Aa

Tôi ăn nên làm ra nhờ 3 bài học đắt giá khi mua nhà với 200 triệu

Thứ Sáu, 25/01/2019 - 01:40

Chỉ có 200 triệu đồng nhưng quyết định mua ngôi nhà 1,6 tỷ, anh Quý suýt "vỡ trận" khi vừa phải lo trả khoản nợ khổng lồ vừa lo việc nhà vì vợ sinh con.

Anh Đinh Văn Quý (Hà Đông, Hà Nội) đã chia sẻ về câu chuyện mua nhà khi có quá ít tiền, không lường trước được những bất trắc có thể xảy ra:

Hai vợ chồng tôi đều là con nhà nông, lên Hà Nội học rồi lập nghiệp. Vợ tôi làm bên ngân hàng còn tôi kinh doanh. Năm 2010, sau khi kết hôn, vợ tôi có bầu ngay, tôi quyết tâm mua một căn nhà nhỏ để ổn định cuộc sống và cũng để không phải liên tục chuyển nhà trọ như thời còn độc thân.

Khi đó, thu nhập hàng tháng của vợ chồng tôi vào khoảng hơn 10 triệu. Nhưng vì tôi có lương kinh doanh và đóng cổ phần ở công ty nên chia cổ tức mỗi năm, tôi cũng có thêm hơn 200 triệu. Cảm thấy cơ quan đang trên đà phát triển và mình được trọng dụng, tôi tin mình sẽ sớm trả xong nợ.

Chỉ có 200 triệu, tôi quyết định vay mượn để mua căn nhà 2 tầng giá 1,6 tỷ ở khu Đống Đa. Gia đình hai bên cho và cho mượn, còn lại tôi phải vay thêm ngân hàng 700 triệu, lãi suất 24% vào năm 2011. Đến giờ nghĩ lại, tôi không hiểu sao mình lại liều như vậy, có lẽ vì còn trẻ tuổi, tự đắc và thấy tương lai toàn màu hồng.

Anh Quý suýt

Anh Quý suýt "vỡ trận" khi mua nhà 1,6 tỷ dù trong tay chỉ có 200 triệu. Ảnh: Freepik

Nhưng vừa nhận nhà, nhận nợ thì vợ tôi bị biến chứng nên phải sinh sớm 2 tháng. Con tôi phải nằm lồng kính, tiền viện phí, trị liệu rất tốn kém. Trong khi đó, cứ 6 tháng, tôi phải thanh toán cho ngân hàng một lần, tổng hơn 100 triệu mà đến cuối năm tôi mới được nhận cổ tức công ty và cũng không biết được bao nhiêu. Tôi lo lắng cho vợ con, căng thẳng vì tiền bạc, nhiều lúc chỉ muốn gục xuống.

Lúc như sắp chết đuối thì tôi vớ được "phao cứu sinh". Dù không kêu ca với ai nhưng bố tôi đã ra tay ứng cứu. Ông họp gia đình, thông báo chia cho mỗi con một phần đất, tôi có thể bán phần của mình để lo liệu. Khi đó, đất đang vào cơn sốt nên mảnh đất ở quê giáp Hà Nội mà bố tôi cho bán rất được giá.

Bán đất xong, tôi trả hết nợ ngân hàng, còn thừa một chút tôi dành làm vốn để mở cơ sở riêng, cho thuê lại máy phát điện tại các công trường. Từ việc đi làm công ăn lương, tôi phải tự đi tìm việc cho mình và cho nhân viên nên ban đầu tôi khá chật vật. Nghĩ rằng giai đoạn khó khăn nhất đã qua nên tôi cố gắng giải quyết từng vấn đề. Vì có kinh nghiệm làm thương mại điện tử nên tôi nhanh chóng hút được nhiều khách.

Năm 2014, thấy các khu nhà cao tầng ngày càng phát triển nên tôi mở công ty thứ 2 về lĩnh vực kinh doanh, lắp đặt thang máy. Việc kinh doanh từ đó rất thuận lợi. Sau việc liều mua nhà, tôi đã rút ra cho mình bài học để áp dụng vào việc kinh doanh:

- Luôn phải lên kế hoạch trước khi làm, có phương án dự phòng về tiền bạc để tránh bị "vỡ trận" về tài chính.

- Không quá tiết kiệm mà cần tìm giải pháp tốt hơn. Chi tiêu tiết kiệm làm giảm chất lượng cuộc sống và đó cũng không phải là cách để bạn giàu có. Trong kinh doanh, tôi không có cắt giảm chi phí mà chú trọng việc đầu tư, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ.

- Không "đếm cua trong lỗ", chính vì tính đến khoản tiền chưa nhìn thấy nên tôi lâm vào cảnh lao đao khi mua nhà.

Tôi cũng áp dụng tư duy "ăn chắc" trong làm ăn, từ chối những phi vụ kiểu bánh vẽ, hạn chế nợ khó đòi, nói không với tín dụng đen. Và dù ở nhà hay công ty, tôi luôn đặt ra "giới hạn đỏ", chỉ chi đến một mức nhất định.

Nhờ áp dụng những nguyên tắc này mà công ty tôi luôn hoạt động tốt, tạo thu nhập ổn định cho hơn 40 nhân viên. Tôi cũng vừa chủ động về tài chính để mua một căn chung cư cao cấp 4 tỷ.

Dù cuộc sống gia đình và sự nghiệp đều đang rất tốt nhưng tôi nghĩ không thể nói trước được điều gì, mình là chủ gia đình nên phải có kế hoạch cho mọi việc, tránh để vợ con, người thân... rơi vào cảnh lao đao khi mình gặp chuyện không may.

Chuyên gia tư vấn tài chính Nguyễn Mạnh Dũng (Tp.HCM) cho biết, khi đã có gia đình, mỗi người cần tính toán tài chính kỹ trước những quyết định lớn như mua nhà, không mua khi có quá ít tiền và chưa có phương án dự phòng. Như anh Quý, nếu không có "phao cứu sinh" thì cũng chưa biết sẽ giải quyết thế nào.

Đặc biệt, số tiền tính đến phải là tiền có chắc trong tay chứ không phải số tiền sắp có hay do suy đoán. Nếu chưa rõ về con số hay thời điểm, nên chọn số tối thiểu và lên phương án dự phòng.

Chuyên gia tư vấn tài chính Nguyễn Mạnh Dũng (Tp.HCM) cho biết, khi đã có gia đình, mỗi người cần tính toán tài chính kỹ trước những quyết định lớn như mua nhà, không mua khi có quá ít tiền và chưa có phương án dự phòng. Như anh Quý, nếu không có "phao cứu sinh" thì cũng chưa biết sẽ giải quyết thế nào.

Đặc biệt, số tiền tính đến phải là tiền có chắc trong tay chứ không phải số tiền sắp có hay do suy đoán. Nếu chưa rõ về con số hay thời điểm, nên chọn số tối thiểu và lên phương án dự phòng.

Vị chuyên gia này cho rằng, 3 bài học anh Quý rút ra rất chính xác và đã giúp anh gặt hái được thành công. Cũng theo ông Dũng, dù cuộc sống đang sung túc nhưng mọi người vẫn cần có phương án đề phòng những rủi ro có thể xảy ra như mua bảo hiểm cho người thân, người lao động, bảo hiểm cho cơ sở sản xuất.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top