Aa

Thành phố thông minh: Lời hứa hẹn và thất bại của quy hoạch công nghệ

Thứ Hai, 03/06/2019 - 23:00

Tham vọng về một thành phố thông minh không hề dễ dàng thực hiện khi rất nhiều dự án hứa hẹn hoàn hảo nhưng khi thực thi lại mắc nhiều khiếm khuyết.

Công nghệ và guồng quay hiện đại làm thay đổi cách chúng ta tương tác với nhau, từ việc mua hàng cho đến cách điều chỉnh cuộc sống. Số hóa cũng biến đổi các đô thị với tham vọng trở thành “thành phố thông minh” - dùng công nghệ để cải thiện chất lượng cuộc sống.

Hầu hết các ý tưởng thành phố thông minh đều đối mặt với nhiều vấn đề. Nhiều người cho rằng dự án về một thành phố thông minh thật sự không tưởng. Dự án thì vấp phải những lời chỉ trích vì mô hình khác xa thực tiễn, không thể mở rộng quy mô. Một số dự án khác lại bị cho là không đáng tin cậy hoặc thiếu tính thuyết phục hay còn thiếu sót. Vì thế, không phải ai cũng dám thực hiện những dự án không tưởng đó và đôi khi đã bắt tay xây dựng rồi nhưng vẫn đầy những khiếm khuyết.

Lấy ví dụ, đầu thế kỷ 20, phong trào “thành phố vườn” (Garden City) đã cố gắng phát triển một hệ sinh thái xã hội không tưởng, đặt con người và thiên nhiên cùng tồn tại hài hòa với nhau. Tuy nhiên, phong trào đó lại ảnh hưởng đến quy hoạch ngoại ô vì dành quá nhiều không gian cho công viên, trang trại và không gian xanh khác.

Sau đó, mô hình Broadacre city của Frank Lloy Wright (năm 1935) đã đi ngược lại xu thế nhà cao tầng là sử dụng các công cụ công nghệ đa dạng, tích hợp kiến trúc và sáng tạo. Chính ý tưởng này đã cho ra đời những phong cách kiến trúc thời nay như môi trường làm việc sáng tạo, tùy chọn di động bền vững và các tòa nhà xanh.

Brasília: Phát triển ngổn ngang

Trong số những ví dụ ban đầu của đô thị “không tưởng” ở kỷ nguyên số, có thành phố Brasília (thủ đô của Brazil) quy hoạch độc đáo và được UNESCO công nhận là di sản thế giới. Đường phố và các cao ốc của Brasília được thiết kế trật tự, bài bản và dễ dàng di chuyển, không ùn tắc giao thông. Tuy nhiên, thiết kế đó vẫn bị cho là không đạt chuẩn vì thiếu khu nhà ở cho những người có thu nhập trung bình. Do đó, ngày nay thủ đô này nổi tiếng với hình ảnh chênh lệch giàu nghèo rõ nét của những tòa nhà xa hoa tráng lệ và khu nhà lụp xụp nghèo khó vùng ngoại ô.

Brasília: Phát triển ngổn ngang

Brasília: Phát triển ngổn ngang

Ngoại ô hiện đại ở Mỹ, Levittown, Reston và Celemony

Khác với vùng ngoại ô của Brasília, khu ngoại ô của các thành phố Levittown, Reston và Celemony lại vô cùng hiện đại. Những khu ngoại ô này đều được tư nhân tài trợ quy hoạch vì thế rất trù phú và màu mỡ. Chúng được phát triển theo dạng “đúc sẵn”. Tuy nhiên, chúng cũng bị đánh giá không đạt chuẩn vì ẩn sâu trong những khu đô thị hiện đại nhiều vấn nạn vẫn tồn tại như phân biệt, loại trừ và đàn áp.

Ngoại ô hiện đại ở Mỹ, Levittown, Reston và Celemony

Ngoại ô hiện đại ở Mỹ, Levittown, Reston và Celemony

Thành phố thông minh Songdo

Songdo là ví dụ hoàn hảo về một thành phố thông minh bền vững. Mọi khía cạnh của cuộc sống được kiểm soát bằng hệ thống máy tính, từ khí hậu đến thông tin liên lạc. Tuy nhiên, thành phố này lại đang gặp khó khăn trong việc thu hút doanh nghiệp và người dân đến định cư.

Songdo được thiết kế cho 30.000 hộ dân nhưng hiện tại chỉ mới có 1/3 sinh sống và có rất ít doanh nghiệp. Thành phố này cũng được gọi là “thành phố cô đơn” vì rất khó làm quen với hàng xóm láng giềng khi phần lớn giao tiếp thông qua internet.

Thành phố thông minh Songdo

Thành phố thông minh Songdo

Eko-Atlantic: Lũ lụt tàn phá

Eko-Atlantic và thành phố thông minh Lagos ở Nigeria là một dự án cải tạo từ vùng đồng bằng sông rộng 6 triệu m2 với mục đích trở thành trung tâm tài chính của châu Phi. Có 250.000 dân cư sinh sống và cơ sở hạ tầng giao thông phục vụ được nhu cầu đi lại của 150.000 người. Tuy vậy, các chuyên gia cho rằng, dự án này không rõ ràng và phần lớn chỉ tập trung xây dựng phục vụ cho những người giàu có. Lỗ hổng lớn nhất là thành phố này nằm quá thấp khiến nó trở nên dễ bị tổn thương hơn khi nước biển dâng và nguy cơ lũ lụt cũng cao hơn.

Eko-Atlantic: Lũ lụt tàn phá

Eko-Atlantic: Lũ lụt tàn phá

Thành phố thông minh tại Toronto của Google: Sidewalk Labs

Một dự án thành phố thông minh có tên Sidewalk Toronto đang được lên kế hoạch để phổ rộng các công nghệ khác nhau nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượng cuộc sống và giảm tác động đến môi trường. Tuy nhiên, việc thu thập và sử dụng dữ liệu đang bị cho là có vấn đề.

Các chuyên gia cho rằng, thỏa thuận ban đầu giữa Waterfront Toronto và Sidewalk Labs là quá mơ hồ, đặc biệt là việc tạo ra quy định về việc sử dụng, quyền sở hữu và ứng dụng dữ liệu. Họ cũng lo ngại việc sử dụng dữ liệu cũng phạm vào quyền riêng tư của công dân.

Rất nhiều thứ tốt đẹp mở ra trong một thành phố thông minh, đặc biệt là với nhu cầu giảm tác động của con người đến môi trường hiện nay. Tuy nhiên, nhìn những ví dụ trên mới thấy, để thiết lập một mô hình thành phố trong thời đại số hoàn toàn không phải điều dễ dàng. Các khu vực đô thị cần lập kế hoạch cho việc sử dụng các thiết bị thông minh, đổi mới xã hội và thay đổi cả quy trình quản lý.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top