Theo Báo Tuổi Trẻ, ông Lâm Minh Thành - Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Kiên Giang vừa ký ban hành kế hoạch tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trên địa bàn tỉnh.
Một trong những điểm đáng chú ý là toàn tỉnh sẽ chỉ còn lại 69 xã, phường và đặc khu.
Cụ thể, số lượng đơn vị hành chính cấp xã của Kiên Giang sẽ giảm từ 143 xuống còn 69, tương đương giảm 51,74%, trong đó gồm 12 đặc khu, 4 phường và 53 xã.

Tỉnh Kiên Giang sắp tinh gọn đơn vị hành chính
Ban Tổ chức Tỉnh ủy được giao nhiệm vụ tham mưu Ban Thường vụ Tỉnh ủy hoàn thiện đề án sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị, trình Chính phủ xem xét trước ngày 30/4.
Theo kế hoạch, ban thường vụ các huyện ủy, thành ủy sẽ phối hợp cùng Ban Tổ chức Tỉnh ủy và Sở Nội vụ xây dựng đề án không tổ chức đơn vị hành chính cấp huyện; đồng thời, tiến hành sắp xếp, tổ chức lại các đơn vị hành chính cấp xã, hoàn thành trước ngày 30/4. Sau đó, các địa phương sẽ tiếp tục xây dựng phương án sắp xếp tổ chức bộ máy và nhân sự cấp xã, hoàn tất trước ngày 30/5.
Sau khi việc sắp xếp hoàn tất, Đảng ủy và UBND tỉnh sẽ chỉ đạo việc thành lập, ban hành quyết định về chức năng, nhiệm vụ và tổ chức bộ máy của UBND các xã, phường và đặc khu trực thuộc tỉnh.
Đồng thời, tỉnh cũng sẽ chỉ đạo thành lập và xác định chức năng, nhiệm vụ cho các cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh; bố trí, sắp xếp đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động; tổ chức nơi làm việc, trang thiết bị và các điều kiện cần thiết để bảo đảm hoạt động, hoàn thành trước ngày 15/7.
Cuối cùng, Ban Thường vụ Tỉnh ủy sau sáp nhập sẽ hoàn thiện dự thảo văn kiện Đại hội Đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2025–2030, đồng thời chuẩn bị các công việc liên quan đến tổ chức đại hội, hoàn tất trước ngày 31/8.
Như vậy, Kiên Giang trở thành tỉnh duy nhất ở Việt Nam sở hữu hai đô thị loại I trực thuộc. Quyết định này được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ không chỉ cho Kiên Giang mà còn cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và toàn quốc.