Tuy nhiên, rất ít bố mẹ biết khi nào mới cần đưa trẻ đến bệnh viện và biện pháp sơ cứu tại nhà đúng cách. Dưới đây là những khuyến cáo được bác sĩ Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh đưa ra để giúp bố mẹ có thể xử lý kịp thời khi con trẻ chẳng may ốm sốt trong những ngày Tết.
Làm sao “giới định” thân nhiệt khi trẻ bị sốt?
Đầu tiên bố mẹ cần hiểu, hiện tượng sốt cũng giống như ho ở con người, đó chỉ là một trong những triệu chứng bệnh chứ không phải là một loại bệnh cụ thể. Sốt có thể do một chứng viêm nào đó trong cơ thể con người gây ra.
Thân nhiệt bình thường của người trưởng thành thông thường được duy trì ở mức 97∼99℉ (36.1~37.2℃), trong khi đó ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thì cao hơn một chút, nằm ở khoảng 97.9∼100.4℉ (36.6~38℃), về mặt lâm sàng thường cho rằng khi thân nhiệt vượt quá 100.4℉ (38℃) thì thuộc về tình trạng bị sốt.
Đặc biệt, bố mẹ cần lưu ý, khi nhiệt độ cơ thể trẻ nằm ở mức quá cao, tức là từ 105.8F (41℃) trở lên sẽ dẫn đến đến nguy cơ rơi vào hôn mê.
Cách đo thân nhiệt của trẻ một cách chuẩn xác nhất?
Có nhiều cách để đo thân nhiệt cho trẻ và dùng nhiệt kế đo thân nhiệt ở vùng hậu môn là cách đơn giản và chính xác nhất đối với trẻ dưới 4 tuổi, đặc biệt cực kỳ hiệu quả ở trẻ dưới 1 tuổi.
Bố mẹ có thể đặt nhiệt kế ở giữa khe mông của trẻ, dùng tay bóp cho hai bên mông trẻ kẹp chặt vào nhiệt kế để đo thân nhiệt.
Còn đối với trẻ từ 4 tuổi trở lên thì bố mẹ có thể dùng cách đo thân nhiệt bằng cách cho trẻ ngậm nhiệt kế trong miệng là phù hợp nhất.
Ngoài ra, trẻ ở độ tuổi khác hoặc khi trẻ quấy khóc không hợp tác thì bố mẹ có thể đo thân nhiệt cho trẻ bằng cách để nhiệt cho trẻ kẹp vào trong nách. Thông thường những cách này sẽ cho kết quả nhiệt độ thấp hơn khoảng 1℉ (0.5℃) so với đo thân nhiệt ở hậu môn.
Khi nào thì phải đưa trẻ đến bệnh viện?
Trẻ từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi thì bố mẹ nên quan sát tình trạng khi sốt của trẻ. Ví dụ khi trẻ đã hạ sốt, tinh thần tỉnh táo, biết cười, chơi đùa và uống được nước hoặc muốn ăn, không khóc quấy… thì có thể tiếp tục chờ đến buổi tối và theo dõi thân nhiệt tiếp. Sang ngày hôm sau có thể đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được kiểm tra kỹ hơn.
Với trẻ từ 3 tuổi trở lên, khi đã được tiêm phòng đầy đủ và sức đề kháng tốt hơn thì khi trẻ sốt, bố mẹ cũng có thể quan sát tình trạng của trẻ.
Nếu trẻ có các triệu chứng khác như ho, chảy nước mũi, nôn, tiêu chảy… thì có thể đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để kiểm tra, uống thuốc.
Nếu trẻ chỉ bị sốt nhẹ và bạn có thể hạ sốt nhanh chóng, không tái lại thì không cần đến bác sĩ, chỉ cần theo dõi trẻ thêm vài ngày cho đến khỉ trẻ khỏe mạnh hẳn.
Tuy nhiên, bạn cần chú ý, nếu tình trạng sốt của trẻ tái đi tái lại trong 5 ngày thì nhất định phải đưa trẻ đến bệnh viện. Đặc biệt nếu trẻ có thêm triệu chứng đau đầu dữ dội hay căng cứng cổ thì phải đưa trẻ đi bệnh viện ngay lập tức, vì rất có thể trẻ có nguy cơ bị viêm màng não.
Làm sao để giảm bớt khó chịu khi trẻ bị sốt?
Khi bị sốt, chắc chắn trẻ sẽ cảm thấy khó chịu dù là sốt ở nhiệt độ nào. Vì vậy, bố mẹ cần chú ý vài biện pháp sau đây để giúp trẻ dễ chịu hơn.
- Khi sốt, trẻ dễ bị mất nước, vì vậy bạn nên cho trẻ uống thêm nhiều nước để điều tiết thân nhiệt tốt hơn, hỗ trợ quá trình hạ sốt cho trẻ.
- Hãy giảm các hoạt động không cần thiết khi trẻ bị sốt, dỗ dành trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn để tăng cường khả năng miễn dịch.
- Khi thân nhiệt của trẻ nằm dưới 101℉ (38.3℃), bố mẹ có thể dùng miếng dán hạ sốt hoặc khăn lạnh giúp trẻ hạ sốt tạm thời. Nhưng nhớ vẫn phải theo dõi thân nhiệt của trẻ để kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện nếu cần thiết.
- Ghi chép lại thân nhiệt của trẻ trong mỗi lần trẻ bị sốt cũng như suốt quá trình thân nhiệt trẻ thay đổi. Điều này sẽ giúp ích cho bác sĩ thăm khám và điều trị.