Vừa qua, Thanh tra Chính phủ (TTCP) đã ban hành Kết luận thanh tra số 1782/KL-TTCP về thanh tra việc cấp phép khai thác khoáng sản làm vật liệu xây dựng thông thường (đất, cát, đá, sỏi làm vật liệu san lắp, đắp nền đường) tại Thừa Thiên Huế cung cấp cho dự án thành phân đâu tư xây dựng đoạn Cam Lộ - La Sơn (thuộc Dự án xây dựng một số đoạn đường bộ cao tốc trên tuyên Bắc - Nam phía Đông giai đoạn 2017 - 2020).
Qua đó, TTCP đã điểm ra nhiều sai phạm tại tỉnh Thừa Thiên Huế; liên quan đến vấn đề vừa nêu trên.
Nhiều bất cập trong việc thống nhất điểm mỏ
Việc phối hợp của UBND tỉnh trong việc thống nhất điểm mỏ cung cấp vật liệu đất đắp nền có một số khu vực điểm mỏ còn chưa phù hợp với đề xuất của Ban QLDA đường Hồ Chí Minh (mỏ đất tại xã Phong Mỹ và mỏ đất tại xã Phong Xuân, huyện Phong Điền).
Từ năm 2011 đến nay, UBND tỉnh đã cấp phép hoạt động khoáng sản với 27 mỏ đá làm VLXDTT, 38 khu vực mỏ đất làm vật liệu san lắp và 11 mỏ cát sỏi lòng sông, nhưng chưa khoanh định các khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trình cấp có thẩm quyền phê duyệt là không đúng quy định tại khoản 5 Điều 28 Luật Khoáng sản 2010.
Trong 08 mỏ đất, có 05 mỏ đã được cấp phép đang hoạt động theo quy định của Luật Khoáng sản (gồm: Mỏ Việt Long, Vũng Nhựa, Duy Thái, Khe Băng. Trốc Voi), 03 mỏ có trong quy hoạch khoáng sản của địa phương, nhưng chưa được cấp phép (gồm: mỏ Hiền Sỹ. Vũng Chòi, Gích Dương).
5 mỏ đất được cấp phép khai thác chỉ có 1 mỏ có cung cấp đất đắp cho dự án
Tuy nhiên, đối với 05 mỏ đất trước đó đã được cấp phép khai thác, đang hoạt động, thì thực tế chỉ có 1 mỏ có cung cấp đất đắp cho dự án (mỏ đất khu vực đồi Vũng Nhựa của Công ty TNHH Trường Thịnh).
Qua kiểm tra hồ sơ cấp phép khai thác một số mỏ đất cung cấp vật liệu san lắp cho dự án cao tốc Cam Lộ - La Sơn, TTCP nhận thấy:
Có 03 mỏ đất được khoanh định vào khu vực không đấu giá quyền khai thác khoáng sản và cấp phép khai thác, nhưng không có trong thỏa thuận và thống nhất của UBND tỉnh với Ban QLDA đường Hồ Chí Minh và thực tế dự án không sử dụng, đất tại 03 mỏ này (mỏ Trốc Voi 2 của Công ty TNHH XDVT Minh Nhật, mỏ Trốc Voi 1 của Công ty TNHH Hoàng Ngọc, mỏ Tróc Voi 2 của Công ty TNHH Tuấn Nhân), Ban QLDA đường Hồ Chí Minh có Công văn số 2602/8CĐCM ĐHDA2 ngày 23/12/2021 về thông tin đến thời điểm trên không còn như cầu sử dụng đất san lắp tại các mỏ Tróc Voi 1 và Tróc Voi 2 để phục vụ thi công các gói thầu của cao tốc; UBND tỉnh đã có phương án xử lý đưa ra khỏi khu vực không đấu giá để tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản theo quy định.
Việc ưu tiên trong cấp phép cho nhà thầu thi công dự án cao tốc khai thác khoáng sản làm VLXD còn hạn chế, kéo dài, ảnh hưởng tiền độ cung cấp cho dự án, cụ thể: Tại mỏ đất khu vực đồi Vũng Chòi, Ban QLDA đường Hồ Chí Minh đã có các đề nghị UBND tỉnh ưu tiên lựa chọn, cấp phép cho Liên danh Công ty CP Thành An Công ty TNHH MTV Hải Quốc Toàn; ngày 23/12/2021, UBND tỉnh cấp Giây phép số 69 GP-UBND cho phép Công ty TNHH MTV Hải Quốc Toàn khai thác mỏ đất đôi Vũng Chòi.
Tuy nhiên, gói XL7, XLI0 không còn nhu cầu do điều phối đất, đào, gói thầu XLII cần khối lượng ít (0,03 triệu m3), nên mỏ không đáp ứng yêu cầu cung cấp vật liệu cho dự án (theo báo cáo của Ban QLDA đường Hồ Chí Minh, thực tế chỉ cung cấp được khoảng 0,0021 triệu m3 cho dự án).
Trong quá trình thi công, do có 05 mỏ đất được xác định trong hồ sơ thiết kế nhưng không cung cấp được vật liệu cho dự án (gồm các mỏ Duy Thái, Gích Dương, Trốc Voi, Việt Long, Khe Băng) và 03 mỏ đât cung cấp không đạt khối lượng theo nhu cầu thiết kế (Mỏ Vũng Nhựa (50.246/477.960m3), mỏ Hiền Sỹ (44.364/708.382m3), mỏ ung Chỏi (2.122/251.192m3), dẫn đến thiếu vật liệu đất đắp nền đường. Các nhà thầu xây lắp tìm kiếm bổ sung điểm mỏ đề đảm bảo nguồn vật liệu phục vụ thi công, Bộ Giao thông vận tải và Ban QLDA đường Hồ Chí Minh đã có văn bản đề nghị, phối hợp với UBND tỉnh Thừa Thiên Huế đề nghị cấp phép mở rộng một số mỏ mới và năng công suất một số mỏ đang khai thác để có đủ nguyên vật liệu cung cấp cho dự án.
Theo đó, căn cứ quy định của Luật Khoáng sản, UBND tỉnh đã cấp phép khai thác và nâng công suất một số mỏ để khai thác vật liệu, trong đó có cung cấp đất đắp nền đường cho dự án cao tốc Cam Lộ - La Sơn thông qua hợp đồng kinh tế với nhà thầu Xây lắp, với tổng khối lượng khoảng 0,959 triệum3 (gồm, mỏ đất Động Đá – cấp phép theo hình thức đấu giá quyền khai thác khoáng sản, khối lượng khoảng 0,206 triệu m3 mô đất Phường Hớp, khối lượng khoảng 0,257 triệu m3; mỏ đất tận thu từ dự án trồng cam Hà Nội – Kochi, khối lượng khoảng 0,264 triệu m3; mỏ đất Đồng Lâm, khối lượng khoảng 0,027 triệu m3; mỏ đất viên nén Renen, khối lượng khoảng 0,11 triệu m3; mỏ đất Trường An, khối lượng khoảng 0,093 triệu m3).
Khai thác khi chưa làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất
Mỏ đất làm vật liệu san lắp tại thôn Phường Hớp, xã Phong An của Công ty Cổ phần Lâm nghiệp 1/5 được UBND tỉnh cho phép tại Quyết định số 108/QÐ UBND ngày 15/01/2014, Công ty tiến hành khai thác khi chưa làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, chưa được thuê đất, từ năm 2014 đến năm 2020, công ty chiếm đất rừng sản xuất với diện tích 69.004 m2, đã bị xử phạt 542.896.000 đồng.
Khai thác, vận chuyển đất làm vật liệu san lấp và cát làm VLXDTT trong quá trình cải tạo sản xuất nông nghiệp tại thôn Sơn Bồ, xã Phong Sơn của Công ty Cổ phần SXTM&DV Tuấn Huệ Phát, giấy phép hết hạn khai thác từ tháng 12/2020, nhưng đến tháng 8/2021 mới làm thủ tục và được gia hạn.
Xử lý nghiêm việc Công ty Cổ phần Lâm nghiệp 1/5 chưa làm xong thủ tục… đã tiến hành khai thác khoáng sản
Qua đó, TTCP đề nghị phía tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện nghiêm việc kiểm tra, giám sát sản lượng khai thác vật liệu xây dựng cung cấp cho các dự án đầu tư công trên địa bàn, trong đó có cung cấp cho dự án cao tốc Cam Lộ - La Sơn; xử lý dứt điểm khối lượng khai thác tồn kho đối với mỏ đá Khe Phèn; chỉ đạo xử lý nghiêm việc chưa làm thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, chưa được thuê đất đã tiến hành khai thác khoáng sản làm VLXDTT và việc lấn chiếm đất rừng sản xuất đối với Công ty Cổ phần Lâm nghiệp 1/5.
Chỉ đạo xem xét để xử lý trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân có liên quan nêu tại Kết luận thanh tra; tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với sản lượng đã khai thác đối với các mỏ phục vụ cho các dự án đầu tư công không thông qua hình thức đầu giá quyên khai thác khoáng sản.
Bên cạnh đó cũng tại tỉnh Thừa Thiên Huế vào ngày 30/8, Công ty Đấu giá hợp danh Chuỗi Giá Trị (đơn vị có hợp đồng dịch vụ đấu giá khai thác khoáng sản với Sở TN&MT Thừa Thiên Huế về việc tổ chức đấu giá quyền khai thác khoáng sản tại Thừa Thiên Huế đợt năm 2023) lại bất ngờ có thông báo hoãn đấu giá quyền khai thác khoáng sản làm vật liệu san lấp tại khu vực xã Lộc Bình.
Theo Sở TN&MT tỉnh Thừa Thiên Huế, cơ quan này có nhận được đơn tố cáo của Công ty TNHH Đầu tư Phát triển vàng ngọc đá quý Minh Phước Sơn khiếu nại việc Công ty Đấu giá hợp danh Chuỗi Giá Trị cố tình loại hồ sơ tham gia đấu giá quyền khai thác khoáng sản của công ty này tại mỏ đất làm vật liệu san lấp tại xã Lộc Bình.