Thị xã Tân Châu, tỉnh An Giang
Theo Quy hoạch tỉnh An Giang thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt, đến năm 2030, tỉnh An Giang có 27 đô thị và thị xã Tân Châu phấn đấu trở thành thành phố trực thuộc tỉnh.
![Trong vòng 5 năm nữa, miền Nam Việt Nam sẽ có thêm 10 thành phố được ‘cất cánh’ lên từ thị xã- Ảnh 1. Trong vòng 5 năm nữa, miền Nam Việt Nam sẽ có thêm 10 thành phố được ‘cất cánh’ lên từ thị xã- Ảnh 1.](https://cdn1z.reatimes.vn/652356615132086272/2025/2/9/thi-xa-1-17390752879031529532749.jpg)
Thị xã Tân Châu. Ảnh: Báo Công Thương
Ông Lê Văn Nưng - Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang cho biết, thời gian tới, tỉnh sẽ tập trung đầu tư hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, đến cuối năm 2025 thị xã Tân Châu cơ bản đáp ứng các tiêu chí đô thị loại III theo hướng mở rộng và phấn đấu trước năm 2030 trở thành thành phố trực thuộc tỉnh theo các tiêu chí đặc thù và phấn đấu đạt tiêu chuẩn đô thị loại II trước năm 2035.
Thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu
Theo Quy hoạch tỉnh Bạc Liêu thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt, đến năm 2030, Bạc Liêu xây dựng 17 đô thị, thị xã Giá Rai sẽ trở thành thành phố.
Năm 2024, thị xã Giá Rai có những tiến triển tích cực trong kinh tế - xã hội. Trong đó, thị xã đã thực hiện đạt và vượt 14/14 chỉ tiêu đề ra.
![Trong vòng 5 năm nữa, miền Nam Việt Nam sẽ có thêm 10 thành phố được ‘cất cánh’ lên từ thị xã- Ảnh 2. Trong vòng 5 năm nữa, miền Nam Việt Nam sẽ có thêm 10 thành phố được ‘cất cánh’ lên từ thị xã- Ảnh 2.](https://cdn1z.reatimes.vn/652356615132086272/2025/2/9/thi-xa-2-173907537553586044260.jpg)
Thị xã Giá Rai. Ảnh: Trần Thanh Phong
Theo ông Đỗ Minh Thắng - Chủ tịch UBND thị xã Giá Rai cho biết, để tăng tốc bứt phá hoàn thành mục tiêu xây dựng địa phương đạt chuẩn đô thị loại III và trở thành thành phố, thị xã đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, như: tập trung thực hiện hoàn thành các tiêu chí đô thị loại III chưa đạt và củng cố, nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt; phát triển công nghiệp xây dựng, thương mại dịch vụ, nông nghiệp công nghệ cao, là đô thị vệ tinh, cầu nối giữa TP. Bạc Liêu và TP. Cà Mau, phấn đấu trở thành trung tâm chế biến thủy sản của tỉnh.
Thị xã Hoài Nhơn , tỉnh Bình Định
Theo Quy hoạch tỉnh Bình Định thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt, đến năm 2030, thị xã Hoài Nhơn được định hướng trở thành thành phố, là cửa ngõ phía Bắc, đồng thời là hạt nhân thúc đẩy sự phát triển phía Bắc tỉnh Bình Định.
![Trong vòng 5 năm nữa, miền Nam Việt Nam sẽ có thêm 10 thành phố được ‘cất cánh’ lên từ thị xã- Ảnh 3. Trong vòng 5 năm nữa, miền Nam Việt Nam sẽ có thêm 10 thành phố được ‘cất cánh’ lên từ thị xã- Ảnh 3.](https://cdn1z.reatimes.vn/thumb_w/864/652356615132086272/2025/2/9/thi-xa-3-173907545254421121500.jpg)
Thị xã Hoài Nhơn. Ảnh: UBND tỉnh Bình Định
Với định hướng này, thị xã Giá Rai sẽ trở thành đô thị trung tâm tổng hợp thuộc tỉnh, là cầu nối giữa thành phố Bạc Liêu với thành phố Cà Mau, có chức năng phát triển công nghiệp chế biến nông, thủy sản, phát triển đô thị, du lịch. Xây dựng Giá Rai thành trung tâm công nghiệp chế biến nông thủy sản cho bán đảo Cà Mau.
Thị xã La Gi, tỉnh Bình Thuận
Theo Quy hoạch tỉnh Bình Thuận giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2030, đến năm 2030, tỉnh Bình Thuận có 16 đô thị, trong đó có 1 đô thị loại III là thành phố La Gi.
![Trong vòng 5 năm nữa, miền Nam Việt Nam sẽ có thêm 10 thành phố được ‘cất cánh’ lên từ thị xã- Ảnh 4. Trong vòng 5 năm nữa, miền Nam Việt Nam sẽ có thêm 10 thành phố được ‘cất cánh’ lên từ thị xã- Ảnh 4.](https://cdn1z.reatimes.vn/thumb_w/864/652356615132086272/2025/2/9/thi-xa-4-173907555454146066176.jpg)
Thị xã La Gi. Ảnh: Cổng thông tin điện tử tỉnh Bình Thuận
Với định hướng này, thị xã La Gi sẽ là đô thị động lực của tỉnh, trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học kỹ thuật, công nghiệp tập trung, khai thác, chế biến hải sản thuộc tiểu vùng phía Nam tỉnh Bình Thuận; trung tâm du lịch sinh thái biển, du lịch văn hóa, lịch sử cấp vùng.
Thị xã Bình Long, Phước Long, Chơn Thành - tỉnh Bình Phước
Theo Quy hoạch tỉnh Bình Phước giai đoạn 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2030, trong giai đoạn 2026 - 2030, Bình Phước phấn đấu đưa các đô thị Phước Long, Bình Long, Chơn Thành sẽ đạt tiêu chuẩn thành phố loại III.
Thị xã Phước Long hiện đang thực hiện nhiều dự án đầu tư phát triển đô thị, giao thông, và hạ tầng kỹ thuật, với tổng vốn đầu tư công giai đoạn 2021-2025 là 1.667 tỷ đồng. Cùng với đó, thị xã cũng chú trọng vào cải cách hành chính và chuyển đổi số, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hành chính nhà nước và triển khai thủ tục hành chính trực tuyến.
![Trong vòng 5 năm nữa, miền Nam Việt Nam sẽ có thêm 10 thành phố được ‘cất cánh’ lên từ thị xã- Ảnh 5. Trong vòng 5 năm nữa, miền Nam Việt Nam sẽ có thêm 10 thành phố được ‘cất cánh’ lên từ thị xã- Ảnh 5.](https://cdn1z.reatimes.vn/652356615132086272/2025/2/9/thi-xa-5-1739075618230196839106.jpg)
Toàn cảnh Thị xã Phước Long và núi Bà Rá. Ảnh: Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam
Với thị xã Bình Long, địa phương sẽ xây dựng, phát triển thị xã theo hướng đô thị bản sắc, sinh thái, văn minh; phù hợp quy hoạch, kế hoạch và chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật theo hướng đồng bộ, tập trung nâng cao chất lượng đô thị. Đảm bảo kiểm soát chất lượng môi trường, hài hòa giữa bảo tồn, cải tạo và xây dựng mới. Phát triển thị xã nhanh, bền vững, tập trung đầu tư xây dựng, phấn đấu đến năm 2025, thị xã cơ bản đạt các tiêu chí đô thị loại III và đến năm 2030 đủ điều kiện để nâng cấp trở thành đô thị loại II.
Với thị xã Chơn Thành, thời gian qua, địa phương đã triển khai nghiêm túc, quyết liệt các giải pháp về nguồn vốn và thu hút đầu tư. Ngoài ngân sách Nhà nước, thị xã đã huy động nguồn lực từ doanh nghiệp, nhân dân cùng nhiều nguồn lực xã hội khác để đầu tư phát triển các dự án hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội. Qua đó từng bước hoàn thiện kết cấu hạ tầng, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế - xã hội, thu hút đầu tư, nâng cao chất lượng đời sống nhân dân.
Thị xã Trảng Bàng, Hòa Thành - tỉnh Tây Ninh
Theo Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đã được phê duyệt, giai đoạn 2026-2030, tỉnh sẽ nâng cấp thị xã Trảng Bàng - thị xã Hòa Thành lên thành phố.
Thị xã Trảng Bàng sẽ tập trung mọi nguồn lực để xây dựng hoàn thiện hệ thống hạ tầng đô thị ưu tiên với các tiêu chuẩn chưa đạt, bảo đảm tiêu chí đô thị loại III. Đồng thời nâng cao các chỉ tiêu về mật độ dân số toàn đô thị, cơ sở y tế cấp đô thị, xử lý nước thải, nhà tang lễ. Trong đó, ưu tiên xây dựng cơ sở hạ tầng tại khu vực nâng cấp các xã thành phường đến năm 2025 để bảo đảm các tiêu chuẩn đối với đô thị loại III. Trảng Bàng xác định quản lý, xây dựng đô thị Trảng Bàng theo mô hình đô thị xanh, công nghệ cao, đô thị thông minh.
![Trong vòng 5 năm nữa, miền Nam Việt Nam sẽ có thêm 10 thành phố được ‘cất cánh’ lên từ thị xã- Ảnh 6. Trong vòng 5 năm nữa, miền Nam Việt Nam sẽ có thêm 10 thành phố được ‘cất cánh’ lên từ thị xã- Ảnh 6.](https://cdn1z.reatimes.vn/thumb_w/864/652356615132086272/2025/2/9/thi-xa-7-17390756707751693073956.jpg)
Thị xã Trảng Bàng. Ảnh: Báo Công Thương
Với thị xã Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh đề ra các mục tiêu xây dựng Hòa Thành theo từng giai đoạn Đồng thời tỉnh sẽ phát triển khu đô thị mới, phát triển nhà ở theo dự án và chỉnh trang đô thị tại các khu vực trung tâm thị xã và khu vực có mật độ nhà ở cao, các điểm, khu dân cư nông thôn hiện hữu; phát triển các khu đô thị mới có sự giao thoa về không gian, kiến trúc, cảnh quan xung quanh khu trung tâm, Quốc lộ 22B, đường cao tốc Gò Dầu - Xa Mát... đạt các tiêu chí đô thị theo cấp loại đô thị đã được phân loại.
Thị xã Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang
Theo Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021-2030, phấn đấu đến năm 2030, toàn tỉnh có 25 đô thị, trong đó, hai thị xã Gò Công và Cai Lậy sẽ trở thành thành phố trực thuộc tỉnh. Trong đó, thị xã Gò Công đã chính thức lên thành phố trong năm 2024.
Thời gian tới, thị xã Cai Lậy tiếp tục đẩy mạnh công tác chỉnh trang, phát triển đô thị; tập trung phát huy nội lực và huy động tất cả các nguồn lực xây dựng thị xã xứng tầm đô thị loại III, xứng tầm là đô thị vùng kinh tế phía Tây của tỉnh Tiền Giang.