Aa

Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến bố trí 44.591 tỷ đồng đầu tư 5 dự án BOT

Thứ Năm, 04/01/2024 - 09:50

UBND TP.HCM vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện đầu tư dự án xây dựng nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa công trình đường bộ hiện hữu được áp dụng loại hợp đồng Xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT) trên địa bàn TP.

UBND TP.HCM vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện đầu tư dự án xây dựng nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa công trình đường bộ hiện hữu được áp dụng loại hợp đồng Xây dựng - vận hành - chuyển giao (BOT) trên địa bàn TP.

Theo đó, các dự án BOT này nằm ở cửa ngõ, được thực hiện theo cơ chế của Nghị quyết 98. Đó là dự án nâng cấp mở rộng Quốc lộ 13 từ cầu Bình Triệu đến ranh tỉnh Bình Dương. Dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 từ đường Kinh Dương Vương đến ranh tỉnh Long An. Dự án cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 22 đoạn từ nút giao An Sương đến vành đai 3 TPHCM. Dự án nâng cấp trục Bắc - Nam từ đường Nguyễn Văn Linh đến cao tốc Bến Lức - Long Thành. Dự án xây dựng cầu đường Bình Tiên đoạn từ đường Phạm Văn Chí đến đường Nguyễn Văn Linh.

Thành phố Hồ Chí Minh dự kiến bố trí 44.591 tỷ đồng đầu tư 5 dự án BOT- Ảnh 1.

Thành phố Hồ Chí MinhTuyến Quốc lộ 13 đoạn từ cầu Bình Triệu đến giáp ranh tỉnh Bình Dương sẽ được đầu tư theo hình thức BOT

TP.HCM dự kiến tổng mức đầu tư của 5 dự án khoảng 44.591 tỷ đồng. Trong đó, nhu cầu vốn đầu tư cho dự án giai đoạn 2023 - 2025, dự kiến khoảng 8.143 tỷ đồng, để thực hiện công tác chuẩn bị dự án, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ xây dựng công trình.... Giai đoạn 2026 - 2030 là 36.448 tỷ đồng.

UBND TPHCM giao Sở Giao thông Vận tải chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ chuẩn bị các dự án (lập, trình thẩm định báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo nghiên cứu khả thi) theo đúng quy định của pháp luật về đầu tư theo phương thức đối tác công tư và các quy định của pháp luật có liên quan. Xây dựng kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện cho từng dự án (nội dung công việc, đơn vị thực hiện, phối hợp, kết quả, thời gian hoàn thành…), đảm bảo mốc tiến độ tổng thể.

Đồng thời chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan tham mưu UBND TP giao nhiệm vụ cho đơn vị tổ chức lựa chọn nhà đầu tư; thành lập Tổ đàm phán ký kết hợp đồng; thuê đơn vị tư vấn thực hiện quản lý, giám sát chất lượng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng, giám sát chất lượng sản phẩm, dịch vụ công theo quy định của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư. Cùng với đó, chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ngành liên quan tiếp tục đánh giá nhu cầu, tính cấp thiết đầu tư xây dựng nâng cấp, mở rộng, hiện đại hóa công trình đường bộ hiện hữu áp dụng hợp đồng BOT theo Nghị quyết 98 và khả năng cân đối nguốn vốn ngân sách; tham mưu UBND TP trình HĐND TP xem xét, ban hành nghị quyết về bổ sung danh mục dự án làm cơ sở triển  khai thực hiện.

Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm tham mưu, trình UBND TP quyết định giao Sở Giao thông Vận tải là đơn vị chuẩn bị dự án; tham mưu, đề xuất UBND TP cân đối, bố trí đủ vốn ngân sách TP để triển khai thực hiện các dự án theo kế hoạch; bổ sung kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025, kế hoạch đầu tư công năm 2024 để thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư. Rà soát, tham mưu UBND TP khi sử dụng vốn nhà nước trong dự án PPP thực hiện trong 2 kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn liên tiếp, có tổng mức đầu tư dự án phải thực hiện trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn sau vượt quá 20% tổng số vốn kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn trước, để trình cấp thẩm quyền xem xét, chấp thuận thí điểm, làm cơ sở thực hiện.

UBND TP Thủ Đức và các quận, huyện: 6, 7, 8, 12, Bình Tân, Nhà Bè, Bình Chánh, Hóc Môn chịu trách nhiệm chủ trì, phối hợp cơ quan có thẩm quyền, cơ quan ký kết hợp đồng dự án PPP và doanh nghiệp dự án để tổ chức thực hiện bồi thường, giải phóng mặt bằng, hỗ trợ, tái định cư đối với các dự án thuộc phạm vi quản lý của địa phương, đảm bảo đúng quy định và tiến độ./.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top