Aa

Sống trong biệt thự cổ, dân khổ trăm bề

Thứ Năm, 23/08/2018 - 06:01

Trong ngôi biệt thự cổ hơn 100 năm tuổi ở số 8 đường Tăng Bạt Hổ (Hai Bà Trưng – Hà Nội), hàng chục hộ dân đang kêu khổ trăm bề vì chật chội, thiếu nước, nóng bức,... Cuộc sống vô cùng bất an bởi ngôi biệt thự cổ đang xuống cấp trầm trọng.

Nằm trong danh mục công trình được bảo vệ, căn “biệt thự” Pháp cổ hai tầng ở số 8 Tăng Bạt Hổ (quận Hai Bà Trưng) giờ là nơi cư ngụ của 13 hộ dân. Hàng chục con người chen chúc nhau trong “biệt thự” với cảnh mệt mỏi, thiếu thốn đủ đường. Họ sống ở đó gần 100 năm và đã trải qua nhiều thế hệ khác nhau.

Ngôi biệt thự cũ nằm tại số 8 Tăng Bạt Hổ.

Ngôi biệt thự cũ nằm tại số 8 Tăng Bạt Hổ.

6 hộ ở tầng hai, 6 ở tầng một và 1 hộ trú tại... gầm cầu thang. Các căn phòng rộng thênh thang nguyên gốc đã bị chia nhỏ thành nhiều phòng từ mấy chục năm trước. Mỗi phòng hiện nay có diện tích khoảng 20m2, mở cửa ra hành lang chung lỉnh kỉnh những xô, chậu, đồ đạc cũ hỏng, kệ để đồ, thùng chứa nước... Người dân ở đây cũng cho biết, có nhiều hộ chưa dẫn được nước về và không có diện tích để làm nhà vệ sinh, nên vẫn phải dùng nhà vệ sinh chung cách 100m.

Căn biệt thự đang bị xuống cấp nặng nề.

Căn biệt thự đang bị xuống cấp nặng nề.

Trải qua mưa gió gần 100 năm tồn tại, khuôn viên và phía ngoài tòa nhà đã hoàn toàn biến dạng. Nhà dân cao, thấp lô nhô, vây kín đặc bốn xung quanh tòa nhà. Tường nhà bị bong tróc, lở từng mảng. Khắp các góc tường là hệ thống ống nước sạch, ống thoát nước thải, dây điện và rêu mốc. Cầu thang ọp ẹp, nguy hiểm. Các cửa sổ đều bị rào kín chống trộm hoặc được tận dụng triệt để cho việc phơi quần áo. Không gian chung bên trong tòa nhà vốn đã quá ngột ngạt còn bị “nhét” thêm nhiều thùng phuy nước cỡ lớn treo lơ lửng trên xà ngang.

Bức tưởng bong tróc, lộ ra cả gạch bên trong nhưng không được tu sửa.

Bức tường bong tróc, lộ ra cả gạch bên trong nhưng không được tu sửa.

Nhiều người dân ở đây cũng cho biết, mặc dù biết xuống cấp nhưng họ cũng không dám sửa vì đã có quy định. Bên cạnh đó, họ cũng không biết di dời đi đâu nên phải cố gắng ở lại ngôi biệt thự cổ đang xuống cấp trầm trọng.

Cửa ngăn các phòng cũng chỉ là cửa gỗ, lỏng lẻo, nhếch nhác.

Cửa ngăn các phòng cũng chỉ là cửa gỗ, lỏng lẻo, nhếch nhác.

Chật chội nhất có lẽ là gia đình anh Hoàng Anh, 3 người lớn tá túc trong vài mét vuông nơi gầm cầu thang. Người đi lên đi xuống là bụi rơi đầy đầu nên lúc nào cũng phải chăng bạt nilon để chắn bụi.

Phía trong căn biệt thự vô cùng ngổn ngang, lộn xộn.

Phía trong căn biệt thự vô cùng ngổn ngang, lộn xộn.

Cụ Đỗ Xuân Ánh đã ở tòa nhà này hơn 60 năm cho biết: "Hiện tại, ngôi nhà đang xuống cấp trầm trọng, trời mưa nước dột tứ tung,... Lo lắng nhưng nếu không ở đây thì chúng tôi cũng không biết chuyển đi đâu?".

“Căn phòng rộng 20m2 là tất cả không gian để chúng tôi vừa ở, vừa nấu ăn, vừa tắm giặt cho 2 thế hệ gia đình", một người dân chia sẻ.

Cầu thang ọp ẹp, nguy hiểm.

Cầu thang ọp ẹp, nguy hiểm.

Bác Văn Duyên nói: “Chúng tôi ở còn quen, người nơi khác tới nhìn vậy, ai dám sống. Hiện nay, lối đi đã bê tông hóa sạch sẽ, các hộ dân góp tiền mắc điện sáng chứ trước đây khổ lắm. Tổ dân phố còn phải thuê người mấy ngày dọn một lần, chứ để vậy thì không ai chịu nổi...”.

Nhiều đồ đạc được đề vào cầu thang vì diện tích trong phòng không đủ chứa.

Nhiều đồ đạc được đề vào cầu thang vì diện tích trong phòng không đủ chứa.

Đối với toàn bộ 13 hộ dân ở đây, việc cải tạo, sửa chữa biệt thự là điều không thể. Trong khi các hộ dân xung quanh đều được mua nhà theo Nghị định 61/CP, được cấp “sổ đỏ” thì các hộ ở “biệt thự” bị trả lại hồ sơ, không được xét cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Khu nhà vệ sinh của các hộ dân tại đây.

Khu nhà vệ sinh của các hộ dân tại đây.

Theo người dân, vì đây là biệt thự Pháp cổ, tòa nhà nằm trong danh mục được pháp luật bảo vệ. Chính vì thế, người dân không được quyền sửa chữa, cơi nới, thay đổi kết cấu hay xây dựng, phá dỡ. Người dân không biết kêu ai, đành chấp nhận số phận “biệt thự trên giấy”.

Mọi người vô cùng lo sợ viêc gạch trên mái nhà sẽ rơi xuống.

Người dân lo lắng vì gạch trên mái nhà có thể rơi xuống bất cứ lúc nào.

Căn biệt thự tiềm ẩn nhiều nguy cơ, gây mất an toàn cho tính mạng người dân.

Căn biệt thự tiềm ẩn nhiều nguy cơ, gây mất an toàn cho tính mạng người dân.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Liên kết hữu ích
Lên đầu trang
Top