Hiện nay, dân số ở các đô thị đang ngày tăng cao, lấn át các vùng nông thôn. Sự chênh lệch này sẽ tiếp tục tăng hơn nữa với khoảng hơn 2/3 dân số thế giới sống ở đô thị vào năm 2050.
Thực tế này tạo ra nhiều thách thức đối với những nhà quy hoạch đô thị. Kết quả là, nhiều thành phố cần phải được nâng cấp hạ tầng hoặc thậm chí là tiến hành phá dỡ để chuẩn bị cho một sự thay đổi lớn sắp tới. Và tất nhiên trong quá trình thực hiện điều đó sẽ xuất hiện những thách thức phát sinh như thiếu kinh phí, thiếu nhân công, vấn đề nhận thức và nhu cầu của người dân.
Trong guồng quay của thời đại, các nhà quy hoạch có xu hướng hiện đại hóa cơ sở hạ tầng, tạo ra các thành phố thông minh để đối mặt và giải quyết với những thách thức. Do đó, họ cần tận dụng những công nghệ kết nối một cách hiệu quả và cách quản lý bền vững để phối hợp một tổ hợp phức tạp của nhiều nhân tố: năng lượng, truyền thông, giao thông, nước, sức khỏe và nhiều yếu tố khác trong cùng một bản vẽ.
Để đảm bảo một thành phố thông minh có thể đạt được sự quản lý vòng đời hạ tầng công cộng một cách lâu dài, phần đông nhà quy hoạch cần phải sắp xếp các danh mục dự án đầu tư song hành cùng với mục tiêu phát triển thành phố thông minh, cải thiện hiệu quả của dự án chuyển đổi và làm hạ tầng trở nên bền vững thông qua việc cải thiện sự giám sát và bảo trì.
Điều này có nghĩa rằng các bên liên quan phải có năng lực giám sát quá trình thực hiện; tính toán các chi phí dự án, tiến độ và quản lý rủi ro; theo dõi các khoản phí giao dịch; quản lý nhà thầu và sự thay đổi dự án; quản lý hạ tầng tiện nghi.
Quản lý những thành phố thông minh
Khi lựa chọn giải pháp quản lý các danh mục đầu tư để xây dựng một thành phố thông minh, những nhà quy hoạch phải tìm kiếm trong dự án đó các khả năng sau:
Dễ sử dụng: Những giải pháp quy hoạch nên dễ dàng để triển khai, tận dụng được ha tầng truyền thông sẵn có và cải thiên trình độ của công nhân trong khi việc quản lý có thể được thực hiện trên các thiết bị di động.
Kết nối ở bất kì đâu, bất kì lúc nào: Những người trong nhóm quản lý và thực hiện quy hoạch cũng cần khả năng kết nối thông tin ở bất kì nơi nào, dù là văn phòng hay ngoài công trường vào bất cứ thời điểm nào thông qua các thiết bị thông minh nhờ những ứng dụng di động để biết được tình trạng của dự án thông qua dữ liệu phân tích hoặc truy cập từ xa.
Tầm nhìn rộng táo bạo: Những dự án thành phố thông minh yêu cầu phải tăng cường quản lý các danh mục đầu từ, thứ định nghĩa nên và nắm bắt được mục tiêu trong nhiều năm. Bất kì giải pháp công nghệ nào cũng có thể cung cấp một cách tiếp nhận toàn diện để xác định và lựa chọn cơ hội trong các ngành, các nhân tố. Những nhà quy hoạch cũng cần xác định mối quan hệ giữa các sáng kiến; đồng thời, phân tích, tính toán và xếp hàng tất cả các cơ hội chuyển đổi thành phố thành thành phố thông minh để đảm bảo sự thành công của dự án.
Nền tảng hợp tác toàn diện: Các bên liên quan có thể hưởng lợi ích từ việc có quyền xem tất cả dữ liệu ở cùng một nơi. Với một nền tảng tích hợp, các thành viên trong nhóm liên quan có thể cộng tác với nhau dễ dàng và thống nhất trên toàn bộ dự án.
Theo dõi chi phí và tài sản: Các bên liên quan nên có quyền sử dụng và duy trì tài sản chung của thành phố trong một ngân sách hợp lý bằng cách theo dõi, giám sát và duy trì tài sản, hạ tầng và các tòa nhà; theo dõi và quản lý sự phân bổ không gian; và theo dõi tất cả các phương pháp phát triển bền vững được thực hiện trong thành phố.
Có như vậy, việc phát triển thành phố thông minh mới đạt được hiệu quả như mong muốn.