Theo đó, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế yêu cầu các sở, ban ngành và địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được quy định tại Quy chế phối hợp quản lý các công trình thủy điện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành kèm theo Quyết định số 1966/QĐ-UBND ngày 10/8/2021 của UBND Thừa Thiên Huế và Kế hoạch số 56/KH-UBND ngày 24/2/2021 thực hiện các biện pháp quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng và vận hành khai thác thủy điện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, triển khai thực hiện và tăng cường kiểm tra giám sát công tác vận hành công trình tuân thủ quy định vận hành, phương án ứng phó thiên tai và phương án ứng phó tình huống khẩn cấp, đảm bảo an toàn cho đập và vùng hạ du, hồ chứa nước. Phối hợp với Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh, chính quyền địa phương các cấp trong khu vực chịu ảnh hưởng của công trình, trong đó có công tác thông tin về điều tiết lũ, cảnh báo xả lũ tránh để thiệt hại đáng tiếc xảy ra.
Sở Thông tin và Truyền thông phối hợp với Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh thường xuyên kiểm tra, đánh giá hệ thống camera, phương tiện thông tin liên lạc tại các hồ chứa thủy điện nhằm đảm bảo việc kết nối thông tin liên lạc luôn được thông suốt. Chỉ đạo tổ chức diễn tập công tác bảo đảm an bảo đảm thông tin liên lạc đối với các nhà máy thủy điện trên địa bàn thông suốt trong mọi tình huống phục vụ công tác chỉ đạo, chỉ huy ứng phó với bão, lũ của UBND tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT và TKCN tỉnh.
UBND các huyện: Nam Đông, A Lưới, Phong Điền và thị xã: Hương Thủy, Hương Trà chỉ đạo các địa phương có hồ đập thủy điện phối hợp Chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện rà soát các hộ nuôi cá lồng tự phát trong lòng hồ thủy điện để có phương án xử lý, đảm bảo vận hành an toàn công trình. Chỉ đạo các địa phương phía hạ lưu đập thủy điện thông tin kịp thời đến người dân khi có thông báo điều tiết lũ của cấp có thẩm quyền hoặc Chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện.
Các chủ sở hữu đập, hồ chứa thủy điện trên địa bàn tỉnh tăng cường kiểm tra, đánh giá an toàn đập, hồ chứa thường xuyên và định kỳ (trước mùa mưa bão, sau khi có mưa lơn, lũ lớn trên lưu vực, sau mùa mưa bão hằng năm) theo quy định tại Điều 16 Nghị định số 114/2018/NĐ-CP; kiểm tra toàn bộ hạng mục công trình trước mùa lũ năm 2024 và Quy trình bảo trì công trình đã phê duyệt nhằm phát hiện các khiếm khuyết, kịp thời khắc phục, xử lý các hư hỏng đảm bảo công trình vận hành an toàn trong mùa lũ. Thường xuyên duy trì, bảo dưỡng hệ thống thông tin liên lạc, camera giám sát, hệ thống điện dự phòng (đặc biệt máy phát tại khu vực đập) cũng như việc quan trắc lượng mưa, mực nước, phục vụ công tác chỉ đạo điều hành PCTT khi có bão, lũ xãy ra. Dự trữ lương thực, thực phẩm phục vụ trong mùa mưa bão sử dụng được dài ngày (tối thiểu 20 ngày trong trường hợp chia cắt); chuẩn bị vật tư, xe máy, nhiên liệu tại chỗ đầy đủ theo phương án ứng phó thiên tai đã được phê duyệt. Tất cả phải được tập kết đầy đủ trước ngày 15/9/2024 tại công trình để sẵn sàng huy động khi có tình huống xảy ra. Rà soát để cảnh báo cho người dân ở khu vực đập, ngầm tràn, khu vực ngập lụt trên phạm vi công trình khi có mưa lớn xảy ra để có biện pháp cảnh báo, tuyên truyền, khắc phục đảm bảo an toàn công trình và đảm bảo an toàn cho cán bộ công nhân vận hành và người dân khu vực công trình.