Aa

Thành phố sinh thái, bước tiến tiếp theo của xu hướng quy hoạch thế giới?

Thứ Hai, 24/07/2017 - 06:00

Từ Brazil, Mexico, Singapore... rồi đến Nam Phi, đô thị sinh thái hay thành phố sinh thái đang trở nên ngày càng phổ biến và phát triển hơn.

Trước đây, chúng ta không sống trong một thế giới đô thị như bây giờ. Ngày nay, nhựa đường và bê tông đang ngày càng “mở rộng địa bàn”, nước ngọt trên trái đất dần biến mất, thay vào đó là thép và kính lấp lánh dưới ánh nắng mặt trời. Sự mở rộng đô thị là một trong những đặc điểm chính của sự ra đời Kỳ Nhân sinh.

Dù vậy, thú vui đi săn trong những ngọn núi lửa đã tắt ở rìa rừng thành phố Mexico vẫn là một trong những trò chơi tiêu khiển thu hút được nhiều người. Trong khi đó, lại có những người bị giết bởi báo hoa mai khi họ “xâm lược” và tạo ra các khu ổ chuột ngay trong Công viên Quốc gia Sanjay Gandhi thuộc siêu đô thị Mumbai. Chim gõ kiến đục thân cây ở công viên đô thị Ibirapuera của Sao Paulo; và chim cánh cụt đi bộ trên các bãi biển của Cape Town... Con người đang ngày càng can thiệp nhiều hơn vào tự nhiên, và dưới áp lực đô thị các hệ sinh thái đang dần thu nhỏ lại một cách đáng báo động.

Ví dụ cho thành phố đa dạng sinh học

Phần lớn các thành phố có đa dạng sinh học phong phú nhất chứa đựng rất nhiều quần xã sinh vật, bao gồm cả môi trường biển (đại dương) và môi trường đất khô, các hồ nước và dãy núi, hoặc những khu rừng và hoang mạc, thảo nguyên. Nhưng để biết được thành phố nào có mức độ đa dạng sinh học cao nhất lại là một điều khá phức tạp. Không phải tất cả các thành phố đều nằm trong cùng khu vực có giới hạn hành chính giống nhau hoặc có các số liệu cần thiết.

Công viên Ibirapuera bên trong thành phố Sao Paulo

Công viên Ibirapuera bên trong thành phố Sao Paulo

Khá ngạc nhiên khi 2 trong số các siêu đô thị lớn nhất thế giới, Sao Paulo và Mexico City là những ứng cử viên trong danh sách này. Sao Paulo nằm giữa rừng mưa Atlantic của Brazil và thảo nguyên nhiệt đới của Cerrado – 2 quần xa sinh vật vô cùng giàu có, cho phép siêu đô thị này có mức độ đa dạng sinh học còn cao hơn cả vùng cảng sông Amazon của Manaus, nhà môi trường học Denise Rambaldi cho biết.

Chi phí để bảo tồn các giống loài trong khu vực thì rẻ hơn rất nhiều so với chi phí để ta giúp chúng tái hòa nhập môi trường...

“Một bài học đến từ việc tái hòa nhập của loài khỉ Golden Lion Tamarin vào vùng Mata Atlantica chỉ ra rằng chi phí để bảo tồn các giống loài trong khu vực thì rẻ hơn rất nhiều so với chi phí để ta giúp chúng tái hòa nhập môi trường”. 

Mô hình quy hoạch sinh thái của Singapore

Singapore nằm trong “điểm nóng đa dạng sinh học Sundaland” – một thuật ngữ được sử dụng cho các khu vực mà đa dạng sinh học đang đe dọa bị phá hủy, lại là một ví dụ thú vị khác. Kéo dài từ Malaysia đến Borneo và Bali, thành phố “đông đúc” này có tới 392 loài chim cũng một phần là nhờ mô hình quy hoạch hướng đến mục đích xanh và đa dạng sinh học.

Một chú khỉ bằng qua đường ở Công viên Quốc gia Sanjay Gandhi tại Mumbai

Một chú khỉ bằng qua đường ở Công viên Quốc gia Sanjay Gandhi tại Mumbai

Singapore đã quy hoạch theo cách xây dựng thành phố với những khu vườn trên mái, các công viên liên kết và cả một ứng dụng đánh dấu đa dạng sinh thái cho phép các công dân ghi lại những hình ảnh sống động và chân thực về các loài động, thực vật trong chính thành phố đó.

Một đàn rái cá tự nhiên nằm trên bãi cát ở vịnh Kallang , Singapore

Một đàn rái cá tự nhiên nằm trên bãi cát ở vịnh Kallang , Singapore

Đây là phương án để vừa đáp ứng được sự tăng dân số, vừa giúp mở rộng được diện tích không gian xanh và đa dạng sinh thái trong cùng một lúc. Kể từ khi quốc gia này độc lâp, Singapore đã tự tìm cách để khẳng định mình thông qua phương châm xanh và sạch, đến nay, quốc đảo này có tới 40% diện tích được thực vật bao phủ mặc dù mật độ dân số khá lớn.

Theo một nghiên cứu đến từ Đan Mạch, con người sống xa hơn 1km so với khu vực cây xanh có tỉ lệ cảm thấy áp lực cao hơn so với những người sống trong bán kính 300m từ khu vực cây xanh. Tăng áp lực tinh thần sẽ ảnh hưởng đến thể chất, làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tim và bệnh đái tháo đường. Vì vậy, không ngạc nhiên mà giá nhà đất ở các khu vực gần công viên lại cao hơn so với các khu vực còn lại khoảng 5 – 7%.

So sánh con số trên với 19.5% cây xanh bao phủ ở Đại London và 13 % ở Los Angeles có thể thấy phương án quy hoạch xanh và sạch của Singapore tốt như thế nào. Thực tế, Singapore cũng như một số thành phố khác như Curitiba, Barcelona và Melbourne đều đi tiên phong trong việc công nhận và phát triển đa dạng sinh thái như một công cụ làm chính sách và là một phần quan trọng của đời sống đô thị.

Những đất nước có đa dạng sinh học cao nhất thế giới hoặc có thể là đã từng, bao gồm Brazil, Colombia, Indonesia, Trung Quốc, Mexico, Peru, Úc, Ấn Độ, Ecuador và Venezuela đều thuộc vùng nhiệt đới, bán nhiệt đới và có tốc độ đô thị hóa nhanh. Trong tình huống này, thiên nhiên có thể bị xem nhẹ bởi việc cấp nước, vật liệu xây dựng, nhà ở, giáo dục, sức khỏe và các vấn đề khác có thể sẽ quan trọng hơn. Thế nhưng ở Singapore, ví dụ như vậy, mọi chuyện lại khác...

Singapore chỉ ra rằng đa dạng sinh học có thể là một phần của giải pháp giải quyết nhiều những vấn đề kể trên; nó có thể là một phần thiết yếu của hạ tầng đô thị, thứ có thể ngăn lũ lụt, ảnh hưởng của biến đổi khí hậu lên nhiệt độ, là bộ lọc ô nhiễm cũng như là bàn đạp phát triển du lịch và vô cùng tốt cho sức khỏe

Quy hoạch sinh thái của thành phố Singapore

Quy hoạch sinh thái của thành phố Singapore

Thật buồn khi đa dạng sinh học đang đứng trước sự đe dọa bởi dân số đang tăng lên hơn 30% kể từ năm 2011, 318 loại thực vật, 22 loài chim và 24 loài động vật đã đứng trước nguy cơ tuyệt chủng. Có lẽ đã đến lúc để quy hoạch sinh thái trở thành xu hướng của toàn cầu.

Tham khảo thêm tại: The Gaurdian và Huffpost.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top