Aa

Ưu và nhược điểm thấy rõ của phương pháp gây tê tủy sống

Thứ Ba, 04/07/2017 - 21:21

Bên cạnh những mặt lợi, gây tê tủy sống vẫn còn những nhược điểm ảnh hưởng đến cơ thể mà bà bầu cần cân nhắc khi quyết định thực hiện.

Gây tê tủy sống được dùng khá phổ biến trong quá trình chuyển dạ để xoa dịu cơn đau cho mẹ bầu giúp việc rặn đẻ dễ dàng hơn. Kỹ thuật này đã có từ những năm 1900 nhưng phải đến hàng chục năm sau thì nó mới phổ biến và được các mẹ bầu lựa chọn nhiều.

Tuy vậy, bên cạnh những ưu điểm vượt trội, phương pháp này cũng có một số những nhược điểm, biến chứng ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mẹ bầu.

Phương pháp gây tê màng cứng giúp mẹ bầu đau đẻ nhẹ nhàng hơn

Phương pháp gây tê màng cứng giúp mẹ bầu đau đẻ nhẹ nhàng hơn

Ưu điểm

Giảm đau cho thai phụ

Ưu điểm lớn nhất của gây tê tủy sống có lẽ là giảm đau cho thai phụ. Thủ thuật gây tê có thể thực hiện cho cả sinh mổ và sinh thường.

Nhờ gây tê tủy sống, các mẹ sẽ đỡ bị kiệt sức, có thể thoải mái chuẩn bị cho cơn rặn đẻ sắp tới.

Nhờ gây tê tủy sống, các mẹ có được trải nghiệm sinh con tuyệt vời và hạnh phúc khi đủ tỉnh táo mà không quá đau đớn để đón thiên thần nhỏ ra đời.

Không ảnh hưởng gì đến trẻ sơ sinh

Hầu hết các bác sĩ xác nhận, thủ thuật này không gây ảnh hưởng xấu gì đến thai nhi. Thậm chí, một số nghiên cứu còn cho rằng, những trẻ được gây tê tủy sống có chỉ số Apgar (phương pháp đánh giá nhanh chóng tình trạng sức khoẻ của trẻ sơ sinh ngay sau sinh) cao hơn những bé mà mẹ không được gây tê.

Nhược điểm

Hạn chế đối với một số mẹ bầu có sức khỏe không ổn định

Bên cạnh ưu điểm thì phương pháp gây tê tủy sống còn có thể gây ra một số tác dụng phụ như trong quá trình thuốc ngấm có thể làm tụt huyết áp, nhịp tim chậm, đau lưng hay đau đầu.

Ngoài ra, trong một số trường hợp sản phụ bị nhau tiền đạo thể trung tâm tâm hoặc bán trung tâm, sản phụ nhau bong non, sản phụ bị tiền sản giật nặng, sản giật… cũng nên tránh gây tê màng cứng.

Trong trường hợp nếu bác sĩ gây tê không tìm thấy khoang ngoài màng cứng và “đâm thủng” các màng ngoài, mẹ bầu có thể sẽ bị nhức đầu dữ dội, nôn và mờ mắt từ 2 tới 3 tuần mới khỏi. Tuy nhiên, trường hợp này khá hiếm.

Ngứa ngáy khắp người

Trong quá trình thuốc ngấm, mẹ bầu có thể sẽ bị ngứa ngáy khắp người nhất là vùng mặt. Bà bầu không cần quá lo lắng bởi đây là tác dụng phụ của thuốc.

Đau đầu sau khi sinh

Tác dụng phụ này chỉ xảy ra khoảng 1/100 sản phụ, sẽ rất đau đầu kéo dài vài ngày sau khi gây tê. Nguyên nhân có thể do rò rỉ dịch não tủy. Mẹ bầu có thể hạn chế điều này bằng cách nằm yên khi bác sĩ đặt kim.

Gây buồn tiểu

Thuốc gây tê có chất lợi tiểu vì thế bạn sẽ phải chịu đựng hoặc đặt ống thông hỗ trợ tiểu tiện.

Sốt

Mặc dù gây tê bên ngoài màng cứng nhưng vẫn làm cho cơ thể tăng thân nhiệt cao đến 38 độ C. Sốt xảy ra ở 15% sản phụ.

Sản phụ không thể tự đi lại vài giờ sau sinh

Do tác dụng của thuốc vẫn kéo dài nên sản phụ sẽ vẫn cảm thấy người mình tê liệt, khó di chuyển và cần sự giúp đỡ của người khác sau khi sinh vài giờ đồng hồ.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Lên đầu trang
Top