Một số thông tin về quận 1 trước sáp nhập
Trước khi tìm hiểu về quận 1 sau sáp nhập, cùng điểm qua một số thông tin về địa bàn này trước khi thực hiện sáp nhập:
Quận 1 (cũ) có diện tích khoảng 7,72 km², là một trong những quận trung tâm của TP.HCM, đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, văn hóa và xã hội của thành phố. Quận 1 trước thời điểm sáp nhập được chia làm 10 phường như sau:
- Phường Bến Nghé
- Phường Bến Thành
- Phường Cầu Ông Lãnh
- Phường Cô Giang
- Phường Đa Kao
- Phường Lê Thánh Tôn
- Phường Nguyễn Cư Trinh
- Phường Phạm Ngũ Lão
- Phường Tân Định
- Phường Thái Bình
Nằm ngay trái tim TP.HCM, quận 1 sở hữu vị trí trung tâm sầm uất, được bao quanh bởi nhiều quận quan trọng:
- Phía Đông: ranh giới tự nhiên là sông Sài Gòn, ngăn cách quận 1 với Thành phố Thủ Đức.
- Phía Tây: quận 1 tiếp giáp quận 3 (cũ) dọc theo các tuyến đường Hai Bà Trưng và Nguyễn Thị Minh Khai; đồng thời tiếp cận quận 5 (cũ) qua trục Nguyễn Văn Cừ.
- Phía Nam: dòng kênh Bến Nghé chia cắt quận 1 và quận 4 (cũ), tạo nên cảnh quan đô thị đặc sắc ven kênh.
- Phía Bắc: quận 1 liền kề quận Phú Nhuận và Quận Bình Thạnh (cũ), được kênh Nhiêu Lộc – Thị Nghè định hình như một dải phân cách tự nhiên.
Tính đến tháng 5/2024, quận 1 có khoảng 142.000 người sinh sống, với mật độ dân số 18.398 người/km² (nguồn: UBND TP.HCM). Mật độ cao này phản ánh sự phát triển nhanh chóng về hạ tầng và sự thu hút mạnh mẽ đối với cư dân và các doanh nghiệp.
Quận 1 (cũ) là khu vực tập trung các điểm đến nổi tiếng như phố đi bộ Nguyễn Huệ, chợ Bến Thành và các khu vực mua sắm, ăn uống sầm uất như đường Đồng Khởi, Lê Lợi, và Nguyễn Thị Minh Khai. Đây cũng là nơi đặt các trung tâm hành chính quan trọng của TP.HCM, bao gồm UBND TP.HCM và các cơ quan chính phủ.
Những thay đổi hành chính của Quận 1 sau sáp nhập
Ngày 17 tháng 6 năm 2025, UBND quận 1 (TP.HCM) đã thông báo về việc chính thức vận hành các trụ sở làm việc của 4 phường mới sau khi thực hiện sắp xếp bộ máy và tổ chức lại chính quyền địa phương 2 cấp. Thông báo sáp nhập quận 1 này có hiệu lực từ ngày 1 tháng 7 năm 2025.

Bản đồ quận 1 sau sáp nhập. Ảnh: maisonoffice
Quận 1 có bao nhiêu phường sau sáp nhập?
Thực hiện theo Nghị quyết 1685/NQ-UBTVQH15 về sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã của TP.HCM năm 2025 và dựa trên Đề án 356/ĐA-CP ngày 09/05/2025 của Chính phủ, các phường của quận 1 (cũ) được sắp xếp thành 4 phường mới. Như vậy sap sáp nhập, quận 1 có 4 phường, danh sách cụ thể như sau:
Tên phường mới | Phạm vi sáp nhập |
Phường Tân Định | Phường Tân Định cũ + phần diện tích được điều chỉnh từ phường Đa Kao. |
Phường Sài Gòn | Toàn bộ phường Bến Nghé + một phần phường Đa Kao + khu vực cắt ra từ phường Nguyễn Thái Bình. |
Phường Bến Thành | Phường Bến Thành cũ + một phần phường Nguyễn Thái Bình + phường Phạm Ngũ Lão + khu vực từ phường Cầu Ông Lãnh. |
Phường Cầu Ông Lãnh | phường Nguyễn Cư Trinh + Cô Giang + Cầu Kho + một phần còn lại của phường Cầu Ông Lãnh. |
Quận 1 đổi thành gì sau sáp nhập phường xã?
Sau khi áp dụng mô hình chính quyền địa phương 2 cấp và bỏ cấp huyện, quận 1 đã thực hiện sáp nhập các phường, giảm từ 10 phường xuống còn 4 phường mới. Như vậy quận 1 không đổi thành quận mới mà sẽ giảm đơn vị hành chính cấp phường và bỏ đơn vị hành chính cấp quận.

Tổng quan về đơn vị hành chính của quận 1 sau sáp nhập. Ảnh: thanhnien.vn
Trụ sở đơn vị hành chính các phường quận 1 sau sáp nhập
Theo phương án phân chia mới, trụ sở các đơn vị hành chính mới được đặt tại các địa điểm sau:
- Phường Sài Gòn:
- Trụ sở 45 - 47 Lê Duẩn, phường Bến Nghé hiện trở thành nơi làm việc của HĐND - Đảng ủy - UBND.
- 29 Nguyễn Trung Ngạn, phường Bến Nghé tiếp tục là địa điểm sinh hoạt của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội.
- Phường Tân Định:
- 30 Phùng Khắc Khoan, phường Đa Kao (Quận ủy Quận 1) trở thành nơi đặt trụ sở HĐND, Đảng ủy, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội.
- 58B Nguyễn Đình Chiểu, phường Đa Kao trở thành trụ sở UBND.
- Phường Bến Thành:
- 58 - 60 Nguyễn Thái Học, phường Cầu Ông Lãnh nay là trụ sở Đảng ủy.
- 92 Nguyễn Trãi và 238 - 240 Đề Thám là trụ sở HĐND - UBND của phường.
- Phường Cầu Ông Lãnh:
- 59 Hồ Hảo Hớn, phường Cô Giang trở thành trụ sở Đảng ủy, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội.
- 105 Trần Đình Xu, phường Nguyễn Cư Trinh nay là trụ sở HĐND - UBND.
Chủ tịch UBND quận 1, ông Lê Đức Thanh, cho biết việc lựa chọn tên phường Sài Gòn cho phường mới được thành phố khuyến khích và đưa ra làm phương án chính. Tên gọi này được chọn dựa trên yếu tố lịch sử và văn hóa, khi nơi đây là địa điểm của các công trình biểu tượng nổi bật của Sài Gòn, bao gồm Bưu điện Thành phố, Nhà hát Thành phố, Nhà thờ Đức Bà, và trụ sở UBND TP.HCM.

Chợ Bến Thành nay thuộc phường Bến Thành mới sau sáp nhập quận 1. Ảnh: silverlandhotels.com
Là một địa bàn sầm uất bậc nhất TP.HCM nên quận 1 (cũ) có thị trường bất động sản rất phát triển với mặt bằng giá đắt đỏ bậc nhất TP.HCM. Vị trí trung tâm, hạ tầng được đầu tư bài bản và tình trạng khan hiếm nguồn cung khiến bất động sản nơi đây luôn có sức hút đặc biệt với phân khúc cao cấp và hạng sang. Các căn hộ hạng sang tại đây có giá lên tới hơn 200 triệu/m2. Việc sáp nhập phường xã quận 1 không ảnh hưởng đến sự phát triển của địa phương, ngược lại sẽ tạo ra sự thuận lợi hơn cho người dân về thủ tục hành chính.
Trụ sở đơn vị hành chính các phường quận 1 sau sáp nhập
Sau khi thực hiện đề án sắp xếp địa giới quận 1, nhiều người dân và doanh nghiệp đang có những câu hỏi quan tâm tới vấn đề này. Dưới đây là những câu hỏi phổ biến nhất về cơ cấu hành chính quận 1 sau sáp nhập:
1. Sau khi sắp xếp lại cơ cấu hành chính, quận 1 có bao nhiêu phường?
Sau khi thực hiện đề án sắp xếp, Quận 1 từ 10 phường đã được tinh gọn còn 4 phường. Quyết định này được đề ra với chủ trương giảm đầu mối quản lý, tối ưu bộ máy chính quyền địa phương.
2. Phường Nguyễn Thái Bình đã được nhập vào phường nào?
Theo quyết định mới, một phần phường Nguyễn Thái Bình được nhập vào phường Sài Gòn, phần còn lại trở thành địa bàn của phường Bến Thành. Từ đó, tên gọi phường Nguyễn Thái Bình không còn tồn tại riêng biệt trên bản đồ hành chính.
3. Phường Bến Nghé sau sáp nhập đổi thành gì?

Phường Bến Nghé nay đã sáp nhập để tạo nên phường Sài Gòn. Ảnh: Vnexpess
Toàn bộ diện tích phường Bến Nghé trước đây đã được sáp nhập để hình thành nên phường Sài Gòn. Do đó, người dân và doanh nghiệp tại khu vực này nay thuộc phường Sài Gòn, thay vì phường Bến Nghé như trước.
4. Danh sách các phường mới của quận 1 hiện gồm những phường nào?
Hiện nay, quận 1 được tổ chức với 4 phường mới: phường Tân Định; phường Sài Gòn; phường Bến Thành; phường Cầu Ông Lãnh.
Bài viết đã trình bày các thông tin liên quan quận 1 sau sáp nhập. Theo đó, quận 1 sẽ chia thành 4 phường mới và bỏ đơn vị hành chính cấp quận. Để biết thêm thông tin về các quận huyện khác sau sáp nhập, như quận 3 sau sáp nhập, quận 4 sau sáp nhập... hãy theo dõi các bài viết trên Wiki BĐS, chúng tôi sẽ liên tục cập nhật các thông tin mới nhất.