Aa

Thị trường bất động sản thời “cuộc chiến sinh tồn”: Ghi nhận những con số bất ngờ

Thứ Hai, 10/07/2023 - 14:01

Thời gian qua, câu chuyện thị trường bất động sản được ví như "cuộc chiến sinh tồn". Đó là sự nỗ lực của chủ đầu tư, sàn môi giới, khách hàng.

52% môi giới được hỏi đều chưa muốn quay lại thị trường BĐS

Ghi nhận, đến cuối tháng 6/2023, số lượng môi giới ở trên thị trường đã giảm từ 60 - 70% so với cuối năm 2023. 

Một khảo sát của Dat Xanh Services (DXS – FERI) đối với những cá nhân môi giới đang hoạt động ở các sàn môi giới, kết quả cho thấy 71% môi giới sẽ tiếp tục bám trụ với nghề, 19% người được hỏi trả lời rằng hoạt động nghề môi giới bất động sản song song với việc tìm thêm công việc khác để có thể ổn định cuộc sống, 10% môi giới được hỏi trả lời dự kiến sẽ chuyển sang ngành khác trong thời gian sắp tới. 

Đối với những môi giới bất động sản đã nghỉ việc, chuyển ngành, trong một khảo sát về ý định quay trở lại làm việc ở trong ngành với gần 480 mẫu, chỉ có 12% câu trả lời dự kiến sẽ trở lại trong năm 2023, 36% dự kiến sẽ trở lại khi thị trường phục hồi, có đến 52% người được hỏi có câu trả lời rằng chưa có ý định quay lại thị trường bất động sản trong năm nay. 

Số liệu từ Hội môi giới bất động sản Việt Nam (VARs) cho thấy, hiện nay còn khoảng 30 - 40% môi giới hoạt động ở trên thị trường so với đầu năm 2022.

Khảo sát ý định quay trở lại làm việc trong ngành bất động sản. (Một khảo sát của FERI)

Đáng chú ý, trong quý 1/2023, có thêm khoảng 30 - 50% sàn giao dịch phải đóng cửa hoặc là tạm từng hoạt động. Hơn thế, có khu vực con số này ghi nhận lên đến 80%. 

Và với việc số lượng sàn giao dịch bất động sản phải đóng cửa gia tăng thì dẫn đến lượng môi giới bất động sản phải nghỉ việc cũng đã tăng theo. 

Ghi nhận, thời gian gần đây xuất hiện xu hướng có nhiều chủ đầu tư ban hành các chính sách đặc biệt nhằm mục đích thu hút môi giới bán hàng như tăng phí môi giới, tăng thưởng nóng, mở rộng điều kiện để nhận thưởng, tăng chi phí marketing cũng như chăm sóc khách hàng, chi thanh toán phí dịch vụ môi giới mỗi tuần hoặc chỉ trong thời gian 48 giờ sau đối chiếu giao dịch. 

Bên cạnh đó, chủ đầu tư cũng mở rộng hệ thống phân phối và liên kết đại lý, ứng trước chi phí marketing đại lý làm thị trường. Song song với đó, giảm số tiền booking trên mỗi sản phẩm, chiết khấu ghi nhận lên đến 10% giá trị booking sớm, tăng thêm những chính sách ưu đãi ví dụ như kéo dài thời gian thanh toán, miễn phí quản lý và ưu đãi lãi suất lên đến 7 năm nhằm kích cầu. 

61% mua bất động sản để đầu tư

Trong báo cáo hành vi của người mua nhà cũng như xu hướng đầu tư bất động sản đầu năm 2023 của Batdongsan.com.vn cũng đã chỉ ra những con số khá thú vị. Cụ thể: Có 45% mua bất động sản bằng vốn tự có, 34% có sử dụng đòn bẩy tài chính; Mua bất động sản để đầu tư chiếm đến 61%; “Giá” và “vị trí” chính là 2 yếu tố hàng đầu khi ra quyết định mua bán; 60% số người được hỏi chọn mua bất động sản sơ cấp; Lãi suất chính là yếu tố quan trọng số 1 khi tiến hành vay mua nhà (ghi nhận chiếm 71%); Thủ tục phức tạp chính là yếu tố gây trở ngại nhiều nhất ở trong quyết định mua bất động sản (51%); 74% đồng ý với dự thảo đánh thuế sở hữu nhiều bất động sản; 60% số người được hỏi mua bất động sản sơ cấp. 

Cũng theo đó, có nhiều ý kiến trái chiều về đề xuất áp niên hạn chung cư, 44% đồng ý, 43% không đồng ý, 13% không biết. 

Ở trong khảo sát của DXS- FERI về những kênh đầu tư khách hàng ưu tiên lựa chọn trong thời gian nửa cuối năm 2023, bất động sản, chứng khoán, vàng ghi nhận chiếm lần lượt là 30 - 25 - 20%. Và 15% số người được hỏi chọn tiết kiệm chính là kênh đầu tư trong 6 tháng cuối năm, 5% lựa chọn hình thức đầu tư khác. Như thế, bất động sản vẫn có sức hút đặc biệt với hầu hết các nhà đầu tư. 

Dự định tiêu dùng bất động sản trong thời gian 1 năm tới của người tiêu dùng. Khảo sát của Batdongsan.com.vn

73% lựa chọn chung cư là kênh đầu tư trong những tháng cuối năm 2023

Cũng theo một khảo sát của đơn vị nghiên cứu về phân khúc sẽ nhận được sự quan tâm của khách hàng trong những tháng cuối năm 2023, phân khúc chung cư nhận được lựa chọn áp đảo với 73%, 15% lựa chọn nhà thấp tầng, 10% lựa chọn đất nền, 2% là bất động sản nghỉ dưỡng. 

Đối với khung giá căn hộ khách hàng quan tâm ghi nhận 82% câu trả lời từ khách hàng lựa chọn căn hộ có giá giới 2,5 tỷ đồng, 13% lựa chọn căn hộ từ 2,5 đến 3,5 tỷ đồng, chỉ có 5% lựa chọn khung giá trên 3,5 tỷ đồng. Kết quả khảo sát này cho thấy, sự lựa chọn của khách hàng đang chuyển dịch một cách mạnh mẽ về khung giá sản phẩm bất động sản đáp ứng nhu cầu ở thực, giá vừa tầm. 

Nói về lý do khiến cho khách hàng xuống tiền mua bất động sản thì trong một mẫu khảo sát kết quả cũng chỉ ra, 34% cho biết đang tiến hành chờ đợi giảm giá và chiết khấu sây để bắt đáy; 26% ngại vay ngân hàng bởi lãi suất cho vay còn neo ở mức cao; 15% lo ngại về tính pháp lý của dự án, uy tín của chủ đầu tư; 13% đang chọn kênh đầu tư khác có lợi nhuận tốt hơn; 12% là lý do khác. 

Loại hình bất động sản người tiêu dùng mong muốn mua trong 1 năm tới.  Nguồn: Batdongsan.com.vn

82% doanh nghiệp dự kiến giảm quy mô, tạm ngừng kinh doanh

Trong báo cáo của VARS, trong thời gian 5 tháng đầu năm 2023 có 554 doanh nghiệp bất động sản giải thể, so với cùng kỳ năm ngoái tăng 30,4%. Doanh nghiệp thành lập mới ghi nhận giảm 64,1% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Trong quý 1/2023, có 39% doanh nghiệp sụt giảm doanh thu từ 20 - 50%; 61% sụt giảm trên 50% so với cùng kỳ năm trước; có trên 95% doanh nghiệp sẽ phải tiến hành thu hẹp quy mô lao động. 

Trong nửa đầu năm cũng chính là thời điểm doanh nghiệp đối mặt với nhiều thử thách lớn. Và trong tổng số gần 10.000 doanh nghiệp tham gia khảo sát nhằm mục đích thích nghi với những khó khăn hiện tại, 82,3% doanh nghiệp được hỏi cho biết dự kiến sẽ giảm quy mô và tạm ngừng kinh doanh, ngừng kinh doanh trong các tháng còn lại của năm 2023; 83,7% doanh nghiệp có đánh giá tiêu cực về triển vọng kinh tế ở trong năm 2023. 

Ngoài ra, hàng loạt doanh nghiệp bắt buộc phải thực hiện nhiều giải pháp để có thể tối ưu chi phí như đóng cửa các văn phòng, chi nhánh; trả mặt bằng kinh doanh; cắt giảm lương; cắt giảm định biên,...

Tổng quan, đa số các doanh nghiệp hiện tại đang gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường, đơn hàng cũng như khó khăn trong cơ hội tiếp cận nguồn vốn với chi phí hợp lý, khó khăn trong việc giữ ổn định dòng thu cũng như lợi nhuận, vướng mắc khi thực thi thủ tục hành chính cùng việc đáp ứng các quy định của pháp luật. 

 

Ghi nhận tình trạng “sụt giảm” chưa từng có về nguồn cung nhà ở

Trong báo cáo quý 2/2023 của CBRE Việt Nam cũng chỉ ra, nguồn cung căn hộ chào bán tiếp tục sụt giảm, chỉ hơn 4.100 căn, so với cùng kỳ năm ngoái giảm hơn 70%. Phần lớn nguồn cung mở bán là phân khúc tiếp theo của dự án cũ, chiếm đến 65% tổng nguồn cung trong thời gian 6 tháng đầu năm 2023. Riêng quý 2/2023 không có dự án mới mở bán. 

Báo cáo về thị trường căn hộ của Cushman & Wakefield Việt Nam cũng đã ghi nhận lượng nguồn cung căn hộ mở bán mới trong quý 2/2023 thấp nhất tính từ năm 2019, đạt mức khoảng 970, so với quý trước giảm 41% và so với cùng kỳ giảm 90%. Nguồn cung mới khan hiếm phần lớn là bởi sự trì trệ ở trong quá trình hoàn thiện về mặt pháp lý cũng như thủ tục triển khai mở bán của dự án. 

Thống kê nguồn cung từ Bộ Xây dựng

Cũng trong báo cáo mới nhất của DXS- FERI có nhấn mạnh rằng, các nút thắt pháp lý đã khiến cho nguồn cung mới ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh giảm lần lượt 89% ở TP. Hồ Chí Minh, 91% Hà Nội so với năm trước. Số lượng của dự án mới được mở bán cũng ghi nhận giảm sâu. 

Tương đương với nguồn cung mới khan hiếm thì tỷ lệ hấp thụ là rất thấp. Điều này là khá lạ bởi vì đáng lẽ cung khan hiếm thì cầu phải tăng. Vậy nhưng, xét chung toàn thị trường trong quý 2/2023, tỷ lệ hấp thụ chung vào khoảng 10 - 15%. Trong đó thì miền Bắc hấp thụ được cao nhất ở mức 15 - 20%, miền Trung và miền Tây ghi nhận tỷ lệ hấp thụ thấp chỉ khoảng 5%, khu vực TP. Hồ Chí Minh cùng các tỉnh lân cận tỷ lệ hấp thụ dao động từ mức 10 - 20%. 

Giá bán sơ cấp có dấu hiệu sụt giảm

Đây cũng chính là diễn biến khá bất ngờ ở trên thị trường bất động sản, bởi từ trước đến hiện tại giá sơ cấp nhà ở chỉ có tăng và không giảm. Đến thời điểm hiện tại, có một số phân khúc giá bán sơ cấp chỉ tăng nhẹ từ 3 - 5%/năm, hay có dấu hiệu giảm tương đương. Nếu như tính vào chính sách ưu đãi bán hàng của chủ đầu tư thì mức giảm trên thực tế có thể lên đến 10 - 15% so với giai đoạn trước đây. 

Chuyên gia bất động sản Trần Khánh Quang cho biết: “Giá bất động sản hiện tại đang giảm. Những dự án đang mở bán đã có chính sách giảm trực tiếp giá bán hay thông qua chương trình ưu đãi, kéo dài lịch thanh toán. Như thế, giá ghi nhận giảm từ 15 - 20% so với giai đoạn trước đây”. 

Giám đốc cấp cao CBRE Việt Nam - bà Dương Thùy Dung cũng khẳng định, hiện nay giá sơ cấp ở một số phân khúc đã được chủ đầu tư điều chỉnh giảm từ 3 - 5%. Điều này khá lạ so với giai đoạn thị trường trước đây. Bối cảnh thị trường khó khăn đã khiến cho chủ đầu tư phải tiến hành áp dụng nhiều biện pháp để kích cầu, trong đó có cả yếu tố về giá cả.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top