Aa

Vì sao 34 dự án giao thông nghìn tỷ chỉ có 2 dự án đảm bảo tiến độ?

Thứ Ba, 14/04/2020 - 10:44

Trong số 48 công trình trọng điểm có 34 dự án giao thông đường bộ đang triển khai chỉ có 1 - 2 dự án đảm bảo tiến độ đề ra, còn lại là ì ạch tiến độ "rùa".

Dự án đường Hồ Chí Minh - giai đoạn 2 (dự án gồm nhiều hợp phần nhỏ phạm vi trải dài trên toàn quốc, có thời gian thực hiện kéo dài đến năm 2020), đã hoàn thành 38/44 dự án thành phần với tổng chiều dài 869/1292km (67,3%).

Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) cho biết về tiến độ thực hiện 48 công trình, dự án trọng điểm của ngành giao thông vận tải với tổng mức đầu tư 1.177,6 nghìn tỷ đồng tại văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phó Thủ tướng Chính phủ Trịnh Đình Dũng, Trưởng ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án trọng điểm ngành giao thông vận tải.

Cụ thể, Bộ GTVT cho biết, trong số 48 công trình trọng điểm thì đường bộ có 34 dự án với tổng mức đầu tư khoảng 575.059 tỷ đồng, trong các dự án đường bộ hiện đang triển khai chỉ có 1 - 2 dự án đạt tiến độ đưa ra, còn lại là chậm.

Minh chứng như, dự án đường Hồ Chí Minh - giai đoạn 2 (dự án gồm nhiều hợp phần nhỏ phạm vi trải dài trên toàn quốc, có thời gian thực hiện kéo dài đến năm 2020), đã hoàn thành 38/44 dự án thành phần với tổng chiều dài 869/1292km (67,3%).

Ngoài ra, có 2 dự án đang triển khai dài 134km gồm La Sơn -Tuý Loan; Lộ Tẻ - Rạch Sỏi; 4 dự án chưa triển khai dài 289km (gồm phần còn lại đoạn Rạch Sỏi - Bến Nhất - Gò Quan - Vĩnh Thuận; đoạn Chợ Chu - ngã ba Trung Sơn thuộc dự án Chợ Mới).

Còn với dự án cao tốc Bến Lức - Long Thành, sản lượng chỉ đạt khoảng 78,19%, chậm 17,2%. Các gói vốn JICA chậm chủ yếu là do thiếu vốn thi công và GPMB (vốn vay nước ngoài JICA chưa được giao do vướng Nghị định số 71/2018/QH14 của Quốc hội; vốn đối ứng chưa được giao do vướng Nghị định 79/2010/NĐ-CP của Chính phủ về nghiệp vụ quản lý nợ công).

Thực tế, hiện các khó khăn, vướng mắc chưa được giải quyết nên nguy cơ dự án không hoàn thành trong năm 2020 trước thời hạn kết thúc Hiệp định khung vào ngày 14/12/2020. Bên cạnh đó thì, dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận, tổng sản lượng toàn dự án mới đạt khoảng 2.221 tỷ đồng (đạt 34,3%), chậm khoảng 25% so với tiến độ thi công tổng thể.

Theo Bộ GTVT cho hay, nguyên nhân dẫn tới chậm tiến độ do trước đây chậm ký kết và giải ngân vốn vay tín dụng, đến nay, đã được tháo gỡ, các nhà thầu đã tập trung huy động máy móc triển khai thi công ở toàn bộ các gói thầu xây lắp chính để bù lại phần tiến độ bị chậm, dự kiến thông tuyến vào năm 2020.

Đối với công tác giải phóng mặt bằng 8 dự án cao tốc Bắc Nam phía Đông, dù Bộ GTVT đã có nhiều văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố có dự án đi qua quan tâm giải quyết, tuy nhiên tiến độ giải phóng mặt bằng tại một số dự án ở tốc độ “rùa”.

Tại dự án đường bộ cao tốc đoạn Cam Lộ - La Sơn, dự án khởi công ngày 16/9/2019, đã thi công 5/11 gói thầu, 2 gói thầu đang hoàn thiện thủ tục để ký hợp đồng; 4 gói thầu đang thẩm định để gửi Tổ giám sát liên ngành có ý kiến trước khi phê duyệt. Đối với các gói thầu đã thi công, nhà thầu đã huy động cơ bản đầy đủ thiết bị nhân sự, lán trại, phòng thí nghiệm theo hồ sơ dự thầu, hiện đang thi công đào, đắp nền đường, đúc cấu kiện, sản lượng thực hiện khoảng 15%...

Với những khó khăn, vướng mắc cụ thể của từng dự án, Bộ GTVT kiến nghị Chính phủ sớm xem xét giải quyết vướng mắc, đặc biệt là công tác giải phóng mặt bằng một số dự án vẫn còn những khó khăn mang tính cục bộ làm ảnh hưởng đến tiến độ triển khai dự án đã đề ra.

Ví dụ được Bộ GTVT đưa ra như, đối với công tác giải phóng mặt bằng 8 dự án cao tốc Bắc Nam phía Đông, dù Bộ GTVT đã có nhiều văn bản đề nghị UBND các tỉnh, thành phố có dự án đi qua quan tâm giải quyết, tuy nhiên tiến độ giải phóng mặt bằng tại một số dự án ở tốc độ “rùa”.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top