Aa

Thái Lan: "Xanh hóa" các công trình từ tòa nhà Chính phủ đến nhà ở bình dân

Chủ Nhật, 25/03/2018 - 06:00

Thái Lan sẽ thúc đẩy thị trường nhà ở và xây dựng của mình chuyển hướng theo các tiêu chuẩn xanh hơn thông qua việc xây dựng nhà ở thu nhập thấp và trung bình, cải tiến các tòa nhà của chính phủ, và thấm nhuần từ từ theo thông số quốc gia về công trình xanh.

Thái Lan dường như đang nổi lên như một kiểu mẫu công trình xanh ở Châu Á, một khu vực đang đô thị hóa nhanh hơn bất kỳ quốc gia nào trên thế giới. Mới đây, quốc gia này đã có một bước đi quan trọng bằng cách đệ trình hai dự án “Hỗ trợ các hành động giảm nhẹ biến đổi khí hậu phù hợp với điều kiện quốc gia” (Nationally Appropriate Mitigation Action - NAMA) lên Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về Biến đổi Khí hậu (United Nations Framework Convention on Climate Change - UNFCCC): làm xanh nhà ở có thu nhập thấp và trung bình, và làm xanh các tòa nhà chính phủ của Thái Lan.

Hỗ trợ kỹ thuật của cơ quan điều phối các hoạt động môi trường Liên Hợp Quốc (UN Environment) và sự tham gia của các bên liên quan là công cụ giúp Thái Lan lên kế hoạch làm sao để khuyến khích các công trình vừa bền vững, tiết kiệm năng lượng, vừa giảm phát thải khí nhà kính trong khi vẫn đảm bảo nhà ở giá rẻ cho người dân của mình. Sự trợ giúp này đã được cung cấp thông qua NAMA cho Ngành Xây dựng ở Châu Á, một dự án của chương trình Sáng kiến ​​Khí hậu Quốc tế (International Climate Initiative). Dự án đã hỗ trợ Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam thiết kế các biện pháp can thiệp của chính phủ nhằm thúc đẩy đầu tư vào các tòa nhà tiết kiệm năng lượng.

Dự án đã tập hợp các bộ, cơ quan chính quyền địa phương, đại diện của ngành xây dựng, xã hội dân sự và các nhà phát triển thông qua một loạt hội thảo chuyên đề và các khoá đào tạo nhằm giải quyết các rào cản giảm phát thải khí nhà kính và kích thích hành động trong lĩnh vực xây dựng.

Hình ảnh BangKok nhìn từ Công viên thành phố Lumphini Park. (Pixabay)

Hình ảnh BangKok nhìn từ Công viên thành phố Lumphini Park. (Pixabay)

Thái Lan là nước đầu tiên trong bốn nước tham gia vào dự án đăng ký hành động NAMA theo danh sách đăng ký chính thức được duy trì bởi Công ước về Thay đổi Khí hậu của LHQ.

Các cam kết mới của Thái Lan sẽ giúp giảm đói nghèo, tạo việc làm và thúc đẩy việc tiếp cận năng lượng ở cấp địa phương và cấp quốc gia. Cả hai hành động NAMA đã đề xuất sẽ hỗ trợ Thái Lan đạt được thỏa thuận Đóng góp do Quốc gia tự nguyện (Nationally Determined Contribution - NDC) theo Hiệp định Paris giảm 20 phần trăm lượng khí thải xuống mức bình thường vào năm 2030. Thái Lan đã áp dụng những cam kết quốc tế này vào chính sách quốc gia. Các hành động về khí hậu của họ sẽ giúp đạt được mục tiêu quốc gia, được đề cập trong Kế hoạch Tiết kiệm Năng lượng, đó là giảm cường độ năng lượng xuống 30% vào năm 2036, so với mức năm 2010, cũng như Kế hoạch tổng thể về Thay đổi Khí hậu trong đó đưa ra cam kết cho đến năm 2050.

Thái Lan sẽ thúc đẩy thị trường nhà ở và xây dựng của mình chuyển hướng theo các tiêu chuẩn xanh hơn thông qua việc xây dựng nhà ở thu nhập thấp và trung bình, cải tiến các tòa nhà của chính phủ, và thấm nhuần từ từ theo thông số quốc gia về công trình kiến trúc xanh. Các dự án sẽ đề cập đến các khía cạnh thiết kế của các công trình mới cũng như công trình cải tạo, bao gồm vật liệu, các ứng dụng tiết kiệm nước và năng lượng, các nghiên cứu và kích thích thị trường để giảm chi phí xây dựng công trình xanh.

Cam kết mới về nhà ở sẽ cắt giảm 304 nghìn tấn khí cacbon đioxit CO2 phát thải của Thái Lan mỗi năm, trong đó cam kết các công trình chính phủ sẽ cắt giảm 1,6 nghìn tấn khí CO2 mỗi năm. Hành động liên quan đến công trình chính phủ có thể có tiềm năng giảm phát thải thậm chí cao hơn, vì dự án có thể được mở rộng tới tất cả 639 tòa nhà chính phủ, từ đó có thể cắt giảm tới 98,8 nghìn tấn khí CO2 trong một năm. Điều này tương đương với việc bỏ đi khoảng 60.000 xe hơi trên đường mỗi năm. Thái Lan dự kiến ​​sẽ hoàn thành việc cải tạo các tòa nhà chính phủ vào năm 2022 và các dự án phát triển nhà ở vào năm 2023.

Dự án “Hỗ trợ các hành động giảm nhẹ biến đổi khí hậu phù hợp với điều kiện quốc gia NAMA” được giới thiệu lần đầu trong Hiệp định Cancun của Công ước Liên Hợp Quốc là những hành động làm giảm phát thải khí nhà kính so với phát thải thông thường ở các nước đang phát triển. Các chương trình này được thực hiện dưới sự bảo trợ, dẫn dắt ​​của chính phủ, phù hợp với mục tiêu phát triển quốc gia, và được hỗ trợ bởi tài chính, công nghệ và xây dựng năng lực.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top