Tấm văn bia tưởng niệm Đại thi hào Nguyễn Du được khởi công vào năm 1929 và hoàn thành vào năm 1930 do hội Khai trí Tiến Đức chủ trì.
Bia cao 2,2m, rộng 1,2m được tạo tác với 3 tầng mái, các góc mái đều được vuốt tròn ở đầu đao. Mái trên cùng có 2 đầu được kết bởi vân xoắn chữ triện khiến bia vừa bề thế lại vừa thanh thoát.
Tên tấm bia có khắc bài ký chữ Nôm và chữ Quốc ngữ nói về thân thế, sự nghiệp của tác giả Truyện Kiều.
Nội dung của tấm bia được học giả Bùi Kỷ (1888 - 1960) soạn thảo. Sau khi hoàn thành tấm bia được trang trọng đặt trong khuôn viên của trụ sở hội Khai trí Tiến Đức.
Địa điểm hội Khai trí Tiến Đức được cơ quan chức năng giao cho Nhà hát Nghệ thuật Đương đại quản lý và được cho thuê làm chỗ bán cà phê. Vì thế văn bia nằm "lọt thỏm" một góc trong quán cà phê.
Tấm bia mang nhiều giá trị lịch sử văn hóa đang bị "lãng quên".
Hiện nay, tấm văn bia tưởng niệm nhà thơ Nguyễn Du đang bị "lãng quên" trong góc diện tích khiêm tốn của một quán cà phê sầm uất trên đường Lê Thái Tổ (Hoàn Kiếm, Hà Nội). Văn bia đã có hiện tượng xuống cấp xuất hiện nhiều vết nứt, các nét chữ mờ dần.
Trải qua gần thời gian, nhiều phần của tấm văn bia đã bị hư hỏng, các vết nứt chằng chịt xuất hiện dày đặc trên mặt bia.
Nhiều ý kiến cho rằng, để bảo tồn tấm bia các cơ quan chức năng cần dựng bản sao văn bia nhằm giữ lại một di sản văn hoá.
Tấm bia mang nhiều giá trị lịch sử văn hóa đang bị lãng quên, thu mình trong một không gian hạn chế không xứng tầm với một di sản văn hóa có tuổi đời gần trăm tuổi.
Thân bia 2 mặt khắc bài ký chữ Nôm và chữ Quốc ngữ nói về thân thế, sự nghiệp của tác giả Truyện Kiều.
Sinh thời, Đại thi hào Nguyễn Du đã từng trăn trở:
Bất tri tam bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như
(Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa
Người đời ai khóc Tố Như chăng).