Thị trường đất nền lao dốc, môi giới chật vật tìm “cửa sáng”
Trong bối cảnh giao dịch phân khúc đất nền giảm mạnh, nhiều môi giới phân khúc này đã lựa chọn đi tìm "cửa sáng" ở loại hình chung cư và nhà đất thổ cư để có thể tiếp tục bám nghề, vượt qua giai đoạn khó khăn.
Hơn nửa năm nay, thị trường bất động sản rơi vào tình cảnh khó chồng khó. Giá đất dần hạ nhiệt, nhu cầu mua có xu hướng giảm. Các nhà đầu tư cũng không mặn mà với bất động sản do e ngại rủi ro mà quyết định gửi tiết kiệm khi lãi suất liên tục tăng.
Trong khi đó, với các nhà đầu tư đang “ôm” đất cũng trong tình trạng lo lắng giá giảm cũng nhưng không thể tiếp tục “gồng” lãi suất ngân hàng do sử dụng đòn bẩy tài chính lớn. Bên cạnh đó, các môi giới bất động sản cũng chịu ảnh hưởng nặng nề khi thị trường đất nền rơi vào trầm lắng như hiện nay.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Hà Nội sắp kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực đất đai tại 11 quận, huyện
TP. Hà Nội sẽ kiểm tra thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai tại UBND 11 quận, huyện và lĩnh vực kinh doanh dịch vụ văn hóa tại UBND 5 quận, huyện.
UBND TP. Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 289/KH-UBND về kiểm tra thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai, kinh doanh dịch vụ văn hóa tại một số quận, huyện trên địa bàn thành phố.
Theo kế hoạch, thành phố sẽ tiến hành kiểm tra thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực đất đai tại UBND 11 quận, huyện gồm: Thanh Trì, Long Biên, Hoàng Mai, Thường Tín, Quốc Oai, Thạch Thất, Đông Anh, Sóc Sơn, Chương Mỹ, Thanh Oai, Ứng Hòa.
Đồng thời, kiểm tra thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính lĩnh vực kinh doanh dịch vụ văn hóa tại UBND 5 quận, huyện: Hoàn Kiếm, Đống Đa, Cầu Giấy, Hai Bà Trưng, Hoàng Mai. Kiểm tra các nội dung này tại UBND phường, xã, thị trấn thuộc các quận, huyện, thị xã nêu trên.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Bất động sản về giá trị thật trong thời kỳ thị trường khó khăn
Thị trường bất động sản đang bước vào chu kỳ “ngủ đông” sau thời gian dài tăng trưởng. Nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư gặp khó. Tuy nhiên, giới chuyên gia đánh giá đây là thời cơ cho những nhà đầu tư nhanh nhạy.
Khi thị trường bất động sản rơi vào khủng hoảng những năm 2008 - 2010, nhiều doanh nghiệp và nhà đầu tư điêu đứng. Thế nhưng, trong khủng hoảng, nhiều người nhanh nhạy và trường vốn cũng kịp đón cơ hội sở hữu những bất động sản rớt giá để “qua cơn bĩ cực đến hồi thái lai” vào đà tăng trưởng năm 2014 - 2018.
Bối cảnh thị trường thời điểm khoảng 12 năm trước và hiện tại có nhiều điểm khác nhau, tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng, có một điểm chung là khi trường tăng đạt đỉnh, đây là cơ hội để bất động sản trở về giá trị thật. Theo đó, những dự án được chủ đầu tư chăm chút, xây dựng bài bản, sẵn sàng bàn giao và có mức giá hợp lý - sẽ là sản phẩm được nhà đầu tư ưu tiên lựa chọn.
Xem thông tin chi tiết tại đây
Nhà đầu tư bất động sản nên xuống tiền hay tiếp tục nghe ngóng thị trường?
Giá bất động sản đang có dấu hiệu hạ nhiệt tại một số phân khúc từng “sốt nóng”. Từ đó mà cụm từ “bắt đáy” được nhắc tới nhiều hơn. Vậy nhà đầu tư bất động sản nên xuống tiền hay tiếp tục nghe ngóng?
Từ cuối quý III/2022, các phân khúc bất động sản có tính đầu cơ mạnh như đất nền, nhà ở thấp tầng đang chứng kiến làn sóng bán hạ giá ở hầu hết địa phương khi dòng vốn trên thị trường trở nên khó khăn.
Sở dĩ các phân khúc này nóng lên, thanh khoản tăng vọt, giao dịch diễn ra sôi nổi hồi đầu năm là nhờ dòng tiền ồ ạt đổ vào. Đến khi thị trường ghi nhận nhiều yếu tố không mấy tích cực từ giữa năm, dòng tiền dần suy yếu, từ đó giá bán xảy ra hiện tượng rơi tự do về mức giá trị thực.
Báo cáo quý III/2022 của PropertyGuru đã cho thấy một bức tranh ảm đạm của thị trường đất nền phía Bắc khi giá đất và mức độ quan tâm của người tiêu dùng giảm mạnh so với quý trước.
Xem thông tin chi tiết tại đây
PGS.TS. Phan Trung Hiền: Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi cần phân định hỗ trợ và bồi thường
Trước thực trạng khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến đất đai không ngừng tăng lên cả về chiều rộng lẫn mức độ gay gắt, vấn đề thu hồi đất càng cần được luật hóa chặt chẽ nhằm đảm bảo công bằng cho người dân.
Kể từ năm 1993, khi đất đai bắt đầu cập nhật giá thị trường, mặc dù quy định về bồi thường hỗ trợ tái định cư của Việt Nam đã từng bước đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người sử dụng đất, song việc khiếu kiện, khiếu nại về đất đai vẫn không ngừng tăng lên. Thống kê của Tòa án Nhân dân tối cao cho thấy, trong thời kỳ của Luật Đất đai 2013, việc khiếu kiện đất đai cao hơn 10.000 vụ so với thời kỳ 2003. Hầu hết khiếu kiện về đất ở các tỉnh thành chiếm 60%, cá biệt ở một số tỉnh thành chiếm hơn 70%, đặc biệt là khiếu kiện liên quan đến vấn đề thu hồi đất, bồi thường tái định cư. Trước thực trạng khiếu nại, khiếu kiện liên quan đến đất đai không ngừng tăng lên, vấn đề thu hồi đất càng cần được "mổ xẻ" và luật hóa chặt chẽ.