Tại Việt Nam, lê thường được trồng ở các tỉnh Lạng Sơn, Hà Giang, Thái Nguyên, thường có hoa vào mùa xuân và thu hoạch vào mùa thu. Do hiếm và ít nên hầu hết các loại lê có mặt trên thị trường hiện nay đều là hàng Trung Quốc và có chứa chất bảo quản.
Trong một số mẫu lê nhập khẩu từ Trung Quốc, người ta tìm thấy hóa chất Endosulfan. Đây là hóa chất độc hại đứng thứ 22 trong danh sách cần loại trừ trên toàn thế giới của Liên hợp quốc. Đây cũng là loại thuốc trừ sâu có độc tính cao. Khi tích tụ trong cơ thể có thể phá vỡ hệ nội tiết hoặc ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản của con người, gây vô sinh.
Vì vậy người tiêu dùng Việt những năm gần đây đã loại bỏ lê ra khỏi danh mục thực phẩm của mình để tránh nguy cơ gây hại cho sức khỏe. Tuy nhiên, đây là loại quả có công dụng tốt lại thơm ngon nên đúng vào mùa lê Việt, các bà nội trợ nên áp dụng những mẹo dưới đây để chọn được những trái lê Việt 100%.
Yếu tố phân biệt | Lê Việt Nam | Lê Trung Quốc |
Hình dáng | Qủa thon dài, cầm chắc tay. | Qủa tròn đều, bọc trong lưới xốp. |
Màu sắc | Có vỏ ngoài sần sùi và màu vàng đậm, không bóng bẩy và bắt mắt. | Thường có vỏ ngoài nhẵn mịn, sáng bóng, da căng có màu xanh hoặc vàng tươi, bắt mắt hơn so với các giống lê khác. |
Hương vị | Có vị ngọt, hơi chua, mùi thơm dịu. | Có vị ngọt đậm, không có mùi thơm đặc trưng. |
Thịt quả | Thịt quả trắng, đồng đều, không bị khô xốp. | Thịt quả bị thâm đen hoặc có nhiều vết nứt thâm, lỗ chỗ như kim châm. |
Thời gian bảo quản | Không sử dụng chất bảo quản nên chỉ để ngoài 2 - 3 ngày đã héo và ủng. | Có chứa chất bảo quản nên có thể để ngoài thoải mái từ 15 - 20 ngày mà vẫn bóng đẹp. Nếu để tủ lạnh có thể bảo quản tới 3-4 tháng. |
Ngoài việc phân biệt lê Việt Nam và Trung Quốc, các bà nội trợ còn nên lưu ý những điểm sau để an toàn khi ăn loại quả này:
- Mua lê vào đúng mùa, lê trái mùa có chứa nhiều chất kích thích rất độc hại.
- Khi mua lê về nên rửa sạch vỏ lê, ngâm trong nước muối loãng.
- Khi gọt lê cũng nên ngâm miếng lê trong nước muối loãng rồi vớt ra để ráo sau đó mới sử dụng.