Cải thiện môi trường kinh doanh, xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp là những bước đi đầu tiên của Chính phủ hướng tới hình ảnh một quốc gia khởi nghiệp. Từ đó, khung pháp lý về kinh doanh dần được hoàn thiện, tạo điều kiện pháp lý thông thoáng, thuận lợi cho sự ra đời và hoạt động của các start-up.
Các chương trình, sự kiện hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo và đổi mới sáng tạo diễn ra sôi nổi, tạo động lực và trang bị thêm kiến thức, kinh nghiệm cho các start-up hoàn thiện sản phẩm, phát triển mô hình kinh doanh.
Cùng với những chính sách của Chính phủ và các tổ chức hỗ trợ khởi nghiệp, ngân hàng cũng đã “vào cuộc” với việc cho ra các sản phẩm, gói vay dành riêng cho start-up và doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME). Điển hình như gói vay nhanh, vay tín chấp của TPBank: với tiêu chí hồ sơ đơn giản, thời gian xử lý nhanh, điều kiện dễ dàng đáp ứng, các sản phẩm này đã hỗ trợ hiệu quả cho các start-up và SME trong giai đoạn “đói vốn”.
Bên cạnh vấn đề về vốn thì năng lực quản trị của các doanh nghiệp khởi nghiệp cũng còn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp chưa thể tự hoạch định dự án kinh doanh của mình một cách mạch lạc mà phần lớn vẫn còn dừng ở ý tưởng sản phẩm.
Hiểu được khó khăn đó, vượt ra những hỗ trợ thông thường của một ngân hàng qua nguồn vốn vay, TPBank còn có những hoạt động thiết thực đào tạo về khởi nghiệp, giúp các start-up lựa chọn được hướng đi đúng đắn, mở rộng con đường tới cánh cửa thành công. Ngân hàng này đã đến gần hơn với các start-up thông qua nhiều hoạt động: tham gia các chương trình thực tế về khởi nghiệp, hỗ trợ trực tiếp, song hành cùng start-up trên các sân chơi công nghệ.
Trở thành nhà tài trợ chính Shark Tank – Thương vụ bạc tỷ mùa hai, TPBank mong muốn góp phần chắp cánh cho các dự án khởi nghiệp thực sự có chất lượng, gọi vốn thành công từ các Shark. Mặt khác, ngân hàng cũng kỳ vọng đem đến những kiến thức thực tiễn về khởi nghiệp, giúp các start-up, những người trẻ đang nuôi khát vọng thành công có cái nhìn đúng đắn và thực tế hơn về khởi nghiệp.
Thông qua các câu chuyện thực tế của các thương vụ được lựa chọn lên sóng, cùng quyết định đầu tư hoặc từ chối đầu tư từ các Shark, các start-up có thể áp dụng vào doanh nghiệp mình trong việc xây dựng, hoàn thiện sản phẩm, đánh giá năng lực so với đối thủ trên thị trường. Từ đó, đưa ra những chiến lược vận hành đúng hướng, mở rộng con đường đến với thành công, góp phần đẩy nhanh thực hiện mục tiêu quốc gia khởi nghiệp.
Shark Dzung Nguyễn - Giám đốc Quỹ đầu tư CyberAgent Việt Nam & Thái Lan đánh giá cao vai trò của TPBank trong Shark Tank nói riêng và cộng đồng khởi nghiệp nói chung. "Cá mập" công nghệ này nhận định: “Với những kinh nghiệm và thành tựu đạt được, TPBank cùng với các Shark đã và sẽ là những GPS dẫn đường tin cậy, giúp các start-up tránh được rủi ro, vượt qua thách thức, tiến nhanh hơn trên con đường dẫn tới thành công”.
Sự đồng hành của TPBank trong Shark Tank mùa hai đã góp phần đem lại thành công của chương trình: 27 start-ups đã được cam kết đầu tư trên truyền hình trong tổng số 42 start-ups lên sóng với tổng số tiền đầu tư lên tới 206 tỷ 541 triệu đồng – gần gấp đôi mùa đầu tiên với 116 tỷ 651 triệu đồng.
Phát biểu tại Shark Tank Forum ngày 17/11 tại TP.HCM, ông Nguyễn Hưng – tổng giám đốc TPBank cho biết: “Với niềm tin vào giới trẻ, đồng thời thể hiện trách nhiệm xã hội của ngân hàng, TPBank sẽ tiếp tục nghiên cứu, đưa ra những hỗ trợ trực tiếp cũng như gián tiếp đối với các start-up, doanh nghiệp SME, mong muốn góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia khởi nghiệp thực sự với các sản phẩm chất lượng, có tính ứng dụng và khả năng nhân rộng cao”.