Aa

Thảm họa môi trường từ ống hút nhựa

Thứ Ba, 16/10/2018 - 23:30

Theo các nhà khoa học Mỹ, việc ô nhiễm do rác thải nhựa, đặc biệt là do các ống hút nhựa sử dụng một lần đang ngày càng gia tăng ở các đô thị trên khắp thế giới.

Các nhà khoa học cho biết, các ống hút nhựa dùng một lần thường khó tái chế và đa số được mang đi chôn lấp hoặc được đốt. Số còn lại bị vứt xuống các cống rãnh hoặc sông hồ gây ra tình trạng tắc nghẽn. Riêng tại Mỹ, mỗi ngày có khoảng 500.000 ống hút nhựa được sử dụng. Tại Anh, mỗi năm người dân nước này tiêu thụ tới 8,5 tỷ ống hút nhựa.

Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí Scientific Reports, lượng rác thải khổng lồ lên tới 79.000 tấn, tương đương 1,8 nghìn tỷ mảnh nhựa, đang trôi nổi trên khắp đại dương. Chúng bao gồm lưới đánh cá, hộp nhựa, túi nhựa và dây thừng mà phải mất tới 100 – 500 năm mới phân hủy được.

Trước thực trạng nhiễm môi trường biển lên tới mức báo động, nhất là rác thải nhựa hàng loạt các quốc gia trên thế giới đã và đang ban hành quy định cấm sử dụng sản phẩm nhựa dùng một lần ống hút nhựa, cốc nhựa dùng một lần…

Phải mất tới hàng trăm năm để phân hủy rác thải nhựa. Ảnh: Internet.

Phải mất tới hàng trăm năm để phân hủy rác thải nhựa. Ảnh: Internet.

Hàng loạt các nước cấm sử dụng ống hút nhựa

Tháng 9 vừa qua, Thống đốc bang California (Mỹ) Jerry Brown đã ban hành luật buộc tất cả các nhà hàng ngưng cung cấp ống hút nhựa trừ khi khách hàng yêu cầu.

Theo quy định, các nhà hàng không tuân thủ sẽ bị cảnh cáo 2 lần trước khi bị phạt đến 300 USD (7 triệu đồng). Quy định sẽ chính thức có liệu lực từ năm 2019, ông hy vọng điều này sẽ làm mọi làm mọi người “dừng lại và suy nghĩ” trước khi yêu cầu ống hút nhựa.

California không phải là thành phố đầu tiên cấm dùng ống hút nhựa. Trước đó chính quyền thành phố Seattle (bang Washington) cũng ban hành luật cấm ống hút và hộp thức ăn nhựa tại các nhà hàng, với mức phạt 250 USD đối với cơ sở vi phạm.

Trước đó không lâu, Ủy ban châu Âu cũng đưa ra đề xuất khai tử các sản phẩm nhựa sử dụng một lần như tăm bông và ống hút bằng nhựa.

Theo đó, các nước Liên minh châu Âu (EU) sẽ được yêu cầu thu thập 90% số vỏ đồ uống đóng chai bằng nhựa để tái chế trong năm 2025. Các nhà sản xuất các sản phẩm này cũng sẽ phải chịu thêm các khoản chi phí về phản lý chất thải và làm sạch môi trường.

"Không thể phủ nhận, chất thải nhựa đang là vấn đề lớn và người châu Âu cần hành động để cùng nhau giải quyết vấn đề này. Chất thải nhựa sẽ làm ô nhiễm không khí, đất đai, đại dương và cả thực phẩm của chúng ta", ông Frans Timmermans, Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu, nhấn mạnh.

Và hồi đầu năm nay, Thủ tướng Anh Theresa May đã tuyên bố lên kế hoạch cấm bán ống hút và ngoáy tai loại sử dụng một lần vào cuối năm nay trong nỗ lực làm sạch môi trường hải dương.

Tại Anh, mỗi năm, có khoảng 8,5 tỷ chiếc ống hút bằng nhựa bị chôn lấp hoặc trôi ra biển. Hiện chuỗi cửa hàng ăn nhanh McDonald’s đã thay thế toàn bộ những ống hút nhựa bằng ống hút giấy. Đây là một nỗ lực đáng chú ý của một thương hiệu lớn trong bảo vệ môi trường.

Nhận thức được tác hại của ống hút nhựa đối với môi trường và sức khỏe người tiêu dùng, thành phố Neuchatel, miền Tây Thụy Sĩ đã quyết định cấm sử dụng ống hút bằng nhựa tại các nhà hàng của thành phố, bắt đầu từ năm 2019.

Thay vì ống hút bằng nhựa, các nhà hàng sẽ chuyển sang ống hút có thể tái sử dụng hoặc ống hút bio có thể tự phân hủy. Với quyết định này, Neuchatel sẽ trở thành thành phố đầu tiên của Thụy Sĩ cấm sử dụng ống hút nhựa. Lệnh cấm đã nhận được sự hưởng ứng tích cực từ phần lớn các chủ nhà hàng trong thành phố.

Sự ra đời ống hút thân thiện với môi trường

Tại Việt Nam, mặc dù chưa có thống kê chính thức từ tổ chức nào về số lượng sử dụng ống hút nhựa ở Việt Nam, tuy vậy, từ thực tế hàng ngày, có thể khẳng định, con số này không nhỏ. Riêng đối với các sản phẩm về nhựa, năm 2017, Việt Nam nằm trong top 5 nước xả nhiều rác thải nhựa ra biển nhất thế giới, theo thống kê của Hiệp hội Bảo tồn đại dương.

Ống hút thân thiện với môi trường. Ảnh: Internet.

Ống hút thân thiện với môi trường. Ảnh: Internet.

Ý thức được tác hại của ống hút nhựa với môi trường, nhiều ý tưởng về ống hút thân thiện với môi trường đã được ra đời như ống hút bằng rơm, ống hút tre… Tiêu biểu phải kể đến trào lưu #NoStrawChallenge được nhiều bạn trẻ hưởng ứng.

Các doanh nghiệp, quán cà phê nhỏ với tầm nhìn phát triển bền vững cũng nhanh chóng thay thế sản phẩm ống hút nhựa bằng ống hút làm từ tre.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top