Aa

Vì sao Vingroup chọn Gia Lâm để phát triển dòng sản phẩm Vincity

Thứ Hai, 22/10/2018 - 23:30

Đó là câu hỏi được nhiều người quan tâm khi “người khổng lồ” Vingroup công bố lựa chọn khu vực cửa ngõ phía Đông Bắc Thủ đô là nơi đầu tiên phát triển VinCity, dòng sản phẩm hướng đến phân khúc bất động sản trung cấp được cả thị trường đón đợi trong năm 2018.

Chiến lược chọn vị trí của Vingroup

Việc phân cấp các dòng sản phẩm dĩ nhiên xuất phát từ chiến lược định vị đối tượng khách hàng mục tiêu. Cụ thể, Vingroup xác định ở mỗi phân khúc nhất định sẽ nhắm đến một nhóm đối tượng người mua trên thị trường. Đây cũng là kim chỉ nam cho chiến lược chọn vị trí – thước đo giá trị của bất động sản.

Theo đó, Vingroup chọn những vị trí nội đô thỏa mãn tiêu chí phải ở tọa độ trung tâm, đất “vàng”, hoặc có ưu thế đặc biệt về sinh thái để phát triển dòng Vinhomes. Một số dự án đẳng cấp mang thương hiệu Vinhomes còn cùng lúc hội tụ cả hai giá trị nói trên về vị trí, ví dụ như Vinhomes Golden River, Vinhomes Central Park ở trung tâm Quận 1 và Quận Bình Thạnh hướng ra sông Sài Gòn; hay Vinhomes Riverside ở trung tâm quận Long Biên, Hà Nội với không gian cây xanh, mặt nước rộng lớn. Các dự án khác như Vinhomes Metropolis (29 Liễu Giai, Hà Nội) lại sở hữu vị trí “tấc đất ngang tấc kim cương”.

Có thể dễ dàng nhận thấy, mỗi khi dự án bất động sản của Vingroup được triển khai tại đâu thì quy hoạch hạ tầng lân cận của khu vực đó cũng đều được “thay da đổi thịt” từng ngày. Minh Khai hay Ngã tư Sở giờ đây đều đã trở thành những tọa độ trung tâm sầm uất mới của thủ đô sau khi các “thành phố” Vinhomes Times City và Vinhomes Royal City đi vào hoạt động, kéo theo sự chuyển mình của cả khu vực.

Chính vì vậy, khi Vingroup công bố sẽ tham gia vào phân khúc bất động sản trung cấp với thương hiệu VinCity, các khu vực mà Vingroup “chọn mặt gửi vàng” đều được kỳ vọng sẽ bứt phá mạnh mẽ. Với dòng sản phẩm này, Vingroup chọn của những vị trí tốt, hiện tại có giao thông thuận lợi đến mọi khu vực khác nhau, tương lai được đầu tư trọng điểm về cơ sở hạ tầng, nói cách khác là có tiềm năng tăng trưởng mạnh mẽ về giá trị. Đặc biệt, các vị trí này phải có quỹ đất lớn để phát triển những đại đô thị quy mô, đồng bộ. Chiến lược chọn vị trí này giúp Vingroup mở ra cơ hội sở hữu nhà ở nội đô cho hàng vạn người dân Thủ đô.

 Hình ảnh phối cảnh một dự án VinCity của Vingroup

Hình ảnh phối cảnh một dự án VinCity của Vingroup

VinCity: Tại Hà Nội, chọn Gia Lâm làm dự án đầu tiên

Tại Hà Nội, Vingroup triển khai dự án đầu tiên VinCity Ocean Park tại Gia Lâm. Có thể nhìn thấy rất rõ những lý do Gia Lâm được ưu ái chọn mặt gửi vàng cho kế hoạch lớn của Vingroup trong năm 2018.

Thứ nhất, Gia Lâm là khu vực thuộc nội đô Hà Nội. Từ Gia Lâm đi đến các quận trung tâm chỉ khoảng 10 – 20 phút lái xe với rất nhiều lựa chọn về lộ trình di chuyển, đa phần đều thoáng rộng, không tắc nghẽn do Gia Lâm gần với nhiều hệ cầu lớn và các đường quốc lộ trọng yếu, như quốc lộ 5, 5B, cầu Thanh Trì, cầu Vĩnh Tuy, cầu Chương Dương có thể đảm bảo di chuyển thuận lợi cho cư dân.

Nằm tại giao điểm vàng của khu vực Gia Lâm, VinCity Ocean Park nắm trong tay lợi thế kết nối đến các vùng lõi trung tâm vô cùng nhanh chóng.

Nằm tại giao điểm vàng của khu vực Gia Lâm, VinCity Ocean Park nắm trong tay lợi thế kết nối đến các vùng lõi trung tâm vô cùng nhanh chóng.

Nằm tại giao điểm vàng của khu vực Gia Lâm, VinCity Ocean Park nắm trong tay lợi thế kết nối đến các vùng lõi trung tâm vô cùng nhanh chóng.

Thứ hai, Gia Lâm sở hữu kết nối vùng tốt, do là điểm nút huyết mạch dẫn đến các tỉnh thành phía Đông Hà Nội như Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương. Đây đồng thời là những thành phố phát triển kinh tế, dẫn tới nhu cầu qua lại giao thương với Hà Nội ở mức cao. Từ đó, mở ra tương lai ngày càng sôi động hơn cho khu vực Gia Lâm hiện nay.

Thứ ba, Gia Lâm có tên trong chiến lược quy hoạch Hà Nội tương lai được Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội công bố. Theo đó, Gia Lâm được xác định là sẽ phát triển lên thành khu đô thị lớn, là nơi ở của cư dân Thành phố, giảm tải về gánh nặng nhà ở cho lõi trung tâm. Nhằm kết nối đồng bộ hạ tầng giao thông của Thủ đô, Chính phủ cũng quyết định đầu tư xây dựng 4 cây cầu qua sông Hồng và sông Đuống với tổng mức đầu tư khoảng hơn 30 ngàn tỷ đồng. Những thông tin trên ngay lập tức đã khiến giá đất tại Gia Lâm tăng lên trông thấy trong thời gian qua.

Không chỉ có vậy, đi tìm một mảnh đất giữa nội đô có quy mô đủ lớn hàng trăm hécta với cơ sở hạ tầng phát triển cũng không phải dễ, khi Hà Nội ngày càng hiếm quỹ đất “sổ đỏ Thành phố”. Tiếp sau VinCity tại Gia Lâm, Vingroup hé lộ tiếp tục giới thiệu VinCity tại các khu vực tiềm năng khác của Hà Nội và TP. HCM. Với VinCity, cơ hội sở hữu nhà ở của Vin với nhiều người dân tưởng ngoài tầm tay, giờ đã nằm ngay trong tầm với. Ở chiều ngược lại, khi những đại dự án này hình thành, tương lai các thành phố sẽ trở nên văn minh, đồng bộ, hiện đại hơn.

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top