Aa

Số hóa tài trợ chuỗi cung ứng – tháo gỡ “nút thắt” dòng vốn cho doanh nghiệp Việt

Ngọc Quang
Ngọc Quang ngocquangbc@gmail.com
Thứ Năm, 18/08/2022 - 10:29

Hậu Covid-19, áp lực về vốn đè nặng lên cộng đồng doanh nghiệp, trong đó các nhà sản xuất vừa và nhỏ cảm nhận rõ rệt ảnh hưởng này khi doanh số giảm, nguồn vốn cạn kiệt, thời gian trì hoãn thanh toán kéo dài...

Thấu hiểu được điều này, nhiều ngân hàng đang nỗ lực đồng hành cùng doanh nghiệp, khơi thông dòng vốn dựa vào nền tảng công nghệ.

Khơi thông dòng vốn nhờ công nghệ

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là nhóm SMEs gặp nhiều khó khăn trong tiếp cận nguồn vốn lưu động. Theo nghiên cứu từ tổ chức Ngân hàng thế giới (World Bank), có tới trên 60% các đơn vị kinh doanh thuộc nhóm này gặp khó khăn trong tiếp cận nguồn tài chính, lý do có thể kể tới như lãi suất cao, rủi ro trả nợ và thiếu tài sản thế cấp.  

Tài trợ chuỗi cung ứng (Supply Chain Finance – SCF) có thể nói là một công cụ hữu ích thu hẹp khoảng cách tài chính bằng cách ứng trước tiền mặt – thu hẹp vòng lặp mua hàng và các khoản phải thu. Việc hỗ trợ giải phóng nguồn vốn lưu động cho các bên tham gia vào chuỗi cung ứng là hoạt động đã được triển khai phổ biến và chiếm tỷ trọng lớn trong tài trợ thương mại ở rất nhiều nước trên thế giới, đặc biệt ở Trung Quốc, Châu Âu và Bắc Mỹ . Tuy nhiên, tại Việt Nam, tài trợ chuỗi cung ứng SCF vẫn chưa có  “độ phủ sóng tài chính” lớn do phần lớn doanh nghiệp chưa hiểu rõ về giải pháp này cũng như những khó khăn liên quan đến cơ sở hạ tầng tài chính.

Thấu hiểu khó khăn và nhu cầu này, Techcombank đã tối ưu mô hình tài trợ chuỗi cung ứng truyền thống  nhằm giải quyết hiệu quả nút thắt dòng vốn cho doanh nghiệp SMEs. Với khả năng cung cấp giải pháp “may đo” cho nhiều doanh nghiệp lớn, Techcombank đã phối hợp xây dựng chuỗi cung ứng với những tập đoàn hàng đầu trong các lĩnh vực kinh tế như bất động sản, hàng tiêu dùng nhanh (FMCG), kinh doanh gỗ…. . Được đảm bảo bởi uy tín thanh toán cũng như tín dụng của Người mua/Người Bán lớn,  Nhà cung cấp, nhà phân phối thuộc hệ sinh thái thương mại này dễ dàng được kiểm định và phê duyệt tham gia vào hệ thống tài trợ chuỗi cung ứng của Techcombank, từ đó tiếp cận nguồn vốn ngân hàng với chi phí hợp lý hơn so với chi phí vay thông thường.

Không chỉ vậy, dấu ấn giúp khai thông dòng vốn cho doanh nghiệp SMEs phải kể tới nỗ lực chuyển đổi số mô hình SCF truyền thống của Techcombank. Với vị thế dẫn đầu công nghệ và dẫn dắt số hóa ngành tài chính, giải pháp chuyển đổi số toàn trình (end-to-end process) được coi là bước đột phá cho giúp đơn giản hóa cho dịch vụ này. Quy trình cấp hạn mức và giải ngân truyền thống bằng giấy tờ đã được Techcombank từng bước chuyển đổi sang hành trình số hóa thành công, giúp doanh nghiệp có thể tự thực hiện giao dịch, theo dõi quá trình phê duyệt và được thanh toán trực tuyến.

Nhanh chóng trong khâu phê duyệt, thuận tiện trong quy trình thanh toán, trong năm 2021, số lượng doanh nghiệp SMEs tại Việt Nam được tiếp cận với dòng vốn SCF từ Techcombank đã tăng trưởng 195%, và tiếp tục tăng lên gấp đôi chỉ trong 6 tháng đầu năm 2022. Tốc độ giải ngân thông qua giải pháp này cũng tăng 140% trong năm qua.

Hệ sinh thái dịch vụ xoay quanh hành trình kinh doanh

Ông Phan Thanh Sơn - Phó Tổng giám đốc Techcombank chia sẻ, tài trợ chuỗi cung ứng là một trong nhiều mảnh ghép quan trọng mà Techcombank đang thực hiện trong chiến lược đưa ngân hàng này trở thành giao dịch chính của doanh nghiệp Việt Nam.

“Mục tiêu của chúng tôi là cung cấp cho khách hàng một sự tiện lợi, đơn giản và dễ dàng trong việc tiếp cận các giải pháp tài chính toàn diện”, ông Sơn cho hay.

Theo đó, ngay khi hoàn tất quá trình tham gia vào tài trợ chuỗi cung ứng và khai thông nguồn vốn lưu động, doanh nghiệp được tiếp cận một hệ sinh thái dịch vụ tài chính số hóa toàn diện của ngân hàng bao gồm thanh toán, thu hộ hay mua bán ngoại hối trực tuyến giúp họ được hỗ trợ toàn diện trong một chu trình khép kín bám sát mô hình kinh doanh.

Để hỗ trợ doanh nghiệp lâu dài trong hành trình kinh doanh, Techcombank cho rằng chuyển đổi số là con đường đồng hành bền vững và hiệu quả nhất. Vì vậy, chiến lược 2021-2025, Techcombank tập trung đầu tư mạnh mẽ cho ba trụ cột Số hóa - Dữ liệu - Nhân tài để hiện thực hóa tầm nhìn “Chuyển đổi ngành tài chính, nâng tầm giá trị sống”.

Mới đây, những thành quả trong giải pháp SCF mới của Techcombank đã được hội đồng xét giải của The Asian Banker – tổ chức đánh giá và xếp hạng hàng đầu trong lĩnh vực tài chính của Châu Á, vinh danh là “Ngân hàng tài trợ chuỗi cung ứng tốt nhất Việt Nam”. Trước đó, đơn vị này cũng chiến thắng giải thưởng “Ngân hàng cung cấp giải pháp thanh toán xuất sắc nhất cho doanh nghiệp” đồng thời đứng top 1 trong trong cuộc bình chọn các ngân hàng được doanh nghiệp tin dùng nhất Việt Nam.

“Sự vinh danh cho những đột phá về giải pháp tài trợ chuỗi cung ứng nhận được từ tổ chức The Asian Banker cho thấy đây là một hướng đi phù hợp dựa theo góc nhìn của các chuyên gia quốc tế. Chúng tôi hướng tới một dịch vụ tài chính tiêu chuẩn hàng đầu khu vực giúp các doanh nghiệp Việt có điểm tựa vững chắc trong hành trình vượt trội hơn mỗi ngày”, ông Phan Thanh Sơn chia sẻ.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top