Thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn vừa ký ban hành Nghị quyết số 1287/NQ-UBTVQH15 ngày 14/11/2024 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2023-2025. Văn bản này có hiệu lực thi hành từ 1/1/2025.
Theo Nghị quyết, Vĩnh Phúc sẽ thực hiện sắp xếp 28 đơn vị hành chính cấp xã thành 13 đơn vị tại 6 huyện, thành phố: Phúc Yên, Vĩnh Tường, Yên Lạc, Tam Dương, Lập Thạch, Sông Lô.
Tỉnh Vĩnh Phúc giảm 15 đơn vị hành chính cấp xã, từ 136 đơn vị xuống còn 121 đơn vị (gồm 88 xã, 15 phường, 18 thị trấn).
Thành phố Phúc Yên sẽ gộp phường Trưng Trắc và phường Trưng Nhị thành một, lấy tên phường Hai Bà Trưng.
Huyện Vĩnh Tường có 20 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 17 xã và 03 thị trấn. Các phương án gộp, cụ thể:
Gộp và lấy toàn bộ diện tích, dân số của xã Việt Xuân và Bồ Sao, Cao Đại, lấy tên gọi xã Sao Đại Việt; xã Tân Tiến và xã Đại Đồng, có tên gọi xã Đại Đồng; xã Lý Nhân và An Tường, tên gọi xã An Nhân; xã Vân Xuân và Bình Dương, tên gọi xã Lương Điền; xã Nĩnh Ninh và Phú Đa, có tên gọi xã Vĩnh; xã Vĩnh Sơn vào thị trấn Thổ Tang với tên gọi thị trấn Thổ Tang; xã Tam Phúc và thị trấn Vĩnh Tường, có tên gọi thị trấn Vĩnh Tường.
Huyện Sông Lô, sau khi sắp xếp có 14 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 13 xã và 01 thị trấn. Các phương án gộp, cụ thể:
Gộp và lấy toàn bộ diện tích, dân số của xã Như Thụy vào thị trấn Tam Sơn, có tên gọi thị trấn Tam Sơn; gộp xã Bạch Lưu vào xã Hải Lựu, có tên gọi xã Hải Lựu;
Huyện Vĩnh Tường có 20 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 17 xã và 03 thị trấn, bao gồm:
Gộp và lấy toàn bộ diện tích, dân số của xã Đình Chu và Triệu Đề, lấy tên xã Tây Sơn.
Sau khi sắp xếp, huyện Tam Dương có 12 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 10 xã và 2 thị trấn, bao gồm:
Thành lập xã Hội Thịnh trên cơ sở nhập toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của xã Vân Hội và xã Hợp Thịnh, lấy tên là xã Hội Thịnh.
Theo Sở Nội vụ tỉnh Vĩnh Phúc, tại 13 đơn vị hành chính mới sau sắp xếp sẽ bố trí 143 cán bộ, 130 công chức. Đối với 229 cán bộ, công chức và 64 người hoạt động không chuyên trách thuộc diện dôi dư, tỉnh sẽ điều động, luân chuyển đến làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị trong hệ thống chính trị theo yêu cầu nhiệm vụ hoặc hưởng các chế độ, chính sách đối với người nghỉ hưu, thôi việc, tinh giản biên chế theo quy định của Chính phủ...
Vĩnh Phúc có bốn con sông chính chảy qua, gồm: sông Hồng, sông Lô, sông Đáy và sông Cà Lồ. Lượng nước hằng năm của các sông này rất lớn, có thể cung cấp nước tưới cho 38.200ha đất canh tác nông nghiệp của tỉnh này.
Vĩnh Phúc gần với điểm đầu của Quốc lộ 18 nối với Quảng Ninh, là cánh cửa mở ra biển để phát triển các ngành kinh tế cũng như dịch vụ du lịch. Đặc biệt, Vĩnh Phúc có lợi thế lớn nhờ giáp ranh với Thủ đô Hà Nội - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá và cũng là trung tâm du lịch lớn của cả nước.