TH không đi một mình

TH không đi một mình

Thứ Bảy, 11/05/2019 - 10:20
[div class='wow fadeIn'][/div]

[div class='cl'][span class='cap noto-serif dark-blue-color']N[/span] ăm 2009, thị trường sữa Việt Nam chính thức ghi nhận cuộc gia nhập của Tập đoàn TH khi sự kiện khởi dựng Dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung ứng dụng công nghệ cao tại tỉnh Nghệ An diễn ra. Trước đó, năm 2008, ngành sữa khu vực chấn động vì khủng hoảng sữa nhiễm melamine của Trung Quốc làm cho hàng triệu trẻ em mắc bệnh sạn thận. Đó cũng là thời điểm thị trường sữa Việt Nam nhập khẩu tới 92% sữa bột về pha lại, chủ yếu từ Trung Quốc.

  Thời điểm đó, với tuyên bố mang “sữa thật” đến cộng đồng, bước đi trong lĩnh vực nông nghiệp của Tập đoàn TH đã thực sự mở ra những kỳ vọng mới cho người dân Việt về sản phẩm sạch, tươi. Hơn hết, với Dự án có tổng vốn đầu tư lên tới 1,2 tỷ USD, TH đã đặt nền móng cho ngành sản xuất sữa tươi Việt.

   Tiên phong trở thành doanh nghiệp đầu tiên theo đuổi bài toán định vị thương hiệu “sữa thật” nhưng thời điểm đó, trong một bối cảnh mà đến 92% thị phần sữa của Việt Nam là sữa pha, con đường mà TH lựa chọn lại chẳng hề đơn độc. Bởi lẽ, cuộc hành trình mà Tập đoàn TH quyết định theo đuổi, đó là con đường đi theo xu hướng ứng dụng công nghệ cao, đáp ứng phù hợp với cuộc cách mạng 4.0. Đó còn là con đường đi với sự an toàn của sức khỏe người tiêu dùng.

   Quan trọng hơn, thành công của tập đoàn TH đã là đòn bẩy để các doanh nghiệp cùng ngành nghề đầu tư nghiêm túc vào chăn nuôi bò sữa và người tiêu dùng hiểu được giá trị thực sự của sữa tươi sạch, tiếp cận được sản phẩm sữa tươi sản xuất tại Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế.

   Rõ ràng, dù bước đi táo bạo mang tính chất đột phá đó không hề dễ dàng nhưng sự đồng hành của ứng dụng khoa học công nghệ cao và quyết tâm vì sức khỏe của cộng đồng đã mang đến sự thành công của Tập đoàn TH.

   Còn nhớ cách đây 10 năm, TH từng khiến dư luận nửa mừng, nửa lo vì lời cam kết mang sữa sạch đến cho cộng đồng. Giới đầu tư e ngại về công suất thực sự trong lĩnh vực chăn nuôi bò sữa của Việt Nam thời điểm đó. Song với chìa khóa là khoa học công nghệ và khoa học quản trị 4.0, tiến tới xây dựng cụm trang trại bò sữa chăn nuôi tập trung ứng dụng công nghệ cao quy mô lớn nhất Châu Á, tự chủ hoàn toàn nguồn nguyên liệu sữa tươi sạch và chế biến sữa theo chuỗi khép kín, TH đã chứng minh được những cam kết của mình không hề đổi thay.[/div]

[div class='wow zoomIn'][/div]

[br /]  [span class='cap noto-serif dark-blue-color']Đ[/span] ó là phát biểu của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khi nói về chủ trương phát triển doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp. Và đó cũng là cách đi mà Tập đoàn TH đã và đang hướng tới.

   Quyết tâm bước vào thị trường sữa Việt đã là sự táo bạo, quyết theo đuổi con đường áp dụng công nghệ cao vào nông nghiệp lại càng là một sự mạo hiểm. Thẳng thắn nhìn nhận rằng, thời điểm đó, việc xây dựng mô hình HTX sẽ không thể thiếu đi những người nông dân. Nhưng làm thế nào để đào tạo nguồn nhân lực hiểu và áp dụng công nghệ cao chưa bao giờ là dễ dàng. Trong khi đó, bài toán thương trường còn đặt ra cho các trang trại của TH là phải tạo ra những ly sữa tươi có tiêu chuẩn đồng nhất, đạt chất lượng quốc tế và đáp ứng được tiêu chuẩn để xuất khẩu ra các thị trường khắt khe.

   Những trăn trở đó cuối cùng cũng đã giải đáp. TH xác định muốn phát triển chuỗi liên kết cần phải tổ chức đào tạo nâng cao nguồn nhân lực cho người nông dân, kết nối nguồn hỗ trợ về tài chính. Ông Ngô Minh Hải, Chủ tịch HĐQT của TH đã từng nói: “Chúng tôi có HTX cung cấp dịch vụ thú ý, phối giống, thức ăn cho người dân, nhưng bà con đang cần nguồn vốn hỗ trợ. Chúng tôi kết nối với ngân hàng để bà con vay được vốn phát triển”.

   Quá trình triển khai chuỗi liên kết nông hộ đã giúp Tập đoàn TH hiểu được rằng, cần phải chia sẻ lợi ích, rủi ro giữa các thành viên trong chuỗi; xây dựng quy chuẩn về sản phẩm, ký hợp đồng với nông hộ để người dân giao sản phẩm đảm bảo chất lượng. Quan trọng nhất, TH đã thay đổi tư duy của người dân, từ sản xuất nông hộ quy mô nhỏ sang trang trại kiểu mẫu, từ con số 0 đến việc áp dụng thành thạo công nghệ vào nông nghiệp.

   Đi theo chủ trương của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, Tập đoàn TH đã đồng hành cùng người nông dân trong việc xây dựng chuỗi giá trị liên kết nông nghiệp. Một quy mô sản xuất rộng lớn áp dụng công nghệ cao là những viên gạch nền tảng đầu tiên cho quá trình tích tụ hình thành chuỗi liên kết. Trong đó TH là doanh nghiệp đầu tàu kết nối, đưa nông dân vào chuỗi, làm chủ công nghệ cao. Và TH cũng là doanh nghiệp đầu tàu trong việc tìm hướng đi mới cho các sản phẩm nông nghiệp.

   Đó cũng là bước đi mà tập đoàn TH đã thực hiện tại Đà Lạt, thông qua thương hiệu Dalatmilk, giờ đây là Thanh Hóa với dự án Chăn nuôi bò sữa có quy mô 20.000 con bò sữa, nhà máy chế biến sữa công suất 300 tấn sữa/ngày cùng tổng vốn trên 3.800 tỷ đồng. Và tiếp theo là Hà Giang, Lào Cai, Cao Bằng, Quảng Ninh, Củ Chi (TPHCM), Ba Vì (Hà Nội)... Cách làm này sẽ khởi xướng ra một một mô hình chia sẻ lợi ích giữa doanh nghiệp và người nông dân để cùng nhau chiến thắng

   Cách đi mà TH đang thực hiện đã thực sự mang đến những thay đổi rõ rệt trong ngành nông nghiệp Việt. Như lời của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã từng nói: “Chúng ta đến những vùng khó khăn, xa xôi, thấy được ánh mắt, nụ cười của niềm tin của người dân, của người lãnh đạo và các loại hình doanh nghiệp”. Và TH đã không để một người dân nào bị bỏ lại phía sau, từ thành thị tới nông thôn, từ miền ngược đến miền xuôi, biên giới, hải đảo. Đó là một mô hình mà ai cũng được hưởng lợi. Và quan trọng hơn là TH đã “làm giàu cùng nông dân”.

[span class='cap noto-serif dark-blue-color']S[/span] ự vào cuộc của tập đoàn TH đã ghi danh Việt Nam trên bản đồ sữa thế giới, xây dựng thương hiệu sữa tươi sạch Việt Nam ở tầm quốc tế. Đến nay, cơ cấu đã có sự chuyển dịch khi tỷ lệ sữa nước chế biến từ sữa bột pha lại 92% (năm 2008) giảm còn hơn 60%.

   Đối với Việt Nam, TH là doanh nghiệp khởi xướng cho mô hình chia sẻ lợi ích, làm giàu của doanh nghiệp kết hợp với nông dân. TH cũng là doanh nghiệp tiên phong trong tạo lập chuỗi liên kết nông nghiệp mà ở đó người nông dân tự làm chủ công nghệ cao.

   Để bước tới thành công đó không thể không nhắc tới tầm nhìn và tư duy của một doanh nghiệp tư nhân. 10 năm, TH đã đi trước đón đầu, đã nắm bắt xu hướng công nghệ cao áp dụng vào nông nghiệp. Cũng chính TH đã rút ra được mô hình liên kết chặt chẽ và bền vững của người dân.

   Tất yếu thành công của TH còn là sự hỗ trợ về chính sách của Chính phủ, của Đảng và Nhà nước. Hội nghị tổng kết năm 2018 và triển khai kế hoạch năm 2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh chủ trương “hành động quyết liệt vì nền nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sạch, hướng về tiêu dùng, xuất khẩu để nông dân nước ta, doanh nghiệp nước ta về nông nghiệp khá hơn, giàu hơn”.

   Cũng trong những năm qua, Chính phủ đã có chủ trương đưa nông sản Việt ra thị trường thế giới theo đường chính ngạch, đặc biệt là xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc. Cuối tháng 4/2019, hai nước đã ký Nghị định thư về yêu cầu thú y và sức khỏe cộng đồng đối với các sản phẩm sữa của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc. Đây là cơ hội để Việt Nam xuất khẩu chính ngạch sữa tươi sang thị trường sữa lớn nhất thế giới này.

   Sự đồng hành của Chính phủ trong việc đưa ra chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, mở đường cho ngành nông nghiệp phát triển đã mở ra môi trường đầu tư kinh doanh cởi mở cho Tập đoàn TH.

   Việt Nam vốn nổi tiếng về thế mạnh trong nông nghiệp. Thế nhưng, nông nghiệp Việt Nam trước đó vẫn chỉ là những mảnh ghép của bức tranh sản xuất manh mún và nhỏ lẻ. Chủ trương của Chính phủ, của Đảng và Nhà nước là tập trung phát triển nông nghiệp. Và TH đã trở thành doanh nghiệp tiên phong cho cuộc cách mạng nông nghiệp công nghệ cao đó. Chìa khóa thành công của doanh nghiệp này đó chính là công nghệ cao và đôi cánh của những người nông dân.

   [div class='bold dark-blue-color relative']Ngày 8/5/2019, tại xã Yên Mỹ, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá, Tập đoàn TH tổ chức Lễ Khởi công dự án Chăn nuôi bò sữa và Chế biến sữa tập trung ứng dụng công nghệ cao quy mô công nghiệp theo quyết định số 5359/QĐ- UBND ngày 28/12/2018 với tổng đàn bò 20.000 con; và giới thiệu mô hình phát triển bền vững đồng hành cùng người nông dân theo mô hình hợp tác xã công nghệ cao.

   Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho rằng, đây là một hoạt động kinh tế quan trọng, góp phần trả lời câu hỏi về tái cơ cấu nông nghiệp với 3 nguyên tắc: Lựa chọn ngành hàng Việt Nam có thế mạnh, coi khoa học công nghệ là giải pháp then chốt để tổ chức ngành hàng hiệu quả và giải quyết nút thắt về sản xuất nông hộ nhỏ lẻ. Theo Bộ trưởng, sữa là một ngành hàng có tiềm năng, lợi thế của Việt Nam. Hiện nay, ở khu vực châu Á, chúng ta đứng thứ 6 về sản lượng, đứng thứ 4 về năng suất.[/div]

[style].magazine .dark-blue-color {color: #003d7a !important} [/style]

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top