Aa

TPBank

Thứ Tư, 01/11/2023 - 00:00

Ngân hàng Thương mại Cổ phần Tiên Phong (TPBank) là một ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam được thành lập ngày 05/05/2008 bởi các cổ đông chủ chốt gồm Công ty Cổ phần Tập đoàn Vàng bạc Đá quý DOJI, Công ty cổ phần FPT, Công ty Tài chính quốc tế (IFC), Tổng công ty Tái bảo hiểm Việt Nam (Vinare) và SBI Ven Holding Pte. Ltd., Singapore.

Trong nhiều năm liền, TPBank luôn giữ vững vai trò của một ngân hàng tiên phong trong công nghệ số, áp dụng số hóa trong quy trình nội bộ, cũng như gia tăng trải nghiệm với khách hàng. TPBank cũng liên tục nằm trong Top các doanh nghiệp nộp Thuế Thu nhập Doanh nghiệp lớn nhất trong năm, đóng góp nhiều nhất cho Ngân sách Nhà nước.

Cuối năm 2022, tên tuổi của TPBank còn ghi dấu trên thị trường quốc tế khi vượt 143 bậc so với năm 2021 để vươn lên vị trí thứ 61 trong bảng xếp hạng 500 ngân hàng mạnh nhất khu vực Châu Á - Thái Bình Dương do tạp chí The Asian Banker công bố. Thậm chí, trong các ngân hàng Việt trên bảng xếp hạng này, “Bank tím” đã vươn lên trở thành “Ngân hàng vững mạnh hàng đầu Việt Nam”.

TPBank- Ảnh 1.

Đến năm 2023, theo công bố mới nhất của Brand Finance, giá trị thương hiệu của TPBank được định giá 424,88 triệu USD, chỉ số sức mạnh đạt 69,37, trong Top 5 ngân hàng tư nhân giá trị nhất Việt Nam. Cũng trong năm nay, tại sự kiện Hội nghị “Dịch vụ Tài chính Bán lẻ xuất sắc năm 2023” do The Asian Banker phối hợp với Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) tổ chức, TPBank lần thứ tư được vinh danh Ngân hàng số xuất sắc; cùng với Hệ sinh thái số và Quy trình tự động hoá xuất sắc của mình. 

Hiện TPBank đang tập trung khai thác hàng loạt các sản phẩm dịch vụ số hóa nổi bật như AI, Big Data, Machine Learning… ứng dụng mạnh mẽ và rộng rãi vào tất cả các dịch vụ ngân hàng cốt lõi: thanh toán, tín dụng, tiền gửi,...

Tính đến hết Quý 2/2023, theo báo cáo phân tích dư nợ theo ngành nghề kinh tế của khách hàng cho thấy TPBank đang có xu hướng tăng cường cho vay rất mạnh đối với mảng kinh doanh bất động sản. Trong đó, 4 nhóm ngành dẫn đầu trong tổng dư nợ của TPBank bao gồm: Hoạt động làm thuê các công việc trong hộ gia đình, sản xuất sản phẩm vật chất và dịch vụ tự tiêu dùng của hộ gia đình (98.295,9 tỷ đồng); công nghiệp chế biến chế tạo (14.151,3 tỷ đồng); hoạt động kinh doanh bất động sản (13.731 tỷ đồng); xây dựng (11.899,2 tỷ đồng). Thực tế, chỉ riêng tổng dư nợ cho vay đối với hoạt động kinh doanh bất động sản chiếm 13.731 tỷ đồng, tăng trưởng 35,1% so với thời điểm đầu năm, còn 3 nhóm ngành còn lại chỉ có mức tăng trưởng dư nợ từ 4,7% tới 19,3%. Có thể thấy, TPBank đã có những đóng góp đáng kể trong việc để tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh theo chỉ đạo của Chính phủ, thúc đẩy sự hồi phục của nền kinh tế./.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top