Aa

Việt Nam phải tích cực phát triển năng lượng tái tạo

An Vũ
An Vũ pvhongvu@gmail.com
Thứ Hai, 09/04/2018 - 06:01

Xã hội đang phải hứng chịu sự ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế do biến đổi khí hậu. Giá năng lượng, trong đó giá dầu thô tăng lên đáng kể chỉ từ năm 1970 đến năm 2007. Phát triển bền vững và sử dụng năng lượng hiệu quả trở thành mối quan tâm đặc biệt trong cộng đồng.

Lượng carbonic thải ra từ các nước phát triển lớn hơn nhiều tại các nước đang phát triển, tuy nhiên nếu các nước đang phát triển không nhận thức được tác hại của hiện tượng biến đổi khí hậu và những nguyên nhân của nó thì tương lai biến đổi khí hậu càng trầm trọng, mà những nước gánh chịu đầu tiên là những nước đang phát triển.

Môi trường xây dựng tiêu thụ khối lượng lớn những tài nguyên khan hiếm, góp phần đáng kể lượng khí thải và chất thải toàn cầu. Chỉ riêng các hoạt động trước và trong quá trình thi công đã tiêu tốn đến 50% lượng tài nguyên của trái đất; 40% lượng nước tiêu thụ trên toàn thế giới được dùng cho các biện pháp vệ sinh và mục đích khác trong các công trình; 60% diện tích đất nông nghiệp (đồng nghĩa với maats mát về sản lượng) được dành cho các hoạt động xây dựng.

Trước nguy cơ cạn kiệt các nguồn năng lượng truyền thống và mối đe dọa của biến đổi khí hậu hiện nay, thế giới đang tìm những lối đi mới, tiến đến một nền kinh tế xanh, một nền kinh tế

Trước nguy cơ cạn kiệt các nguồn năng lượng truyền thống và mối đe dọa của biến đổi khí hậu hiện nay, thế giới đang tìm những lối đi mới về "năng lượng xanh".

Điều này dẫn tới những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe con người cũng như sự cân bằng của môi trường tự nhiên. Khi tác hại đối với môi trường của việc xây dựng ngày càng nổi bật thì tính hiệu quả của các tòa nhà đã trở thành một mối quan tâm lớn cho người sử dụng và cả những chuyên gia về môi trường xây dựng. Nhằm đáp lại mối quan tâm trên, rất nhiều nhà nghiên cứu đã và đang xây dựngcác phương pháp tính toán độ hiệu quả môi trường của các tòa nhà với mục tiêu hướng tới một môi trường xây dựng bền vững.

Ở Việt Nam, để sản xuất ra 1 kWh điện sẽ phát thải vào môi trường 0,43kg CO2. Chi phí đầu tư sản xuất 1 MW điện từ thủy điện lớn là 1 triệu USD. Nếu mỗi gia đình tiết kiệm khoảng 1kWh điện thì cả Hà Nội sẽ tiết kiệm được 1,2 MWh điện/năm, tương đương với khoảng 1,2 triệu USD/năm và giảm lượng phát thải carbonic vào môi trường.

Tòa nhà hiệu quả năng lượng sẽ tận dụng tối đa ánh sáng tự nhiên, chiếu sáng phụ băng điện chỉ được sử dụng trong lúc trời tốt, mây che nhưng khi những thiết bị hiệu quả năng lượng được vận hành không đúng quy trình, hiệu quả chiếu sáng ban ngày cũng như các thiết bị trữ lạnh sẽ hoạt động thiếu hiệu quả. Theo đó, vận hành sử dụng tiết kiệm là sử dụng đúng lúc, đúng chỗ.

Ví như chỉ bật đèn tại những vị trí sinh hoạt cần chiếu sáng hoặc với máy điều hòa không khí chỉ nên cài nhiều độ từ 24-26 độ khi sử dụng. Sử dụng hiệu quả năng lượng là sử dụng năng lượng ít nhất mà vẫn hiệu quả. Trong đó, sử dụng các loại đèn tiết kiệm như đèn huỳnh quang, đèn compact, đèn LED có điện năng tiêu thụ thấp hơn loại đèn dây tóc mặc dù cho độ sáng như nhau.

Thách thức thiếu điện của Việt Nam là rất lớn và trước mắt sẽ dồn vào giai đoạn từ nay đến năm 2020. Câu hỏi đặt ra là: sẽ lấy gì để bù đắp vào nguồn năng lượng thiếu hụt mà trước hết là điện năng cho giai đoạn này? Câu trả lời được các chuyên gia về năng lượng khẳng định là không có cách nào khác, Việt Nam phải tích cực phát triển năng lượng tái tạo.

Trước tình trạng nguồn năng lượng truyền thống không tái tạo (thủy năng, dầu mỏ, khí thiên nhiên, than đá, năng lượng hạt nhân) ngày càng cạn kiệt, việc nghiên cứu ứng dụng các dạng năng lượng tái tạo: gió, mặt trời, khí sinh học và sinh khối, địa nhiệt, thủy triều, sóng biển đang trở nên nhu cầu cấp bách của Việt Nam cũng như các quốc gia trên thế thế giới.

Tại Quyết định số 1855/QĐ-TTg ngày 27/12/2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo quốc gia đến năm 2020 tầm nhìn 2050, theo đó Chính phủ khuyến khích việc phát triển và sử dụng năng lượng mới và năng lượng tái tạo.

Cụ thể, Chính phủ đã đề ra mục tiêu tăng thị phần của năng lượng tái tạo trong tổng năng lượng thương mại sơ cấp từ 3% năm 2010 lên 5% năm 2020 và 11% năm 2050 và tăng thị phần điện sản xuất từ nguồn năng lượng tái tạo như gió và sinh khối từ 3.5% tổng sản lượng điện sản xuất năm 2010 lên 4,5% năm 2020 và 6% năm 2030 theo Quyết định số 1208/QĐ-TTg ngày 21/07/2011 hay tổng sơ đồ điện VII.
(*Bài viết có tham khảo tài liệu Hướng dẫn thiết kế nhà ở riêng lẻ theo tiêu chí kiến trúc xanh tại Hà Nội - Tác giả TS. KTS Lê Thị Bích Thuận và đồng nghiệp)

Ý kiến của bạn
Bình luận
Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Thương hiệu dẫn đầu

Lên đầu trang
Top