Thành Nhà Hồ huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa, là tòa thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá có quy mô lớn rất hiếm ở Việt Nam, duy nhất còn lại tại Đông Nam Á, là một trong rất ít những thành lũy bằng đá.
Thành Nhà Hồ (hay còn gọi là thành Tây Đô, thành An Tôn, thành Tây Kinh hay thành Tây Giai), đây là tòa thành kiên cố với kiến trúc độc đáo bằng đá có quy mô lớn rất hiếm ở Việt Nam, có giá trị và độc đáo nhất, duy nhất còn lại ở Đông Nam Á và là một trong rất ít những thành lũy bằng đá còn lại trên thế giới.
Thành được xây dựng trong thời gian ngắn vào năm 1397, và cho đến nay dù đã tồn tại hơn 6 thế kỷ nhưng một số đoạn của tòa thành này còn lại tương đối nguyên vẹn. Thành xây trên địa phận hai thôn Tây Giai, Xuân Giai nay thuộc xã Vĩnh Tiến và thôn Đông Môn nay thuộc xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa.
Thành Nhà Hồ, với nhiều cấu trúc khác như các cung điện, rồi La Thành phòng vệ bên ngoài, đàn Nam Giao... còn được tiếp tục xây dựng và hoàn thiện cho đến năm 1402. Thành Nhà Hồ ở vào địa thế khá hiểm trở, có lợi thế về phòng ngự quân sự hơn là trung tâm chính trị, kinh tế và văn hoá. Vị trí xây thành đặc biệt hiểm yếu, có sông nước bao quanh, có núi non hiểm trở, vừa có ý nghĩa chiến lược phòng thủ, vừa phát huy được ưu thế giao thông thủy bộ.
Như mọi thành quách lúc bấy giờ, thành bao gồm thành nội và thành ngoại. Thành ngoại được đắp bằng đất, trên trồng tre gai dày đặc cùng với một vùng hào sâu có bề mặt rộng gần tới 50m bao quanh. Bên trong thành ngoại là thành nội có mặt bằng hình chữ nhật chiều Bắc - Nam dài 870,5m, chiều Đông - Tây dài 883,5m. Mặt ngoài của thành nội ghép thẳng đứng bằng đá khối kích thước trung bình 2m x 1m x 0,70m, mặt trong đắp đất.
Bốn cổng thành theo chính hướng Nam - Bắc - Tây - Đông gọi là các cổng tiền - hậu - tả - hữu. Trong đó to nhất là cửa chính Nam, gồm 3 cửa cuốn dài 33,8m, cao 9,5m, rộng 15,17m. Các phiến đá xây đặc biệt lớn (dài tới 7m, cao 1,5m, nặng chừng 15 tấn). Những phiến đá nặng từ 10 đến 20 tấn được nâng lên cao, ghép với nhau một cách tự nhiên, hoàn toàn không có bất cứ một chất kết dính nào. Trải qua hơn 600 năm, những bức tường thành vẫn đứng vững.
Được xây dựng và gắn chặt với một giai đoạn đầy biến động của xã hội Việt Nam, với những cải cách của vương triều Hồ và tư tưởng chủ động bảo vệ nền độc lập dân tộc, thành Nhà Hồ còn là dấu ấn văn hóa nổi bật của một nền văn minh tồn tại tuy không dài, nhưng luôn được sử sách đánh giá cao.
Năm 2011, Ủy ban Di sản Thế giới đã chính thức công nhận Thành Nhà Hồ trở thành di sản văn hoá thế giới.
Cổng đá phía Bắc của Thành nhà Hồ.Khu di tích thành Nhà Hồ nằm giữa sông Mã và sông Bưởi.Những cổng thành được xây bằng đá còn khá nguyên vẹn.Thành Nhà Hồ là hiện tượng có tính đột khởi về kỹ thuật khai thác, chế tác và xây dựng một đại công trình với nguyên liệu cơ bản là các tảng đá lớn.Nhiều đoạn tường thành vãn còn khá nguyên vẹn.Cổng vào thành Nhà Hồ được xây theo kết cấu mái vòm vững chắc.Bức tường đá bao xung quanh thành được ghép từ những tảng đá rất lớn.Nét hoa văn mang dấu ấn kiến trúc thời nhà Hồ trên con rồng bằng đá được chạm khắc rất tỉ mỉ, trau chuốt. Thân rồng thon nhỏ dần về phía đuôi, uốn bảy khúc, vây lưng nhỏ, đều. Rồng có bốn chân, mỗi chân 3 móng với các túm lông lượn mềm mại. Đầu rồng hiện đã bị mất nhưng vẫn còn lại phần bờm dài lượn chín nếp.Một số tảng đá bảo về cổng thành bị sập theo thời gian.Di sản Văn hóa thế giới Thành nhà Hồ bao gồm vùng đề cử 155,5ha nằm trong một vùng đệm 5.078,5ha, gồm toàn bộ tòa thành đá, la thành, hào thành.Phần trên một đoạn tường thành bằng đá.Cuộc sống bên dòng sông Mã gần thành Nhà Hồ.Theo sử liệu, năm 1397, trước nguy cơ đất nước bị giặc Minh từ phương Bắc xâm lăng, Hồ Quý Ly đã chọn đất An Tôn (nay là Vĩnh Lộc, Thanh Hóa) để xây dựng kinh thành nhằm chuẩn bị cho một cuộc kháng chiến lâu dài.Với tư cách là kinh đô của nhà nước Đại Việt cuối Trần đầu Hồ, Tây Đô được xây dựng dựa trên những nguyên tắc cơ bản về địa thế, phong thủy, tiền án hậu chẩm đều có hình sông thế núi bao bọc. Thành tọa lạc ở vị trí giáp ranh đồng bằng và miền núi, cảnh quan đẹp, sông núi hài hòa, địa hình đa dạng tạo lợi thế về quân sự.Phía Bắc có núi Thổ Tượng, phía Tây có núi Ngưu Ngọa, phía Đông có núi Hắc Khuyển, phía Nam còn là nơi hội tụ của sông Mã chảy từ phía Tây về và sông Bưởi chảy tới. Thành Nhà Hồ được kết cấu gồm 3 phần: La thành, Hào thành và Hoàng thành.Thành Nhà Hồ - tên thường gọi của tòa thành bằng đá độc đáo còn khá nguyên vẹn giữa vùng đồng bằng lưu vực sông Mã và sông Bưởi, thuộc địa phận các thôn Tây Giai, Xuân Giai (xã Vĩnh Tiến), Đông Môn (xã Vĩnh Long), huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hóa. Thành còn có các tên gọi khác như: An Tôn, Tây Đô, thành Phủ Thanh Hoá, Tây Kinh, Thạch Thành, Tây Giai.