáng tạo của Ban quản lý giao thông công cộng phía Đông Nam Pennsylvania (SEPTA): “sự suy giảm lượng hành khách của giao thông công cộng không hoàn toàn là do các ứng dụng đi nhờ nhưng chúng có liên quan chặt chẽ với nhau’.

Ảnh hưởng mà sự phát triển hùng mạnh của loại hình dịch vụ vận tải này tác động đến những thành phố ở Hoa Kỳ là vô cùng sâu sắc. Nếu Uber và Lyft tiếp tục bành chướng, lấn chiếm thị trường dịch vụ vận tải và vận chuyển khách hàng thì rất có thể tác động của nó sẽ làm suy yếu hệ thống giao thông công cộng. Một ngày nào đó trong tương lai không xa, giao thông công cộng sẽ có nguy cơ "tuyệt chủng”.

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Mặt khác, giao thông công cộng là giải pháp để giải quyết vấn đề ùn tắc giao thông trong đô thị. Do đó, nếu số lượng của loại phương tiện phục vụ cộng đồng này suy giảm thì đứng từ góc nhìn quy hoạch, ta có thể dễ dàng nhìn thấy viễn cảnh của một thành phố ùn tắc, tràn ngập khói bụi của động cơ, ồn ã với tiếng còi xe và những khuôn mặt bực bội của các tài xế.

Dĩ nhiên, khi bước vào thời kỳ khủng hoàng giao thông đó, những người có điều kiện kinh tế phát triển sẽ không ngần ngại chi ra các khoản tiền khổng lồ để tự giải cứu bản thân khỏi “mớ hỗn độn” của giao thông bằng nhiều hình thức khác nhau, chẳng hạn như sử dụng những chiếc taxi bay giống ở Dubai hay các công nghệ di chuyển trên không tiên tiến... Tuy nhiên, “điều đáng lo hơn cả có lẽ là tương lai của giao thông công cộng sẽ ra sao, đó sẽ là lựa chọn cuối cùng của những người nghèo”, Bruce Schaller, một nhà nghiên cứu giao thông công cộng ở New York cho biết.

Ảnh hưởng tiêu cực của Uber và Lyft lên ngành công nghiệp taxi truyền thống là rất dễ nhận thấy trên thực tế và số liệu nghiên cứu của Schaller cũng chỉ ra điều đó. Thế nhưng các dữ liệu của Schaller cũng khẳng định rằng: “Sự phát triển của các dịch vụ giao thông yêu cầu lại đang thực hiện nhiện vụ thiết yếu của giao thông tốc độ cao”.

Tuy nhiên, dịch vụ giao thông yêu cầu vẫn làm tăng thêm mật độ phương tiện trên đường phố dẫn đến tình trạng tắc nghẽn giao thông ở Manhattan và nhiều khu đô thị chật chội khác của New York mà điển hình nhất là Brooklyn và Queens. Nhiều người nghĩ rằng giao thông yêu cầu là một loại phương tiện tốc độ cao được nhiều người sử dụng nên sẽ không tạo ra sự tắc nghẽn, nhưng thực chất nó vẫn là một loại phương tiện cá nhân, di chuyển và chiếm một phần không gian lòng đường. Lợi ích lớn nhất là loại hình giao thông yêu cầu này mang lại chỉ là không tốn nhiều không gian đường phố cho việc đỗ xe vì bản thân nó là một loại hình giao thông lưu động.

Johanson không ngạc nhiên với kết quả nghiên cứu của Schaller vì thực tế ở Philadelphia, giao thông ngày càng tồi tệ ở khu vực thành phố trung tâm, đặc biệt là ở phố Chestnut và Walnut. Tình trạng tắc nghẽn có lẽ là yếu tố lớn nhất khiến giao thông công công không còn đúng giờ, và tất nhiên với những khách hàng mất kiên nhẫn, họ sẽ không ngần ngại mà từ bỏ thói quen sử dụng giao thông công cộng. Đối với những tài xế Uber hay Lyft, họ luôn có thể thay đổi lịch trình di chuyển để tránh ùn tắc, còn xe buýt thì không thể làm được điều đó và kết quả là giao thông công cộng phải “chịu trận”.

Thay đổi cái cũ thì rất khó nhưng tiếp nhận điều mới lại vô cùng dễ dàng. Vậy liệu rằng, sau taxi truyền thống, giao thông công cộng liệu có phải là “kẻ chịu trận” tiếp theo của dịch vụ giao thông theo yêu cầu?

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top